Không có sàn giao dịch tiền ảo nào là an toàn, kể cả những sàn quốc tế - đó là khẳng định của ông Phạm Trung Nghĩa, phụ trách mảng nghiên cứu kỹ thuật của Hiệp Hội An toàn thông tin, Chi hội phía Nam (VNISA) tại buổi tọa đàm “An toàn thông tin trong giao dịch tiền kỹ thuật số và ví điện tử” ngày 27/3/2018.
Không có sàn giao dịch tiền ảo nào là an toàn – chuyên gia Phạm Trung Nghĩa nói
Ông Nghĩa cho biết, năm 2017 thế giới đã chứng kiến tốc độ phát triển vượt bậc của công nghệ blockchain, thị trường được xây dựng trên nền tảng công nghệ mới này ước chừng khoảng 800 tỷ USD. Chính sự hấp dẫn, tiềm năng của thị trường tiền ảo đã mở ra hàng loạt các cuộc tấn công mạng nhằm trục lợi.
Có 3 loại tấn công vào thị trường tiền kỹ thuật số trong năm 2017 đáng chú ý – theo ông Nghĩa. Thứ nhất là tấn công theo bản chất của tiền điện tử dựa vào thuật toán blockchain, tức tấn công lên cơ chế đào bitcoin – ông Nghĩa cho rằng cách này tuy khó song vẫn đã diễn ra khá phổ biến. Hình thức tấn công tiếp theo là tấn công trên các sàn giao dịch điện tử, đặc biệt là các sàn tập trung. Thực tế cho thấy, sàn nào càng nhiều tiền thì sẽ càng dễ bị tấn công, trung bình mỗi năm có từ 4 – 5 vụ tấn công lớn, mỗi vụ mất vài chục triệu USD. Kiểu tấn công thứ ba là Phishing, tập trung vào đồng Ethereum.
Là chuyên gia am hiểu về kỹ thuật, ông Nghĩa khẳng định, không có bất kỳ điều gì có thể đảm bảo một sàn giao dịch tiền kỹ thuật số nào đó an toàn, kể cả những sàn quốc tế hay trong nước. “Không có sàn giao dịch nào an toàn, và khi còn giao dịch, còn trên sàn nghĩa là vẫn chưa an toàn” – ông Nghĩa nói.
Như đã biết, pháp luật hiện hành của Việt Nam ngăn cản mọi hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp. Tuy nhiên trong Quyết định số 1255/QĐ-TTg do Thủ tướng phê duyệt “Đề án Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo”, có nhấn mạnh đến 2 nhiệm vụ mà Đề án phải hoàn thành trong năm 2018. Đó là rà soát, đánh giá thực trạng pháp luật về tài sản ảo, tiền ảo ở Việt Nam và nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm quốc tế liên quan; nghiên cứu đề nghị sửa đổi, bổ sung ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật về tiền điện tử (hoàn thành vào tháng 8/2018); lập Hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về tài sản ảo, tiền ảo (hoàn thành tới tháng 12/2018). Đề án cũng đưa ra mốc thời gian tháng 12/2020 hoàn thành Hồ sơ đề nghị xây dựng luật (các luật) sửa đổi, bổ sung các luật liên quan tới tài sản ảo, tiền ảo.
Ông Ngô Vi Đồng, Chủ tịch Chi hội VNISA phía Nam
Bên cạnh mong muốn làm thế nào để kiểm soát được tiền kỹ thuật số, tại tọa đàm các chuyên gia cũng kiến nghị VNISA cần nghiên cứu nhiều vấn đề khác để đưa ra những cảnh báo sớm cho cơ quan nhà nước và doanh nghiệp. Chẳng hạn về các vấn đề liên quan đến an toàn của mạng xã hội làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp, hay sự an toàn của dữ liệu.
Buổi tọa đàm được tổ chức trong khuôn khổ sự kiện Họp mặt đầu năm 2018 của VNISA chi hội phía Nam. Đây là dịp gặp gỡ, giao lưu, đóng góp ý kiến dành cho hội viên VNISA cùng cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp… nhằm chia sẻ kế hoạch và hoạt động của chi hội trong năm mới.
