Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế kỹ thuật số nhanh nhất khu vực Đông Nam Á trong năm 2023 (19% tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) giai đoạn 2022-2023) và sẽ tiếp tục là một trong những nền kinh tế số tăng trưởng nhanh nhất với tốc độ 20% CAGR giai đoạn 2023-2025
Google, Temasek và Bain & Company vừa công bố báo cáo Nền Kinh tế số Đông Nam Á lần thứ tám với chủ đề “Chinh Phục Đỉnh Cao Mới: Hướng Tới Hành Trình Tăng Trưởng Có Lợi Nhuận”, cập nhật xu hướng kinh tế số của sáu quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Bất chấp những biến động của nền kinh tế vĩ mô toàn cầu, báo cáo cho thấy tổng giá trị hàng hóa (GMV) của khu vực vẫn tiếp tục tăng và dự kiến đạt 218 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái (YoY). Báo cáo cũng cho thấy doanh thu từ nền kinh tế kỹ thuật số của khu vực Đông Nam Á có triển vọng đạt mức 100 tỷ USD trong năm nay.
Bên cạnh con số GMV, đây là năm đầu tiên báo cáo chia sẻ các số liệu về doanh thu, cung cấp cái nhìn chi tiết hơn về cách các doanh nghiệp đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế vĩ mô. Báo cáo cũng phân tích sâu hơn những cơ hội gia tăng sự tham gia vào nền kinh tế số nhằm mở khóa tiềm năng phát triển xa hơn nữa trong thập kỷ số của khu vực.
Báo cáo cho thấy, Việt Nam tiếp tục là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế số nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, hai năm thứ hai liên tiếp (2022 & 2023) và được dự báo sẽ tiếp tục giữ vị trí này trong năm 2025 (đồng hạng với Philippines). Tổng giá trị hàng hóa (GMV) của Việt Nam dự kiến đạt tỷ lệ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) ở mức 20%, từ 30 tỷ USD vào năm 2023 lên gần 45 tỷ USD vào năm 2025. Tăng trưởng GMV trong hai năm tới sẽ được dẫn dắt bởi thương mại điện tử và du lịch trực tuyến.
Thương mại điện tử ở Việt Nam tăng 11% từ năm 2022 đến 2023 và tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) kỳ vọng tăng 22% đến năm 2025, hướng đến mục tiêu tổng giá trị hàng hóa đạt 24 tỷ USD trong năm 2025.
Ngành du lịch được dự báo sẽ hoàn toàn hồi phục trong năm nay, chủ yếu nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của du lịch nội địa. Du lịch trực tuyến đã tăng 82% trong năm qua và kỳ vọng tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) tăng 21% từ 2023 đến 2025, với mức GMV dự kiến đạt 7 tỷ USD. Mặc dù khách du lịch Trung Quốc vẫn chưa quay trở lại hoàn toàn, sự hồi phục của các đường bay quốc nội và quốc tế sau đại dịch đã góp phần thúc đẩy cho ngành du lịch Việt Nam.
Các lĩnh vực quan trọng khác tiếp tục phát triển và góp phần thúc đẩy nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam bao gồm ngành Vận tải & Thực phẩm (Dịch vụ Giao đồ ăn) và Truyền thông Trực tuyến. Lĩnh vực này đã tăng trưởng 10% từ 2022 đến 2023, dự kiến CAGR tăng 16% trong giai đoạn từ năm 2023 đến năm 2025 và dự báo đạt 4 tỷ USD vào năm 2025.
Gaming, đặc biệt là game mobile, đang phát triển đặc biệt nhanh chóng ở Việt Nam, với việc một số nhà phát triển game trong nước đã thu được nhiều thành công trên trường quốc tế. Các nhà cung cấp dịch vụ nghe nhạc trực tuyến theo yêu cầu cũng tiếp tục giữ vai trò nổi bật, ngay cả khi nạn vi phạm bản quyền đang gây khó khăn cho mô hình này. Lĩnh vực truyền thông trực tuyến tại Việt Nam tăng 11% trong giai đoạn 2022 – 2023, dự kiến GMV sẽ đạt 7 tỷ USD vào năm 2025 với mức tăng trưởng CAGR 15% trong giai đoạn 2023 – 2025.
Trong khi tỷ lệ áp dụng thanh toán số tại khu vực Đông Nam Á đạt 50%, Việt Nam cũng đang thúc đẩy xu hướng này và trở thành quốc gia tăng trưởng nhanh nhất về thanh toán số, tăng 19% từ năm 2022 đến năm 2023 và sẽ tiếp tục phát triển ở mức 13% CAGR trong giai đoạn 2023 – 2025. Thanh toán kỹ thuật số tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng nhờ sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ, hoạt động đầu tư của các ngân hàng thương mại và sự phổ biến của mã QR.
Các quỹ đầu tư tư nhân tại Đông Nam Á đã giảm xuống mức thấp nhất trong 6 năm sau khi đạt mức cao kỷ lục. Những vấn đề này bao gồm sự điều chỉnh rộng hơn về định giá so với mức kỷ lục trong năm 2021, sự bất cập xung quanh lộ trình sinh lời của một số công ty và thị trường vốn đầy thách thức khiến việc thoái vốn trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, Việt Nam là thị trường duy nhất tại Đông Nam Á có mức đầu tư tăng trong nửa đầu năm 2023 so với nửa cuối năm 2022. Tại khu vực Đông Nam Á, sự sụt giảm đầu tư từ các quỹ diễn ra ở tất cả các giai đoạn, và sụt giảm nhiều nhất là ở giai đoạn cuối.
