Ngày xưa, khi còn nhỏ, tôi thường nghe các bậc phụ huynh răn dạy con mình rằng “Không chịu học hành thì lớn lên có mà đi cày!”. “Đi cày” thời đó được hiểu chung là làm nông. Hình như, trong tiềm thức của người dân hồi đó, làm nông là việc dễ nhất, không học cũng làm được, chỉ có điều là vất vả và không mấy vẻ vang. Nhưng nay thời đại công nghệ mọi thứ có vẻ đang khác đi.
Tôi không phải chuyên gia về nông học nhưng lại gắn bó rất nhiều và lâu năm với nông nghiệp. Ngay từ những năm 1974 – 1976, thủ trưởng của chúng tôi lúc đó là TS Nguyễn Thúc Loan, chuyên gia đầu ngành của Việt Nam về Điều khiển học, đã nói với chúng tôi một câu rất ấn tượng: “Việt Nam là đất nước nông nghiệp, có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp, cái ta cần là thay đổi cách làm. Tôi cử các cậu đi nghiên cứu ứng dụng điều khiển học trong nông nghiệp là vì lẽ đó”. Thế là chúng tôi hăm hở về Thanh Oai và Ba Vì thuộc tỉnh Hà Tây cũ để nghiên cứu thực sự các HTX đang làm nông như thế nào và có thể đưa những nguyên lý điều khiển học vào ứng dụng ra sao.
Suốt 3 năm đi công tác thực tế, chúng tôi hiểu chi tiết từng nguyên công (operation) mà người nông dân thực hiện từ làm đất (cày, bừa, cuốc, xới), chuẩn bị cây giống, cấy trồng, bón phân, tưới nước, chăm sóc đến thu hoạch và ăn chia. Những công việc như thế cứ lặp đi lặp lại hàng chục năm, càng về sau người nông dân càng ít việc hơn, không còn cảnh “2 sương 1 nắng” vì việc rải phân hóa học nhàn hơn nhiều so với ủ phân hữu cơ để bón như các cụ ngày trước.
Vào thập niên 2010, ngày càng có nhiều hàng nông sản của nước ta xuất khẩu bị trả về vì lý do dư thừa hàm lượng các hóa chất trong sản phẩm, hậu quả của việc canh tác vô cơ. Chúng tôi tự hỏi có cách nào thay đổi được cục diện này không? Rồi tìm ta câu trả lời rất đơn giản: Có và chỉ có một cách duy nhất là trở lại canh tác nông nghiệp hữu cơ như xa xưa cha ông mình đã làm.
Thế là chúng tôi tham gia cùng các nhóm tự nguyện, góp công, góp sức cùng tập làm nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, cố gắng tìm giải pháp tốt nhất có thể cho từng khâu sản xuất và áp dụng mọi kiến thức mình có để tìm cách ứng dụng. Do các thành viên trong nhóm chúng tôi có chuyên môn khác nhau: công nghệ sinh học, công nghệ nano, công nghệ vật liệu mới, robot và tự động hóa, IoT, AI, logistics, blockchain, kinh tế, giáo dục, doanh nhân và cả nông dân thứ thiệt nên việc thử nghiệm tuy mất nhiều thời gian (6 – 7 năm) nhưng có thể tổng hợp thành các quy trình khả thi trong thực tế. Những thí điểm ở Đồng Tháp, Lâm Đồng, Đồng Nai, BRVT,… từng bước một cho kết quả tích cực.
Khi 2 hiệp định thương mại quan trọng EVFTA và CPTPP được thông qua, chúng ta có cơ hội vàng là hàng nông sản xuất khẩu của nước ta sang EU và nhiều nước thành viên CPTPP có thuế nhập khẩu bằng 0. Tuy nhiên, yêu cầu để nhận được ưu đãi đó không đơn giản. Thứ nhất, phải có khả năng truy xuất nguồn gốc hàng hóa với yêu cầu quan trọng nhất là nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất ra sản phẩm đó phải có nguồn gốc hợp lệ. Hàng hợp lệ đối với EVFTA là hàng có nguyên liệu đầu vào được sản xuất tại Việt Nam hoặc từ một trong các quốc gia mà EU chấp nhận. Thứ hai, mọi mặt hàng phải đảm bảo chất lượng, kích cỡ đồng đều và được sản xuất theo quy trình minh bạch (gồm cả thông tin về lao động: không sử dụng lao động trẻ em, quân đội,…). Thứ ba, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng sang EU hay CPTPP phải thực hiện các giao dịch số (quảng bá, giao dịch, hợp đồng, thanh toán,…trong không gian số).
