Trên tất cả, chúng ta lạc quan với tương lai phía trước. Bộ Chính trị đã có Nghị quyết về chuyển đổi số để xây dựng phương thức sản xuất số ở nước ta và xem đó như nhiệm vụ cao nhất của cả bộ máy chính trị trong giai đoạn mới. Tất cả các giải pháp công nghệ, các điều kiện cần và đủ để xây dựng phương thức sản xuất số đã hội đủ. Vì thế, nhiệm vụ xây dựng phương thức sản xuất số ở nước ta nhất định thành công.
Phương thức sản xuất được hình thành bởi hai thành phần là Lực lượng sản xuất và Quan hệ sản xuất. Xây dựng phương thức sản xuất số là quá trình ứng dụng công nghệ số làm thay đổi cả Lực lượng sản xuất và Quan hệ sản xuất dẫn đến thay đổi Phương thức sản xuất. Bài này chúng ta cùng tìm hiểu quá trình thay đổi này diễn ra như thế nào.
Chúng ta biết rằng Lực lượng sản xuất bao gồm 2 thành phần là Lao động và Tư liệu sản xuất. Từ trước tới nay, Lao động là con người – nhân tố sử dụng Tư liệu sản xuất để tạo ra của cải vật chất nuôi sống xã hội. Tư liệu sản xuất bao gồm 4 thành phần là Công cụ sản xuất (máy móc, thiết bị sản xuất); Đối tượng sản xuất (các dạng tài nguyên: vật tư, nguyên liệu, năng lượng,…); Phương tiện sản xuất (nhà xưởng, kho bãi, phương tiện vận chuyển, bốc dỡ,…) và Khoa học công nghệ (tri thức và kỹ năng KHCN giúp con người thực hiện quá trình sản xuất hiệu quả hơn).
Trong bài này, chúng ta sẽ xem xét công nghệ số tác động lên các yếu tố này như thế nào, làm thay đổi Lực lượng sản xuất như thế nào.
Với Công cụ sản xuất: Trong kỷ nguyên số các máy móc, thiết bị trở nên thông minh (hoạt động tự động theo nguyên tắc tự động tối ưu hóa) nhờ ứng dụng công nghệ số. Quá trình sản xuất chuyển dịch từ thủ công – bán tự động sang thông minh hóa tạo ra năng suất lao động tăng vượt trội (vài trăm %) so với trước đó. Đây là đóng góp quan trọng nhất của công nghệ số làm thay đổi Phương thức sản xuất.
Với Đối tượng sản xuất: Việc ứng dụng công nghệ số dẫn đến sự hình thành một dạng tài nguyên mới trong Đối tượng sản xuất là dữ liệu, đặc biệt là dữ liệu lớn (big data). Ngày nay, mọi hoạt động đều dựa trên dữ liệu. Dữ liệu trở thành tài sản còn quý hơn cả các dạng tài nguyên truyền thống khác (vì nếu thiếu tài nguyên này ta có thể dùng tài nguyên khác thay thế nhưng nếu không có dữ liệu thì tất cả đều dừng lại).
Với Phương tiện sản xuất: Muốn ứng dụng công nghệ số phải có hạ tầng số (IoT, 5G – 6G, Cloud, AI,…). Như thế, xuất hiện thành phần mới trong Phương tiện sản xuất gọi là “Phương tiện sản xuất số” – điều mà trước đây không hề tồn tại.
Với Khoa học Công nghệ: Trong kỷ nguyên số, khoa học công nghệ đã đạt tới trình độ phát triển rất cao, đặc biệt là khả năng tích hợp đa công nghệ trên nền tảng số. Giờ đây công nghệ số giống như một “phương tiện vận chuyển” KHCN đi vào cuộc sống. KHCN không chỉ là chỗ dựa hay bệ đỡ của người lao động mà đã trở thành một lực lượng lao động thực sự hiệu quả (nền tảng tạo ra các cơ chế tự động thông minh, người máy thông minh, UAV thông minh,…).