Trong năm 2018, theo kế hoạch, chi hội VNISA phía Nam sẽ tổ chức những hoạt động quan trọng, bao gồm: tổ chức Uni-tour đến các trường đại học; duy trì sinh hoạt cafe bảo mật hàng quý; xây dựng quy trình ứng cứu cho các tổ chức, doanh nghiệp; xây dựng cộng đồng chuyên gia để hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp; tổ chức hội thảo nâng cao kiến thức về ATTT cho lãnh đạo tại một số tỉnh miền Tây Nam Bộ; phối hợp các đơn vị tổ chức các khóa đào tạo về ATTT; tổ chức các hội thảo chuyên đề dành cho hội viên, giới CNTT; tổ chức chuỗi sự kiện Ngày An toàn thông tin lần thứ 11 năm 2018.
Trao chứng nhận cho các hội viên mới gia nhập VNISA phía Nam
Ô Lâu
Canon cho biết Trung tâm Sửa chữa và Bảo hành sản phẩm Canon chính hãng đặt trong tòa nhà Lê Bảo Minh, Q.3, TPHCM đã được đầu tư hơn 2 triệu USD để đảm bảo hoạt động tốt nhất.
Hôm nay 26/3/2018, Grab chính thức phát đi thông báo vừa thu mua toàn bộ hoạt động kinh doanh của Uber tại khu vực Đông Nam Á. Theo đó, ứng dụng Uber sẽ chỉ còn tiếp tục hoạt động trong 2 tuần tới, sau đó sẽ chuyển qua nền tảng Grab.
Vào Top 3 (tăng 4 hạng), Viettel là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước duy nhất nằm trong Top 10 Môi trường làm việc Tốt nhất Việt Nam.
Đây là dòng điện thoại mới nhất vừa được Vivo ra mắt toàn cầu. Sản phẩm sở hữu nhiều cải tiến và nâng cấp mới với bộ ba camera (selfie 24MP tích hợp tính năng làm đẹp thông minh, camera sau kép 16MP và 5MP), màn hình 6.3 inch đạt độ phân giải FHD+…
Sau khi thuê bao trả trước bị hạn chế khuyến mãi ở mức 20% thì thuê bao trả sau bất ngời được chăm sóc theo cách khuyến mãi khủng này.
HUAWEI Y7 Pro 2018 sản phẩm đầu tiên của dòng smartphone Y series phiên bản 2018 sẽ bán ra tại thị trường Việt Nam vào ngày 26/3 tới với mức giá 3,99 triệu đồng.
Tại Diễn đàn Giáo dục tổ chức ở Singapore vừa qua, Microsoft cho biết sẽ tài trợ thiết bị và phần mềm cần thiết cho cơ sở giáo dục nơi giáo viên Richard Appiah Akoto dạy vi tính cho học sinh bằng bảng đen nổi tiếng trên internet trong thời gian gần đây.
Ngày 18/3, Grab hợp tác cùng OpenStreetMap Hà Nội tổ chức sự kiện Mapathon để hỗ trợ mở rộng hệ sinh thái, phát triển toàn diện hệ thống bản đồ của Việt Nam.
Diễn đàn Toàn cầu Thương mại Điện tử Việt Nam 2018 (Vietnam Online Business Forum – VOBF) đã diễn ra thành công cả hai lần tổ chức vào ngày 14/3 tại Hà Nội và 16/3 tại TP.HCM. Sự kiện cung cấp nhiều thông tin bổ ích về kinh doanh trực tuyến, từ tiềm năng của thị trường, những công nghệ hỗ trợ nâng cao hiệu suất, đến môi trường pháp lý, thuế, đặc biệt là các cơ hội bán hàng xuyên biên giới trên trang bán lẻ Amazon.
Nhóm nghiên cứu và Phân tích toàn cầu Kaspersky Lab vừa công bố kết quả nghiên cứu các cuộc tấn công từ phần mềm độc hại OlympicDestroyer, cung cấp chứng cứ xác thực về lá cờ giả vô cùng tinh vi bên trong mã độc để đánh lừa sự săn lùng về nguồn gốc thật sự của nó.