Kinh tế số Việt Nam bứt phá ấn tượng năm 2019, vượt mức tăng 40%

Nền kinh tế số Việt Nam có tốc độ tăng trưởng đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á, đạt 12 tỷ USD trong năm 2019 và dự kiến đạt 43 tỷ USD năm 2025.

Đây là kết quả từ báo cáo do Google, Temasek cùng với đối tác mới Bain & Company thực hiện về Nền kinh tế số Đông Nam Á năm 2019 (e-Conomy Southeast Asia 2019) tại 6 thị trường lớn nhất bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Kết quả cho thấy, nếu như nền kinh tế số tại Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan đang tăng trưởng ở mức từ 20 đến 30% hằng năm thì hai đại diện dẫn đầu trong khu vực là Indonesia và Việt Nam có tốc độ tăng trưởng vượt mức 40% một năm.

Kinh tế số Việt Nam bứt phá ấn tượng năm 2019, vượt mức tăng 40% - aaaaaaaaaa

Năm 2019, Việt Nam sở hữu 61 triệu người dùng Internet, trung bình người Việt dành 3 giờ 12 phút sử dụng Internet trên thiết bị di động như điện thoại thông minh (smartphone), và theo tỉ lệ trung bình trong khu vực, việc sử dụng tập trung vào nhóm các ứng dụng mạng xã hội và truyền thông liên lạc (52%), ứng dụng xem video (20%) và game (11%), cùng các ứng dụng cho công việc.

Kinh tế số Việt Nam bứt phá ấn tượng năm 2019, vượt mức tăng 40% - aaaa

Việt Nam còn là thị trường thu hút đầu tư đứng thứ 3 trong khu vực, với 600 triệu USD đầu tư từ 2018 đến nửa đầu 2019. Năm 2019, số lượng thương vụ đầu tư ít hơn nhưng giá trị cao hơn. Một số thương vụ đầu tư vào MoMo, Sendo, Topica từ các nhà đầu tư quốc tế góp phần đưa Việt Nam trở thành điểm đến của các đầu tư. Các lĩnh vực được dự đoán tiếp tục có tăng trưởng mạnh mẽ trong 5 năm tiếp theo sẽ bao gồm các lĩnh vực: thương mại điện tử, du lịch trực tuyến, truyền thông trực tuyến, và gọi xe công nghệ.

Kinh tế số Việt Nam bứt phá ấn tượng năm 2019, vượt mức tăng 40% - AAA

Bức tranh toàn cảnh nền kinh tế số trong khu vực còn cho thấy nền kinh tế số đã chạm ngưỡng 100 tỷ USD lần đầu tiên vào năm nay, tăng 72 tỷ USD so với năm ngoái. Sự tăng trưởng vượt trội khắp khu vực Đông Nam Á này đến từ dòng chảy cư dân trực tuyến mới trong khu vực – tăng thêm khoảng 100 triệu người so với 4 năm trước. Thị trường khách hàng trên đà tăng trưởng này đã tạo động lực cho các doanh nghiệp trong khu vực, từ những startup “kỳ lân” như Gojek đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiếp thu và tận dụng các công cụ kỹ thuật số để mở rộng quy mô một cách nhanh chóng.

Là khu vực có nhiều người dùng Internet gắn kết nhất thế giới, Đông Nam Á đang tự định hình các xu hướng công nghệ. Đến năm 2025, nền kinh tế số khu vực sẽ tăng gấp 3, chạm mức 300 tỷ USD, rút ngắn khoảng cách với những thị trường phát triển hơn về tỷ lệ đóng góp vào GDP.  Thương mại điện tử đang là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất và tăng trưởng nhanh nhất. Hơn 150 triệu người dân Đông Nam Á hiện đang mua những thứ họ cần qua mạng, và giá trị của ngành thương mại điện tử hiện tại đã đạt đến 35 tỷ USD, so với chỉ 5 tỷ USD vào năm 2015, và đang trên đà chạm đến 150 tỷ USD vào năm 2025. Ứng dụng  gọi xe công nghệ cũng đang tăng trưởng mạnh mẽ, với 40 triệu người gọi xe, đặt thức ăn và sử dụng các dịch vụ khác theo nhu cầu, so với chỉ 8 triệu người vào năm 2015.

Dự đoán triển vọng trong tương lai, khi hệ sinh thái ngày càng hoàn thiện, các công ty thuộc nền kinh tế số bắt đầu chuyển sự tập trung từ việc tìm kiếm thêm khách hàng mới sang tăng cường tương tác với những khách hàng hiện tại. Để làm được điều đó, họ cung cấp đa dạng các sản phẩm và mở rộng sang các dịch vụ mới như những chương trình khuyến mãi dạng trò chơi tương tác, nội dung phát trực tuyến hấp dẫn, tin tức trực tiếp và hơn thế nữa. Người tiêu dùng đang hưởng lợi từ những xu hướng này khi được tiếp cận nhiều lựa chọn hơn với mức giá thấp hơn.

Tính đến thời điểm hiện tại, 7 khu vực đô thị đang chiếm hơn một nửa tỷ trọng nền kinh tế Internet của Đông Nam Á trong khi chỉ chiếm 15% dân số. Từ giờ đến năm 2025, nền kinh tế Internet đang có đủ điều kiện để tăng nhanh gấp đôi ở các khu vực bên ngoài các đô thị lớn so với tại các đô thị. Điều này sẽ giúp tạo thêm việc làm và cơ hội mới, tăng nhu cầu đầu tư để mở rộng truy cập Internet ở các khu vực ít được chú trọng hơn và đưa toàn bộ dân số Đông Nam Á vào nền kinh tế số. 