Chuyên gia của Google cho rằng, ở lĩnh vực TMĐT, mặc dù hơn 70% giá trị giao dịch của nền kinh tế số được tạo ra bởi 30% lượng người chi tiêu hàng đầu ở Đông Nam Á, tuy nhiên, nhóm người dùng có mức chi tiêu thấp (non-HVUs) mới là cơ hội tăng trưởng đáng chú ý. Tại Việt Nam, nhóm HVU chi tiêu gấp 5,4 lần so với nhóm non-HVU. Trong khi HVU có nhiều khả năng tăng mức chi tiêu theo thời gian, thì non-HVU cũng mang đến cơ hội tăng trưởng nói chung. Khi nhu cầu của người tiêu dùng tiếp tục tăng, đa số non-HVU sẽ sẵn sàng tăng chi tiêu trực tuyến nếu chúng ta xây dựng được sự tin tưởng, giải quyết các rào cản ví dụ như nhu cầu tương tác thật với sản phẩm.
Ông Andrea Campagnoli, Trưởng văn phòng kiêm Đối tác Sáng lập của Bain & Company tại Việt Nam cho biết: “Thật đáng chú ý khi tốc độ tăng trưởng GMV và doanh thu của nền kinh tế số Đông Nam Á đều tiếp tục duy trì đà tăng trưởng hai chữ số, với doanh thu dự kiến sẽ vượt mốc 100 tỷ USD vào năm 2023. Bất chấp sự chậm lại của nền kinh tế hiện nay, Việt Nam vẫn là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á trong nhiều năm qua. Đáng chú ý, Việt Nam thể hiện sự tăng trưởng tích cực về khối lượng đầu tư trong nửa đầu năm 2023 so với năm ngoái. Đây là minh chứng cho niềm tin của các nhà đầu tư đối với tiềm năng dài hạn của đất nước”.
“Nền kinh tế số của Việt Nam có tiềm năng vươn cao hơn nữa nhờ vào các yếu tố như sự phổ biến của các ứng dụng số hóa và lực lượng lao động công nghệ nội địa tự đào tạo có tay nghề cao đang thúc đẩy quá trình đổi mới sáng tạo”, ông Fock Wai Hoong, Trưởng ban Đông Nam Á, Temasek nhận định. “Temasek vẫn lạc quan về tương lai của nền kinh tế số Đông Nam Á và sẽ tiếp tục triển khai vốn xúc tác để đạt được tăng trưởng bền vững và bao trùm, mang đến sự thịnh vượng cho mọi thế hệ.”
Ngày 6/11/2023, Zalo AI Challenge 2023 chính thức công bố 3 đề bài tương ứng với 3 mảng khác nhau của AI, đề bài thời thượng và cần thiết.
Làm sao để có doanh thu ổn định 70 tỷ đồng mỗi năm bằng kinh doanh trực tuyến? Kinh doanh trên thương mại điện tử tại Việt Nam cần các điều kiện nào để có kết quả tốt, tất cả được trình bày qua cuống sách “Cất cánh trên sàn TMĐT” của Trần Lâm, ông chủ 5 thương hiệu Julyhouse, Macaland, Loli&theWolf, HevieFood và BuB&MuM, có hơn 150 mã hàng hoá.
Vào ngày 6/11, Zalo AI Challenge 2023 chính thức trở lại với đề thi về Generative AI – một xu hướng công nghệ đang được quan tâm gần đây trên toàn thế giới, tổng giải thưởng lên đến 15.000 USD cùng bộ dữ liệu chất lượng.
Huawei Việt Nam chính thức ra mắt giải pháp Huawei eKit – hệ sinh thái giải pháp dành riêng cho khách hàng và đối tác trong thị trường phân phối; tích hợp cùng các chính sách, sản phẩm, giải pháp và dịch vụ đi kèm các nền tảng số nhằm xây dựng một mô hình giải pháp hoàn chỉnh dành cho doanh nghiệp.
Hơn 1 triệu người dân bị ảnh hưởng bởi lũ lụt tại Hà Tĩnh, Quảng Bình có thể kêu cứu khẩn cấp qua tính năng SOS trên ứng dụng Zalo. Ngoài ra, người dân từ Thừa Thiên – Huế đến Phú Yên cần sử dụng mini app “Phòng chống thiên tai Việt Nam” để chủ động ứng phó trước tình hình mưa lũ.
MoMo và Grab Việt Nam vừa chính thức công bố hợp tác, theo đó, người dùng Grab đã có thể chọn MoMo là phương thức thanh toán khi đặt xe, đặt đồ ăn, đi chợ online hay đặt giao hàng.
Huawei vừa ra mắt thị trường Việt Nam bộ giải pháp IdeaHub thế hệ thứ 2 (Huawei IdeaHub Gen2) gồm sản phẩm phòng họp thông minh IdeaHub S2, IdeaHub B2; và lớp học thông minh IdeaHub Board2, tiếp tục củng cố danh mục giải pháp đổi mới văn phòng và giáo dục thông minh của hãng.
Không gian Đổi mới sáng tạo của Visa mang tới các công nghệ và giải pháp thanh toán tiên tiến, đặc biệt là trong lĩnh vực giao thông công cộng, mua sắm tại nhà và trên xe ô tô, và kết nối trải nghiệm mua sắm giữa thực và ảo – sự kết hợp giữa bán lẻ trực tuyến, trực tiếp và thực tế ảo.
Ngày 28/10/2023, tại sự kiện khánh thành Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Phygital Labs đã giới thiệu sản phẩm ứng dụng công nghệ Nomion – Định danh số vạn vật, giải pháp tạo ra một danh tính số duy nhất cho mỗi sản phẩm vật lý bằng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification – Nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến) và Blockchain .
Hà Nội, Tại triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023 (VIIE 2023) diễn ra từ ngày 28/10 – 1/11/2023, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) công bố nghiên cứu thành công Chip 5G và Trợ lý ảo AI.