Làm sao để tránh nổ điện thoại khi sử dụng?

Một thanh niên ở Lạng Sơn vừa tử vong khi cùng lúc vừa sạc pin vừa sử dụng điện thoại nhắn tin cho người thân hồi cuối tuần qua. Thông tin gây bất an cho người sử dụng điện thoai. Vậy làm sao để an toàn khi sử dụng các thiết bị công nghệ đặc biệt là điện thoại?

Tối ngày 6/7, anh Phùng Văn Cường (1998) ở huyện Cao Lộc, Lạng Sơn, bị thương nặng do điện thoại phát nổ khi rơi xuống ngực, vết thương quá nặng nạn nhân đã tử vong ngay sau đó. Đây là tai nạn nghiêm trọng nhất về cháy nổ pin tại Việt Nam trong thời gian qua.

Trưóc đó nhiều thông tin cháy nổ nghiêm trọng được nhiều người dùng điện thoại quan tâm. Ngày 18/06/2019, bệnh viện đa khoa Đồng Nai tiếp nhận bệnh nhân nam 22 tuổi, nhập viện ở tìnht trạng bàn tay bị dập nát do pin dự phòng và điện thoại phát nổ khi đang sử dụng. Trước đó, ngày 01/01/2019, bệnh viện Lê Lợi, Vũng Tàu cũng tiếp nhận bệnh nhân Huỳnh V.Đ 14 tuổi bị bỏng phần ngực, tay, mặt, mắt do nổ điện thoại trong lúc chơi game. Nhiều khả năng bệnh nhân sẽ bị mù do vụ nổ ảnh hưởng đến thị lực.

Dù khá hiếm xảy ra những tai nạn tương tự, các thông tin này được người dùng đặc biệt quan tâm bởi nói đoe doạ trực tiếp đến tính mạng của họ. Nguyên nhân các vụ nổ điện thoại là do nổ viên pin Lithium-ion bên trong máy. Pin lithium-ion là gì? Tại sao nó phát nổ? Và chúng ta nên làm gì để tránh sự cố này?

Những lưu ý an toàn để tránh cháy nổ pin điện thoại.

Anh Nguyễn Thanh Huy, thuộc bộ phân kỹ thuật của hệ thống cửa hàng Di Dộng Việt chia sẻ “Di Động Việt luôn lưu ý người dùng không nên sử dụng điện thoại trong lúc sạc. Quá trình sử dụng, pin của điện thoại phải xả liên tục, ngược lại pin điện thoại phải nạp nguồn liên tục khi sạc. Nếu sử dụng điện thoại trong lúc sạc dễ làm chập nguồn dễ gây tai nạn”.

Người dùng cần biết những nguyên nhân gây nổ của pin để lường trước các rủi ro có thể xảy ra. Thường thấy nhất là tình trạng quá nhiệt. Trong điều kiện sử dụng bình thường, pin rất an toàn. Khi nhiệt độ của điện thoại tăng cao bất thường, điều đầu tiên tắt nguồn và để điện thoại ở xa cơ thể đồng thời mang đến trung tâm kỹ thuật nhờ hỗ trợ kiểm tra.

Pin được bảo vệ khá kỹ với vỏ kim loại cũng không thể loại trừ khả năng hư hỏng về mặt vật lý khi điện thoại bị rơi hoặc va đập mạnh. Nếu pin phồng hoặc bốc khói thì không nên tiếp tục sử dụng.

Nếu chẳng may sử dụng sản phẩm bị lỗi từ nhà sản xuất thì người dùng nên nhanh chóng liên hệ đến trung tâm khách hàng để được sửa chữa và thay thế. Các bộ sạc rẻ tiền có hỗ trợ công nghệ sạc siêu nhanh dễ làm hỏng điện thoại do không kiểm soát được điện năng. Những điện thoại có hỗ trợ công nghệ sạc nhanh tốt nhất nên sử dụng bộ sạc kèm theo hoặc bộ sạc của những thương hiệu uy tín với đầy đủ chứng nhận an toàn.