Dù trong năm 2019, kinh tế toàn cầu đã bắt đầu tăng trưởng chậm lại, nhưng đầu tư công nghệ toàn cầu khu vực Đông Nam Á vẫn là một điểm sáng. Các dòng đầu tư vào khu vực này tiếp tục tăng ở một nhịp độ tốt, từ mức cao kỷ lục năm 2018. Sáu tháng đầu năm 2019 chứng kiến các hãng Internet gọi vốn 7,6 tỷ USD, hơn khoảng 7% so với cùng kỳ năm 2018. 

Kinh tế số Việt Nam bứt phá ấn tượng năm 2019, vượt mức tăng 40% - aaaaaaaaa

Dù vậy những hạn chế về nguồn nhân lực vẫn còn là một mối lo ngại cấp bách, trong khi các công ty tìm kiếm những nhân viên có kỹ năng để đối phó với dòng chảy của những vai trò mới được tạo ra trong nền kinh tế số. Tại Việt Nam hiện chỉ 1 trong 5 doanh nghiệp vừa và nhỏ có sự hiện diện trực tuyến. Phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam chưa sẵn sàng tận dụng được cơ hội trong dòng chảy phát triển của nền kinh tế số.

Từ ngày 10/10 để Grab “Xe chờ quá 5 phút” khách hàng bị tính phí

Grab cho biết sẽ áp dụng phí “Xe chờ quá 5 phút” dành cho hành khách tại Việt Nam kể từ ngày 10/10/2019 để giảm thiểu tình trạng khách hàng đặt xe nhưng không xuất hiện tại điểm đón hoặc xuất hiện trễ hơn 05 phút, khiến Đối tác Tài xế bắt buộc phải hủy chuyến và không thể thực hiện cuốc xe.

iPhone 11 về mức giá dưới 20 triệu đồng, dự sẽ “cháy hàng”

Sau hơn 10 ngày có mặt tại Việt Nam, giá bán các mẫu iPhone mới của Apple đã hạ nhiệt và đang về với mức giá bình ổn. Trong đó, mẫu iPhone 11 đã hạ xuống mức dưới 20 triệu đồng. 

Mạng di động 2G có thể bị ngừng phát sóng từ đầu năm 2022 tại Việt Nam

Theo thông tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông, lãnh đạo Bộ đang xem xét lộ trình tắt sóng công nghệ di động mặt đất 2G được triển khai từ năm 1990 để tăng hiệu quả sử dụng phổ tần, phù hợp với sự phát triển của mạng viễn thông. 

Xử phạt tung tin giả: chưa đủ sức răn đe?

Thời gian qua dù cơ quan chức năng đã xử phạt nhiều trường hợp tung tin thất thiệt trên mạng xã hội, nhưng nhiều người vẫn tiền mất tật mang vì không hiểu luật hoặc nhất thời muốn nổi tiếng trên mạng xã hội.

Các thành phố ở Châu Á nằm top ô nhiễm nhất thế giới

Sau khi bất ngờ bị xếp hạng là thành phố có chất lượng không khí ô nhiễm nhất thế giới vào ngày 26/9, đến chiều 3/10 TP Hà Nội lùi xuống đứng thứ 7 với chỉ số AQI ở mức 146 trong bảng xếp hạng của ứng dụng quan trắc không khí Airvisual.

Microsoft bất ngờ tung smartphone Android màn hình gập đầu tiên

Tưởng chừng Microsoft sẽ dừng cuộc ở sân chơi di động khi các thế hệ smartphone Windows Phone không thu hút người dùng và buộc phải bán đi thương hiệu Nokia cho HMD Global. Tuy nhiên, hãng này đã gây bất ngờ khi vừa tung ra một smartphone mới sử dụng hệ điều hành của chính đối thủ của mình, đó là Android của Google.

iOS 13.2 sẽ mang đến tính năng chụp ảnh “đỉnh” nhất cho iPhone

Khi ra mắt thế hệ iPhone 11, Apple đề cập nhiều đến tính năng chụp ảnh AI mang tên Deep Fusion, và giờ công ty đã xác nhận sẽ sớm mang tính năng này lên phiên bản iOS 13.2 sắp tới.

Tổng kiểm tra SIM rác trên toàn quốc

Trong tháng 10/2019, các Sở TT-TT các tỉnh, thành phố sẽ phối hợp cùng các cơ quan chức năng có liên quan tiến hành thanh tra việc quản lý thông tin thuê bao di động trên toàn quốc.

ĐH Kinh tế TP.HCM sẽ mở khóa đào tạo Fintech vào tháng 10 này

Trường ĐH Kinh tế TP.HCM sẽ liên kết với Trường ĐH Soongsil (Hàn Quốc) mở khóa đào tạo về Fintech, phục vụ nhu cầu cấp thiết của rất nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng tại Việt Nam hiện nay.

OPPO A9 2020 bán hơn 14.000 máy trong 2 ngày đầu ra mắt

Chiếc điện thoại tầm trung A9 2020 của OPPO đã bán được hơn 14.000 máy, mang về cho OPPO 100 tỷ đồng chỉ trong 2 ngày mở bán.