Chuột có mào châu Phi miễn nhiễm kỳ lạ với chất độc cây Acokanthera schimperi (cây mũi tên độc). Ảnh: @David J. Stang / Wikimedia Commons ( CC BY-SA 4.0 ).
Chuột có mào châu Phi- một loài gặm nhấm khó bắt sống trong các khu vực rừng rậm ở Đông Phi có một cơ chế phòng vệ rất kỳ lạ để chống lại những kẻ săn mồi, bằng cách mượn chất độc từ bên ngoài để phủ lên lông của chúng.
Những người sống trong các khu rừng cao nguyên và rừng cây rậm ở các nước như Somalia, Sudan hoặc Ethiopia từ lâu đã biết tránh xa loài chuột móng lớn có tên khoa học chính thức là Lophiomys imhausi (hay còn gọi là Chuột có mào châu Phi).
Đây là loài chuột lông dài và cũng là loài gặm nhấm độc nhất trên thế giới. Nhưng điều thú vị nhất là nó không tự sinh ra độc tố như các con vật khác, mà nó thực sự “mượn” chất độc gây chết người của một loại cây được gọi là cây Acokanthera schimperi (cây mũi tên độc)”. Trong loại cây này có chứa chất độc đủ mạnh để giết một con voi, khi được bôi lên đầu mũi tên.
Loài chuột tìm cách bôi chà chất độc của cây lên những sợi lông chuyên biệt ở hai bên cơ thể, biến chúng thành vũ khí sát thương chống lại bất cứ kẻ nào tấn công nó.
“Nếu một con chó cố gắng tấn công chúng, những con chó sẽ bị ốm và chết”. Sara Weinstein, một nhà nghiên cứu của Viện Smithsonian và Đại học Utah nói với trang thông tấn NPR.
Một nhóm các nhà nghiên cứu khác đã bắt một con chuột có mào và tặng nó một nhánh cây Acokanthera schimperi địa phương, mà họ đã nghe người dân địa phương nói rằng con chuột này rất thích nhai. Mọi thứ đã trở thành sự thật, khi loài gặm nhấm bắt đầu nhai vỏ cây, trộn nó với nước bọt và sau đó tự bôi hỗn hợp này lên những vùng lông đặc biệt ở hai bên cơ thể.
Adam Ferguson, một chuyên gia về động vật có vú tại Bảo tàng Field ở Chicago cho biết: “Về cơ bản, đó là loài động vật có vú duy nhất được biết đến cho đến nay sử dụng các chất độc từ thực vật để biến thành nọc độc tự vệ của riêng mình”.
Nhưng điều kỳ lạ là khi nhai hỗn hợp cây này, loài chuột này gần như miễn nhiễm. Một nghiên cứu trên 25 con chuột có mào châu Phi cho thấy, chúng đã nhai cây và bôi hỗn hợp gây chết người lên lông của chúng, mà bản thân chúng không hề bị nhiễm độc.
Đây là một bí mật chưa thể lý giải được.
Hiện các nhà khoa học đang cố gắng giải trình tự toàn bộ bộ gen của loài chuột có mào châu Phi này, để xem làm thế nào chúng có thể vô tình gặm một loại thực vật có thể giết chết động vật gấp hàng chục lần kích thước của chúng, mà vẫn không hề hấn gì.
Xem video:
Theo Odditycentral
Sẽ có thêm nhiều sáng kiến hợp tác đổi mới giữa các công ty khởi nghiệp và doanh nghiệp Việt Nam được ra mắt trong hai năm tới khi ESG và NATEC gia hạn Biên bản Ghi nhớ (MOU) đổi mới tại sự kiện Tuần lễ Đổi mới và Công nghệ Singapore Năm 2020 (SWITCH 2020) diễn ra từ ngày 7/12 đến 11/12/2020.
Đó là dòng tai nghe Philips TAPH805 sẽ được bán trên 3 sàn TMĐT Lazada, Shopee và Sendo với giá bán lẻ 5,29 triệu đồng.
Ngày hội Trí tuệ Nhân tạo Việt Nam (AI4VN) đã diễn ra trong 2 ngày (27-28/11) tại TP.HCM. Với chủ đề “Trí tuệ nhân tạo ứng phó với đại dịch Covid-19”, các chuyên gia hàng đầu trong nước và quốc tế cùng chia sẻ những giải pháp ứng dụng AI trong phòng, chống Covid-19 và vận hành cuộc sống mới.
Công ty Qualcomm Technologies, thuộc tập đoàn Qualcomm vừa công bố danh sách 10 công ty xuất sắc vượt qua vòng loại Cuộc thi Thử thách Đổi mới sáng tạo Qualcomm Việt Nam 2020 để bước vào giai đoạn ươm mầm và có cơ hội giành phần thưởng 225.000 USD.
Apple vừa bị phạt 10 triệu Euro (khoảng 12 triệu USD) tại Ý vì cách quảng cáo gây hiểu lầm về khả năng chống nước cho các thiết bị của mình.
Không chỉ có thiết kế đẹp hơn với mặt lưng sơn bóng kết hợp hiệu ứng vân ánh sáng, realme C17 còn mang đến trải nghiệm mượt mà hơn với màn hình 90Hz, RAM 6GB cùng bộ nhớ trong 128GB.
Thị trường smartphone trong quý 3 đang quay trở lại những ngày đầu của đại dịch Covid-19 với doanh số phục hồi dần, tuy nhiên vị trí của các thương hiệu đã thay đổi.
Tại Lễ Tổng kết và trao giải thưởng cuộc thi Dự án đổi mới sáng tạo ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) của TP.HCM năm 2020 (HAI-2020), một sinh viên của trường ĐH KHTN (ĐHQG TP.HCM) đã đoạt giải Xuất sắc, nhờ một đề án công nghệ AI hết sức thực tiễn.
Điện thoại thông minh từ lâu đã được biết đến là nơi chứa đủ loại vi khuẩn và vi trùng. Chính vì vậy, một công ty khởi nghiệp ở Anh đã nghiên cứu và chế tạo ra một smartphone kháng khuẩn đầu tiên, với công nghệ hết sức ưu việt, máy có tên là CAT S42.
Mới đây trang ConceptsiPhone vừa đưa ý tưởng về iPhone 13 và iPhone 13 Pro với những chi tiết độc đáo, lạ mắt và ấn tượng.