Trả câu hỏi “Làm sao để tránh nổ điện thoại khi sử dụng?”

Anh Thanh Huy cho biết “Để bảo vệ bản thân, hạn chế tối đa các rủi ro khi sử dụng điện thoại, người dùng cần lưu ý không sử dụng sạc và pin sự phòng của bên thứ 3 không rõ nguồn gốc chất lượng hoặc quy chuẩn an toàn. Ngoài ra cần lưu ý cáp kết nối, cáp kết nối kém chất lượng có thể làm điện thoại bạn nóng lên trong quá trình sạc. Tránh sạc thiết bị liên tục khi đầy, tránh để sạc qua đêm. Tránh đặt điện thoại gần nguồn nhiệt hoặc nơi quá nóng hoặc để điện thoại trong túi quần quá chật có thể gây biến dạng điện thoại”

Rất khó để điện thoại đột ngột phát nổ, nguy cơ cháy nổ điện thoại không phải là rủi ro quá lớn. Chỉ cần người dùng tuân thủ các nguyên tắc an toàn và sử dụng điện thoại của các hãng uy tín đã hạn chế rất nhiều nguy cơ về cháy nổ.

Điện thoại có dễ nổ?

Đoạn clip bên dưới cho thấy pin trong điện thoại rất nguy hiểm và có khả năng gây cháy nổ đủ gây nguy hiểm cho người dùng.

Pin lithium-ion, loại pin được sử dụng trong hầu hết những điện thoại hiện tại, các thiết bị công nghệ đến xe điện Tesla đều có khả năng nổ mạnh. Nhưng thực tế nó rất khó xảy ra bởi các công ty vẫn luôn tuân thủ theo các quy chuẩn nghiêm ngặt để giảm tối đa những sự cố. Đa số các trường hợp khác là sử dụng những các sản phẩm kém chất lượng hoặc sạc pin không đúng quy chuẩn an toàn.

Pin lithium-ion là nguyên nhân mọi vụ nổ?

Năm 1991, Sony Energitec lần đầu tiên giới thiệu pin lithium-ion, đến nay pin lithium-ion đã trở thành loại pin thống trị thị trường pin dành cho thiết bị di động. Pin lithium-ion có nhiều ưu điểm như: dung lượng lưu trữ cao, thời gian sạc nhanh và chi phí sản xuất rẻ, được cho là an toàn và hiệu quả hơn hầu hết những loại pin khác.

Nguyên lý hoạt động của pin lithium-ion tương tự với những công nghệ pin khác. Pin lithium-ion lưu trữ năng lượng và giải phóng nó thông qua một phản ứng hóa học được kiểm soát. Trước khi được thương mại hoá, các nhà nghiên cứu đã cố gắng hoàn thiện lithium-ion trong đó có vấn đề cháy nổ. Giải pháp là một dãy phân cách luôn được đặt giữa hai điện cực để ngăn chặn mọi tiếp xúc trực tiếp. Nếu hai điện cực tiếp xúc trực tiếp với nhau sẽ gây ra các phản ứng khó lường, tệ nhất là cháy và nổ.

Một số pin được điều khiển bởi phần mềm về điện áp hoặc tốc độ sạc. Nếu phần mềm điều khiển này lỗi, pin có khả năng quá nhiệt và nổ. Các thiết bị chất lượng kém là nguyên nhân lớn trong nhiều vụ nổ pin. Rơi hoặc va đập mạnh điện thoại gây hỏng dãy phân cách trong pin cũng có thể gây cháy nổ. Chỉ một phần nhỏ nguyên nhân cháy nổ do lỗi sản phẩm, thông thường, các thiết bị tự phát nổ vì quá tải/quá nhiệt trong quá trình sạc hoặc bị gãy vỡ pin khi sử dụng.