Như thế, làm nông thời chuyển đổi số hoàn toàn không dễ dàng. Từ những mô hình thực tế của mình, chúng tôi xin chia sẻ một vài kinh nghiệm và giải pháp như sau.
Quy trình sản xuất
Chỉ có sản xuất hữu cơ mới đáp ứng được trọn vẹn yêu cầu của không chỉ EVFTA, CPTPP mà còn của tất cả các thị trường khác. Ở mức đầy đủ, tất cả các khâu: Giống, xử lý đất, xử lý nước, phân bón, bảo vệ thực vật, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản đều phải là hữu cơ. Cụ thể như sau:
– Giống: Giống nguyên chủng = Chất lượng và kích thước đồng đều, sạch bệnh, có passport (lý lịch nguồn gốc, nguồn GEN) được gắn mã QR.
– Đất: Đất được xử lý diệt mầm bệnh, xử lý phèn, xử lý chai đất; Cân bằng đất (cân bằng pH, dinh dưỡng đất, độ thoáng, độ xốp,…); Tuần hoàn đất (tuần hoàn mùn, tuần hoàn dinh dưỡng,…) và cập nhật cơ sở dữ liệu về đất tại khu vườn (tọa độ, diện tích, pH, EC, DO,…).
– Nước: Nước được xử lý (diệt mầm bệnh, xử lý kim loại nặng, phèn,…); Cân bằng nước (pH, DO, DOD,…) và tuần hoàn nước (tái sử dụng nước tưới, tuần hoàn nước ngầm,…).
– Phân bón hữu cơ: Sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ (Việt Nam có tiềm năng sản xuất các loại phân bón hữu cơ xuất sắc, trong đó loại phân bón hữu cơ “17 in 1” có thể xem là đầu bảng, cả thế giới đều cần.
– Bảo vệ thực vật hữu cơ: Sản xuất và sử dụng các chế phẩm bảo vệ thực vật hữu cơ (bằng vật liệu carbon, thảo dược, tinh dầu,…) cộng với phương pháp thiên địch tự nhiên. Áp dụng các phương pháp BVTV chủ động để có thể thực hiện khi côn trùng xuất hiện.
– Chăm sóc hữu cơ: Cắt, tỉa cảnh nhánh, làm các giá đỡ theo hướng Đông để cây nhận được nhiều ánh nắng phía Đông nhất, chỉnh sửa các tầng lá thuận theo tự nhiên. Bón phân theo chu kỳ sinh trưởng của cây, tưới nước theo nhu cầu của cây bao gồm cả tưới gốc và tưới lá với nước đã được xử lý. Cân bằng pH ngay sau từng trận mưa. Nuôi giun trong vườn để tăng độ xốp và dinh dưỡng đất.
– Thu hoạch: Thu hoạch bằng máy (để tăng năng suất lao động), thu hoạch đúng thời điểm để đảm bảo sản phẩm giữ được lượng enzyme tự nhiên cao nhất), thu hoạch theo quy trình hướng dẫn để nông sản không bị dập nát.
– Bảo quản: Sử dụng các chế phẩm bảo quản hữu cơ (vật liệu carbon, silic, màng bọc sinh học, enzyme sinh học,…)
Chúng tôi đã thử nghiêm, kiểm tra nhiều lần và nhận xét rằng, ở Việt Nam rất ít nơi có thể thực hiện đầy đủ các công đoạn nêu trên một cách nghiêm túc, gồm cả ở những khu nông nghiệp công nghệ cao. Ở đây, ngoài canh tác hữu cơ còn ẩn ý phương pháp canh tác tuần hoàn (tuần hoàn tài nguyên đất, nước, năng lượng,…). Chính canh tác tuần hoàn mới tạo ra nhiều giá trị gia tăng, tăng năng suất lao động, tiết kiệm năng lượng và nâng cao thu nhập cho người sản xuất. Đó là bí quyết làm giàu trong nông nghiệp.