Lao động trong kỷ nguyên số không đơn thuần là con người bỏ công sức ra để thực hiện quá trình sản xuất mà là lao động sáng tạo. Mọi hệ thống thông minh đều do con người sáng tạo ra và huấn luyện chúng. Con người cũng tạo ra những cỗ máy làm việc thay mình, do mình làm chủ. Chí ít, những người trực tiếp tham gia sản xuất cũng là những người có kỹ năng làm việc với các cơ chế tự động thông minh. Như thế, Lao động trong kỷ nguyên số có vai trò và cách thức hoạt động khác hẳn trước đây và được gọi là “Lao động số”
Tất cả những phân tích trên cho thấy công nghệ số làm thay đổi hoàn toàn Lực lượng sản xuất, biến Lực lượng sản xuất truyền thống thành “Lực lượng sản xuất số” – tác nhân chủ yếu làm hình thành “Phương thức sản xuất số”.
Chúng ta cũng biết rằng Quan hệ sản xuất bao gồm 3 thành phần là: Quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất; Quan hệ phân phối sản phẩm và Quan hệ quản lý sản xuất. Trong kỷ nguyên số, công nghệ số làm thay đổi cả 3 thành phần này.
Sự xuất hiện của dữ liệu trong Đối tượng sản xuất như một dạng tài nguyên mới và quan trọng làm nảy sinh khái niệm sở hữu mới là “Sở hữu dữ liệu” (đó là điều trước kia chưa có). Khái niệm này dẫn đến cần phải luật hóa về “Sở hữu dữ liệu” trong Quan hệ sản xuất. Bên cạnh dữ liệu, các dạng tư liệu sản xuất khác như tri thức số, hạ tầng số, các cơ chế tự động thông minh, công cụ sản xuất thông minh cũng là các đối tượng sở hữu mới làm thay đổi Quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất và gọi là “Quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất số”.
Sự xuất hiện của các cơ chế tự động thông minh làm thay đổi Quan hệ phân phối sản phẩm từ chỗ phụ thuộc vào quyết định chủ quan của chủ đầu tư (người sở hữu tư liệu sản xuất) sang minh bạch hóa phân phối sản phẩm làm ra theo cả giá trị lẫn thời gian thực hiện nhờ ứng dụng công nghệ số. Khi đó, các điều khoản cam kết trong hợp đồng lao động được “đóng gói” trong hệ thống và hệ thống sẽ tự động phân phối giá trị theo thỏa thuận ngay khi phát sinh doanh thu.
Quy trình sản xuất được số hóa (digitalized). Ở mức cao, hệ thống hoạt động tự động theo nguyên tắc tối ưu hóa (cơ chế thông minh hóa). Ở mức thấp, hệ thống kỹ thuật số hỗ trợ giám sát quy trình sản xuất theo thời gian thực. Như thế, Quan hệ quản lý sản xuất (bộ máy và quy chế do chủ đầu tư tạo ra để giám sát, quản lý người lao động trong quá trình sản xuất) phải thay đổi để tạo điều kiện cho Lực lượng sản xuất phát triển mà trước tiên là các chính sách (policy) của tổ chức hay doanh nghiệp. Các chính sách trước đây áp dụng cho phương thức sản xuất thủ công bán tự động không còn phù hợp với quy trình sản xuất số. Vì vậy, cần ra các chính sách mới, ít nhất là khung pháp lý cho quy trình sản xuất số thử nghiệm được triển khai suôn sẻ rồi từ đó hoàn thiện dần, Khi chấp nhận quy trình sản xuất số thì những cơ chế quản lý cũ sẽ thay đổi (dần dần sẽ không còn đốc công, quản lý bộ phận, trưởng quầy…) và chuyển dần sang quản lý có sự hỗ trợ giám sát của công nghệ số và ở mức cao là quản lý tự động thông minh.
Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để xây dựng Phương thức sản xuất số nhanh nhất? Cụ thể hơn là cần bắt đầu từ đâu? Các bước phát triển cụ thể là gì? Giải pháp áp dụng là gì?