Galaxy A80 bán ra từ 1/8, quà đặt trước trị giá 3,99 triệu đồng

Samsung Galaxy A80, smartphone có camera trượt xoay đang gây chú ý sẽ bán ra từ 1/8 với giá 14,99 triệu đồng, chương trình đặt trước sẽ diễn ra từ 16/07 đến 31/07/2019.

Galaxy A80 bán ra từ 1/8, quà đặt trước trị giá 3,99 triệu đồng

Samsung Galaxy A80, smartphone có camera trượt xoay đang gây chú ý sẽ bán ra từ 1/8 với giá 14,99 triệu đồng, chương trình đặt trước sẽ diễn ra từ 16/07 đến 31/07/2019.

Chủ tịch Huawei ca ngợi Apple là “hình mẫu cho sự riêng tư của khách hàng”

Ông Nhậm Chính Phi – Chủ tịch của Huawei cho rằng nếu có một yêu cầu nào đó từ chính phủ Trung Quốc muốn Huawei phải mở khóa thiết bị của họ, ông sẽ chọn cách học tập Apple, tức từ chối yêu cầu như vậy.

Chương trình “Trái tim cho em” đến với trẻ em Cà Mau

Cà Mau hiện có 88 trẻ phải theo dõi, 53 trẻ phải can thiệp phẫu thuật, trong đó có đến 49 trẻ thuộc diện gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Tỉ lệ phát hiện trẻ có bệnh tim bẩm sinh tại tỉnh Cà Mau lên đến 9,2%, cao nhất cả nước.

Bản nâng cấp EMUI 9.1, dễ hơn cho các hoạt động đa phương tiện

Huawei đã phát hành bản nâng cấp mới nhất của hệ điều hành Android Pie, EMUI 9.1, với nhiều tùy biến và tính năng nâng cấp cho dòng Huawei Mate, P, Nova và Y series tại Việt Nam, từ nay đến tháng 8/2019.

Trí tuệ nhân tạo sẽ giành hết việc của nhiếp ảnh gia?

Cả khi trí tuệ nhân tạo (AI) làm hết phần việc của một nhiếp ảnh gia, vẫn luôn có một nơi để đào tạo bài bản về bố cục, màu sắc, khoảnh khắc… để nắm bắt được cảm xúc điều mà máy móc còn rất lâu mới có thể hiểu được.

Realme 3 kim cương hồng xuất hiện, bán độc quyền TGDĐ, giá không đổi

Phiên bản màu kim cương hồng là phiên bản mới nhất và rực rỡ nhất của dòng máy Realme 3, vẫn được bán với giá 3,99 triệu đồng, chỉ bán độc quyền ở hệ thống TGDĐ.

Người dùng smartphone đã “đốt” gần 40 tỷ USD mua ứng dụng trong nửa đầu 2019

Nếu như trong 2018, toàn thế giới di động đã ghi nhận mức chi tiêu kỷ lục lên tới 71 tỷ USD để mua ứng dụng, thì đến năm 2019, con số này có thể còn cao hơn nữa.

Vietnamobile tung gói Sim THÁNH HI giá 20.000đ/tháng, data không giới hạn

Ngày 4/7, Vietnamobile tung gói Sim THÁNH HI với nhiều ưu đãi hơn so với những gói dữ liệu đã ra mắt thành công trong năm 2018. Nhà mạng này cũng chính thức ra mắt hai dịch vụ thoại VoLTE/VoWifi cho phép gọi ngay cả khi không có sóng di động.

Vietnamobile tung gói Sim THÁNH HI giá 20.000đ/tháng, data không giới hạn

Ngày 4/7, Vietnamobile tung gói Sim THÁNH HI với nhiều ưu đãi hơn so với những gói dữ liệu đã ra mắt thành công trong năm 2018. Nhà mạng này cũng chính thức ra mắt hai dịch vụ thoại VoLTE/VoWifi cho phép gọi ngay cả khi không có sóng di động.