Xuất xứ hàng hóa
Mọi hệ thống truy xuất nguồn gốc hàng hóa trên thế giới đều dựa trên công nghệ Blockchain. Điều này là dễ hiểu bởi vì đã ứng dụng Blockchain thì những gì thật sự đã diễn ra là không thể sửa đổi được. Bản thân việc sử dụng Blockchain để hỗ trợ quản lý điều hành theo quy trình sản xuất tiêu chuẩn đã nói lên đẳng cấp của nhà sản xuất. Trường hợp ứng dụng Blockchain nhưng không có quy trình sản xuất chuẩn sẽ dẫn đến kết quả ngược là những gì không minh bạch lại được Blockchain phơi bày ra hết.
Khi có quy trình sản xuất khoa học, chặt chẽ, rõ ràng như trình bày trên thì việc áp dụng Blockchain vào hệ thống truy xuất nguồn gốc hàng hóa sẽ giúp khách hàng có đầy đủ thông tin mà mình cần trước khi quyết định mua. Điều đó làm tăng uy tín của nhà sản xuất – thứ quan trọng nhất để có thể tồn tại trong kỷ nguyên số.
Giao dịch số
Ngày nay, khi cả thế giới tiến vào nền kinh tế số, việc thực hiện giao dịch số (bao gồm quảng bá, giao dịch, hợp đồng, thanh toán, khiếu kiện, gỉai quyết tranh chấp,…) đều được thực hiện trong không gian số. Điều này bắt buộc các doanh nghiệp phải chú trọng, nếu không, sẽ không làm việc được với đối tác quốc tế vì không cùng ngôn ngữ thương mại số.
Để tham gia kinh tế số toàn cầu, các doanh nghiệp nên nhận biết một cách sâu sắc về văn hóa kinh doanh số vì nó khác hoàn toàn (thậm chí là trái ngược) với văn hóa kinh doanh hiện nay. Đó là trong nền kinh tế số, “Người tiêu dùng phải được lợi trước tiên, các doanh nghiệp tìm kiếm lợi nhuận từ phần còn lại”. Văn hóa này làm thay đổi hoàn toàn cơ chế hoạt động sản xuất – kinh doanh toàn cầu: triệt tiêu khâu trung gian. Để tồn tại, các doanh nghiệp sản xuất và các doanh nghiệp thương mại gắn kết với nhau theo chuỗi giá trị.
Như thế, để hội nhập với EVFTA, CPTPP và cả thế giới, các doanh nghiệp cần liên kết với nhau theo các chuỗi giá trị. Hiển nhiên, với quy trình sản xuất nêu trên, không một đơn vị sản xuất nào có thể tự làm được tất cả nên sự hợp tác, liên kết là tất yếu.
Kết luận
Những gì nêu trên cho chúng thấy làm nông thời chuyển đổi số không dễ cũng không khó. Không dễ bởi tập quán canh tác truyền thống có khoảng cách khá xa so với yêu cầu của thời đại. Không khó bởi tất cả các giải pháp công nghệ và các nguồn lực đều đã hiện hữu, có thể triển khai. Nhìn ra thế giới, chúng ta thấy nông nghiệp ở một số nước tiên tiến đang tiệm cận nền nông nghiệp số với các cơ chế tự động thông minh ở trình độ rất cao, cao đến mức nghề nông sắp thành “thánh địa” của các robot.
Bên cạnh đó, thế giới đang có cái nhìn khác về nghề nông. Nghề nông trước đây được xem là nghề kém cỏi, năng suất lao động thấp, đóng góp GDP thấp. Khi cuộc CMCN lần thứ nhất về cơ khí hóa tạo ra những bước tiến nhảy vọt thì tinh thần công nghiệp hóa trở thành xu thế của toàn thế giới và diễn ra liên tục các cuộc CMCN khác từ thế kỷ 19 đến nay. Khi bước vào CMCN 4, người ta nhận ra rằng, công nghệ cao có thể làm tăng năng suất lao động trong tất cả mọi lĩnh vực chứ không chỉ riêng trong lĩnh vực công nghiệp.