Chắc chắn là cần bắt đầu từ Tư liệu sản xuất và trong Tư liệu sản xuất thì bắt đầu từ Công cụ sản xuất. Tại sao? Tại vì trong mọi giai đoạn phát triển của xã hội, Công cụ sản xuất luôn là biểu tượng của giai đoạn phát triển đó, quyết định năng lực tạo ra của cải vật chất của xã hội trong giai đoạn đó. Đó là công cụ mà con người sử dụng trong quy trình sản xuất để biến nguyên liệu đầu vào thành sản phẩm đầu ra. Công cụ sản xuất đặc trưng trong Phương thức sản xuất điện tử là máy tính điện tử và các hệ thống tự động hóa còn Công cụ sản xuất đặc trưng trong Phương thức sản xuất số là các hệ thống thiết bị hoạt động theo cơ chế tự động thông minh.
Như vậy, để xây dựng “Phương thức sản xuất số” cần bắt đầu từ việc thiết kế quy trình sản xuất tự động thông minh với điểm xuất phát là số hóa quy trình sản xuất (digitalizing production procedure), tiến tới thiết kế quy trình sản xuất số (digitalized production procedure) và quy trình sản xuất thông minh (smart production procedure).
Trong bước này, các chuyên gia ngành sẽ “huấn luyện” quy trình sản xuất số cách lựa chọn phương án tối ưu trong từng tình huống cụ thế. Số tình huống càng nhiều và trạng thái tình huống càng phong phú thì quy trình sản xuất càng thông minh vì có khả năng lựa chọn phương án tối ưu rộng hơn, sâu sắc hơn.
Quá trình huấn luyện quy trình sản xuất số
Để quá trình thiết kế quy trình sản xuất tự động thông minh được diễn ra suôn sẻ thì song song với nó, cần mở rộng Quan hệ quản lý sản xuất thuộc phạm trù Quan hệ sản xuất. Cụ thể là nghiên cứu, bổ sung chính sách cho phép quá trình thiết kế quy trình sản xuất tự động thông minh diễn ra, bắt đầu với mức thử nghiệm, sau đó “nới” dần theo tiến độ hình thành quy trình sản xuất tự động thông minh này.
Như vậy, cặp khái niệm Công cụ sản xuất (thuộc Tư liệu sản xuất trong Lực lượng sản xuất) và Quan hệ quản lý sản xuất (trong Quan hệ sản xuất) cần đi tiên phong, mở đường.
Ngay tiếp theo là những gì cần và đủ để hỗ trợ cho quá trình thiết kế quy trình sản xuất tự động thông minh được diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. Đó là: Phát triển hạ tầng số, thu thập, tổ chức, xử lý và bảo vệ an toàn dữ liệu tự động, đào tạo nhân lực số,… thuộc “Lực lượng sản xuất”; Quy định về sở hữu dữ liệu, sở hữu tri thức trong “Quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất” và quy định về phân phối sản phẩm dựa trên ứng dụng công nghệ số trong “Quan hệ phân phối sản phẩm” thuộc “Quan hệ sản xuất”.
Giải pháp thay đổi công cụ sản xuất: Đứng đầu các giải pháp tạo ra công cụ sản xuất số là các cơ chế tự động thông minh (CPS) vì chỉ chúng mới tạo ra được các quy trình sản xuất tự động hoạt động theo thời gian thực. Có hai hướng phát triển chính hiện nay được áp dụng rộng rãi trên thế giới là áp dụng nguyên lý tự động hóa theo chuẩn SCADA và CPS dựa trên O.S dành cho IoT. So sánh các kết quả đạt được trong quá trình thông minh hóa sản xuất, hướng ứng dụng các CPS được phát triển dựa trên O.S dành cho IoT tỏ ra có ưu thế vượt trội. Cảng thông minh Thiên Tân của TQ được xem là ví dụ điển hình.
Giải pháp thay đổi đối tượng sản xuất: Các công nghệ IoT (dùng để thu thập dữ liệu tự động) và Big data (để tổ chức dữ liệu lớn) là 2 trong số các giải pháp quan trọng nhất để hình thành đối tượng sản xuất mới: Dữ liệu (đặc biệt là dữ liệu lớn) trong các hồ dữ liệu (data lake).
