Trong một tuyên bố hôm 6/4, Google cho biết khoảng 1,6 triệu trong số 1 tỷ video trên dịch vụ phát trực tuyến YouTube vi phạm chính sách nội dung của hãng.
YouTube cho biết video vi phạm (VVR) đã giảm hơn 70% kể từ lần đầu tiên được theo dõi vào quý 4/2017 và thể hiện sự tiến bộ của công ty trong việc chặn lời nói thù hận và các video khác mà họ coi là nguy hiểm trước khi chúng lan truyền.
Các nhà phê bình cho rằng chính sách không phù hợp của YouTube và các công ty truyền thông xã hội khác đã tạo điều kiện cho những luận điệu sai trái và thù hận lan rộng, kích động bạo lực chết người chẳng hạn như vụ tấn công Điện Capitol của Mỹ vào tháng Giêng.
Theo dữ liệu mới từ Google, VVR của YouTube ổn định trong 6 quý gần nhất được đo lường, kéo dài đến năm 2020. Giám đốc sản phẩm YouTube, Jennifer O’Connor, cho biết rằng giống các dữ liệu thực thi khác mà YouTube phát hành, con số này có thể tốt hơn khi công nghệ, quy tắc và người dùng phát triển. Ví dụ, YouTube đã xóa gần 171.000 kênh vì lời nói căm thù trong quý 4/2020, cao hơn gấp ba lần so với giai đoạn trước đó. Con số này được cho là nhờ công nghệ phát triển được cải tiến.
Được biết, VVR bao gồm tất cả các vi phạm chính sách và bắt nguồn từ việc lấy mẫu video. Con số này không bao gồm nhận xét về video.
Trong khi đó, Facebook cho biết ít nhất 15 triệu video trong số 1 tỷ video trong quý 4 có nội dung vi phạm các quy tắc về ảnh khỏa thân và hoạt động tình dục của người lớn, tài liệu hoặc hình ảnh bạo lực, cũng như các lời nói gây thù hận.
Để chống lại những lời chỉ trích về việc “tự đánh giá của riêng mình”, Facebook năm ngoái cho biết họ sẽ thuê một kiểm toán viên bên ngoài để đánh giá các tiết lộ của công ty. Về phía YouTube, O’Connor đã từ chối cam kết thuê bộ phận kiểm tra bên ngoài nhưng cho biết công ty không loại trừ khả năng đó.
Năm 2020, Kaspersky đã ngăn chặn cố gắng của trẻ để truy cập vào các trang web có nội dung độc hại như khiêu dâm (0,5%), phân biệt đối xử (0,24%), vũ khí (0,05%), cá cược (0,05%) và ma túy (0,02%).
Xiaomi và nhiều công ty công nghệ Trung Quốc đang tăng cường đầu tư vào chip trong bối cảnh áp lực ngày càng tăng của Mỹ. Đây là một phần trong nỗ lực nhằm giảm sự phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài, sau khi Mỹ nhắm vào Huawei.
Văn phòng Quản lý Bằng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ đã phát hành một ứng dụng mới của Apple, liên quan đến công nghệ mới giúp cải thiện độ bền của màn hình linh hoạt.
Do chính sách bảo mật gây tranh cãi của WhatsApp, người dùng đã bắt đầu tìm các giải pháp thay thế. Và với sự tăng trưởng đột biến, Signal và Telegram đang được xem là những ứng dụng lý tưởng cho việc “dọn nhà” này.
Website của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương) vào ngày 2/4/2021 đã đăng tải thông tin cảnh báo hiện tượng lừa đảo người tiêu dùng từ các chiêu thức giả mạo nhà mạng nâng cấp lên SIM 4G.
Đúng như các báo cáo từ giới truyền thông Hàn Quốc trước đó, LG vừa chính thức đóng cửa mảng kinh doanh di động liên tục thua lỗ trong 6 năm.
Áp lực ngày càng tăng từ Mỹ đã thúc đẩy Trung Quốc xây dựng các trung tâm công nghệ cao của riêng mình, và chính quyền thành phố Tây An đang muốn hướng đến điều đó.
Tập đoàn HP vừa đưa ra những cảnh báo về sự gia tăng các mối đe dọa an ninh mạng trong năm 2021. Trong đó nhấn mạnh, Zero Trust là mô hình bảo mật tốt nhất cho phương thức làm việc từ xa mà các doanh nghiệp Việt Nam nên tiếp tục áp dụng nhưng theo hướng thân thiện hơn với người dùng.
Sở Y tế TPHCM khởi động lộ trình lập hồ sơ sức khỏe điện tử cho mỗi người dân với giải pháp sử dụng mã QR code để người dân tự khai báo dữ liệu sức khoẻ bằng điện thoại thông minh.
TikTok LIVE là tính năng cho phép người dùng phát sóng nội dung và tương tác trực tiếp với người theo dõi với thời lượng chia sẻ không giới hạn.