Ngày nay, người ta quan tâm nhiều hơn đế sức khỏe cá nhân, đến chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, không ít ngành công nghiệp tồn tại dựa vào nông nghiệp, nhất là khi các nguồn tài nguyên không tái tạo cạn kiệt dần. Vì thế không ít người cho rằng ngành nông nghiệp thời kinh tế số có vị trí trung tâm. Điều này hình như rất gần gũi với Việt Nam vì nhiều lý do: Hiện đại hóa nông nghiệp sẽ giải phóng được lực lượng lao động nông nghiệp (hiện nay là khoảng 50%) dịch chuyển sang các ngành công nghiệp, dịch vụ; đảm bảo an ninh lương thực, tạo ra nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu, thay đổi bộ mặt nông thôn…
Với quan niệm “nông nghiệp là trung tâm kinh tế số ở Việt Nam”, chúng tôi cho rằng cả 3 mũi đột phá đột phá là đột phá về môi trường đầu tư kinh doanh, đột phá về phát triển hạ tầng và đột phá về phát triển nguồn nhân lực mà Chính phủ đề cập nên bắt đầu từ nông nghiệp và xoay quanh nông nghiệp. Giải bài toán về môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực gắn với phát triển nông nghiệp tuần hoàn – nông nghiệp số trong tiến trình xây dựng nền kinh tế số có lẽ là điểm nhấn về phương pháp luận triển khai CMCN 4 ở Việt Nam theo phong cách rất Việt Nam.
Nhiều giải pháp, nhiều bài học kinh nghiệm triển khai hiệu quả và sáng tạo trong quản lý và giảng dạy đã được chia sẻ tại Ngày Hội Công Nghệ Giáo Dục do Microsoft phối hợp Sở Giáo dục & Đào tạo TP.HCM tổ chức ngày 28/10.
INTEOX của Bosch là nền tảng quản lý camera hoàn toàn mới, được thiết kế mở toàn phần, cho phép người dùng, nhà tích hợp hệ thống và nhà phát triển ứng dụng tự do đổi mới và sáng tạo.
Bosch Việt Nam vừa tổ chức kỷ niệm 10 năm thành lập và hoạt động của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ và các giải pháp doanh nghiệp của Bosch tại Việt Nam.
Theo kết quả từ cuộc khảo sát của Viện Giá trị Doanh nghiệp IBM, các giám đốc điều hành doanh nghiệp tại Việt Nam đang ngày càng quan tâm tới kế hoạch đầu tư một cách chiến lược và khả năng của nền tảng đa đám mây lai nhằm thúc đẩy chuyển đổi kinh doanh.
Keysight vừa bổ sung thêm hai giải pháp đo kiểm mới gồm Radar Target Simulator và Phần mềm Advanced Automotive Ethernet giúp các kỹ sư, nhà thiết kế và nhà sản xuất ngành ô tô phát triển các sản phẩm chất lượng, hiệu suất cao và an toàn trong mọi điều kiện lái xe, hỗ trợ các hệ thống trợ lái tiên tiến.
Shopee đã chính thức khởi động sự kiện hàng năm 11.11 Siêu Sale, ngoài các mô hình giảm giá, thúc đẩy mua hàng, chương trình này còn có sự kiện gây quỹ mang tên Shopee 11.11 Triệu Bàn Tay kết hợp cùng Unicef để hỗ trợ cho trẻ em.
Từ cuối tháng 9/2020, tính năng ƯU ĐÃI trên Ví MoMo đã được cải tiến với giao diện thân thiện, trải nghiệm đơn giản, cá nhân hóa cao. Đặc biệt bổ sung nhiều Deal (Thẻ giảm giá) của nhiều dịch vụ từ ăn uống, mua sắm, đi lại, thanh toán hóa đơn… có giá bán hấp dẫn với giá trị giảm giá cao.
Viettel được xếp hạng là nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2020 trong lĩnh vực Công nghệ thông tin – Hạ tầng – Viễn thông, theo Mạng xã hội nghề nghiệp Anphabe vừa công bố.
Từ lời kêu gọi mỗi lượt tương tác cho bài đăng trên trang fanpage chính thức của PUBG Mobile Việt Nam, VNG sẽ trích tối đa 10.000 đồng để ủng hộ cho các nỗ lực khắc phục hậu quả bão lũ, đã có 1,5 tỷ đồng được trao đi.
Tổng công ty Truyền hình Cáp Việt Nam (VTVcab) và Tổng công ty Viễn thông MobiFone (MobiFone) chính thức ký kết Thỏa thuận hợp tác toàn diện, trong các lĩnh vực: Internet băng rộng cố định, Hạ tầng có sẵn của hai bên và Triển khai dịch vụ truyền hình trên mạng internet đồng thương hiệu ON+.