Giải pháp thay đổi phương tiện sản xuất: Chắc chắn các giải pháp xây dựng hạ tầng số (hạ tầng IoT, hạ tầng truyền dẫn, cloud, AI,… ) là những giải pháp quan trọng hàng đầu trong việc tạo ra phương tiện sản xuất số. Lựa chọn giải pháp nào phụ thuộc vào đặc điểm và yêu cầu của mỗi nơi.
Giải pháp thay đổi KHCN: Giải pháp tích hợp các công nghệ cao của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 như công nghệ Sinh học, công nghệ Nano, công nghệ in 3D, công nghệ Vật liệu mới,… trên nền tảng số là quan trọng nhất nhằm biến KHCN thành lực lượng sản xuất.
CPS – Công cụ chủ lực tạo ra quy trình sản xuất số (Nguồn: SlideShare)
Giải pháp thay đổi Lao động: Biến những lao động hiện nay thành lao động số chắc chắn cần thông qua quá trình đào tạo tri thức số và các kỹ năng số. Người lao động chuyển dịch dần từ lao động giản đơn, theo nghiệp vụ được đào tạo thành lao động sáng tạo có khả năng hiểu và “huấn luyện” các quy trình sản số. Bên cạnh con người, một lực lượng lao động mới đang hình thành và ngày càng tham gia sâu vào hoạt động sản xuất là các hệ thống tự động thông minh bao gồm cả các AI robot. Vì thế, các giải pháp được quan tâm nhiều nhất trong lĩnh vực này là “đào tạo số” và “huấn luyện số”.
Giải pháp thay đổi Quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất: Sở hữu dữ liệu và sở hữu tri thức số là hai nội dung chủ yếu trong Quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất số. Giải pháp phù hợp nhất cho mục đích này là “Đóng gói tri thức” (knowledge packaging – một trong 7 nguyên lý hoạt động của nền kinh tế số).
Giải pháp thay đổi Quan hệ quản lý sản xuất: Việc áp dụng các quy trình sản xuất số luôn đi cùng với các cơ chế kiểm soát số. Vì vậy giải pháp giám sát tự động (auto control) được áp dụng vì chỉ giải pháp này mới đáp ứng yêu cầu giám sát các quá trình sản xuất diễn ra theo thời gian thực.
Giải pháp thay đổi Quan hệ phân phối sản phẩm: Giải pháp quan trọng nhất làm thay đổi Quan hệ phân phối sản phẩm là D2C (direct to customer). Giải pháp này giúp chuyển thẳng kết quả sản xuất đến tay người tiêu dùng và “hạch toán ngay lập tức khi phát sinh doanh thu”. Theo đó, khi sản phẩm do người lao động sản xuất ra bán được thành công thì ngay lập tức, tiền công của họ được thanh toán một cách tự động.
Không có con đường khác
Xây dựng phương thức sản xuất số ở nước ta trong giai đoạn hiện nay (2025 – 2030) có ý nghĩa trọng đại liên quan đến vị thế của cả dân tộc: tiến lên hay tụt hậu. Phương thức sản xuất số tạo ra năng suất lao động cao hơn nhiều lần (vài trăm %) so với hiện nay. Chỉ có phương thức sản xuất số mới “nâng” nước ta lên vị thế cường quốc, có GDP trên 1000 tỷ USD/năm và chỉ có xây dựng thành công phương thức sản xuất số mới rút ngắn được khoảng thời gian phát triển của cả dân tộc vài chục năm.
Tuy nhiên, xây dựng phương thức sản xuất số không dễ dàng và cũng không thể gấp rút vì bản thân phương thức sản xuất truyền thống của chúng ta hiện nay còn chưa đạt hoàn toàn là phương thức sản xuất điện tử. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng một lúc, riêng trong lĩnh vực kinh tế là đồng thời phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số. Thực tế cho thấy những thách thức đó có vẻ không lớn bằng yêu cầu vượt qua chính mình trong cuộc cách mạng này: Từ nhận thức lại bản chất của vấn đề đến từ bỏ thói quan, tập quán và văn hóa sản xuất cố hữu trong từng tổ chức và doanh nghiệp, trong từng cá nhân để đón nhận cái mới.
Trí tuệ nhân tạo (Artificiel Intelligence – AI) được nghiên cứu từ lâu nhưng những kết quả mang tính bước ngoặt, chấm dứt ‘thời kỳ ngủ đông” của AI chỉ xuất hiện trong khoảng 10 năm trở lại đây.
Sự nở rộ của các ứng dụng AI tạo ra mối lo ngại chính đáng về việc máy móc sẽ thay thế con người trong nhiều lĩnh vực. Nhưng có lẽ trong kiến trúc, AI không phải là đối thủ mà sẽ là trợ lý đắc lực cho kiến trúc sư. Con người và AI có phải là một sự kết hợp không thể thiếu trong kiến trúc? Một ngành đòi hỏi sự chuẩn xác của tính toán khoa học và cả mỹ cảm của con người.
Thật bất ngờ (hoặc không bất ngờ lắm), khi sắp hết năm rồi mà phim Việt vẫn chưa có một “bom tấn” nào đúng nghĩa, tức là đạt đánh giá cao về chuyên môn mà lại đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Đã hai năm trôi qua từ ngày ChatGPT bùng nổ khắp toàn cầu và khởi đầu cho cuộc cách mạng AI, cuộc cách mạng công nghệ này đang dần thay đổi sâu sắc cách thức làm việc của con người, thay đổi lực lượng lao động, và thậm chí biến đổi cấu trúc kinh tế của nhân loại.
Trong khuôn khổ chuyến công tác tham dự Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ngày 22/1 tại Davos, Thụy Sĩ, đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tham dự Tọa đàm với các tập đoàn dược phẩm toàn cầu với chủ đề: “Dược phẩm Việt Nam trong kỷ nguyên số – Tương lai từ đổi mới sáng tạo và công nghệ”. Sự kiện do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao và Tập đoàn FPT phối hợp tổ chức.
Samsung đã chính thức ra mắt Galaxy S25 Ultra, Galaxy S25+ và Galaxy S25, các smartphone AI mang đến khả năng nhận diện văn bản, giọng nói, hình ảnh và video cho trải nghiệm tương tác tự nhiên hơn.
AI có thể đã bị xem như phần máy móc sao chép con người, ở đó chỉ có sự duy lý của các thuật toán. Vậy mà bằng một định hướng khác, MoMo đã biến AI trở nên có cảm xúc, thấu hiểu, sẵn sàng bảo vệ và là trợ thủ đắc lực của con người.
Chúng ta thường nghe thầy cô giáo hoặc phụ huynh nói rằng sẽ cố gắng dạy cho học sinh hoặc đứa trẻ nên người. Vậy thì khi chưa “nên người”, học sinh hoặc đứa trẻ ấy chưa phải là “người” hay sao? Rõ ràng “người” ở đây là một khái niệm phức hợp, nó bao gồm cả danh từ, tính từ, trạng từ và cả hình dung từ nữa. Những gì người ta đang làm với trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence: AI) hiện nay cũng vậy, nó là một khái niệm khá phức hợp.
Qua bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá lịch sử đầy biến động của trí tuệ nhân tạo (AI), từ những giấc mơ vĩ đại, những giai thoại chưa kể, đến những con người đã định hình nên lĩnh vực này. Đồng thời, chúng ta cũng sẽ nhìn về tương lai – nơi AI có thể không chỉ là công cụ mà còn đồng hành cùng nhân loại trong hành trình khám phá vũ trụ tri thức vô tận.
Zalopay, hiện thời, đã có thể được sử dụng như một phương thức thanh toán cho các dịch vụ Apple tại Việt Nam. Khách hàng có thể sử dụng tài khoản Zalopay để thanh toán cho mọi giao dịch trên App Store, Apple Music, Apple TV, iTunes Store, iCloud và nhiều dịch vụ khác.