Cuộc chiến giữa Huawei và chính phủ Mỹ tiếp tục không có dấu hiệu hạ nhiệt khi công ty công nghệ Trung Quốc đang kiện Bộ Thương mại Mỹ sau khi thiết bị viễn thông của họ bị thu giữ bởi các quan chức Mỹ.
Điện thoại Huawei bị trả về sau 5 giờ nằm trên đất Mỹ
Không chỉ bị cấm quan hệ làm ăn với các công ty của Mỹ, bao gồm Google, Intel, Qualcomm, Broadcom, ngay cả công ty có trụ sở tại Anh là ARM cũng không bắt tay với Huawei. Điều này khiến Huawei khó thở trên thị trường quốc tế do sản phẩm công ty bị hạn chế các chức năng.
Nhưng vụ việc càng leo thang hơn khi mới đây, một cây viết PCMag gửi một chiếc điện thoại Huawei P30 Pro từ văn phòng công ty ở London (Anh) sang đồng nghiệp làm tại văn phòng ở New York (Mỹ) đã bị FedEx gửi trở lại Anh chỉ sau 5 giờ nằm trên đất Mỹ. Theo hồ sơ theo dõi đơn hàng, bộ phận hỗ trợ của FedEx giải thích rằng, điều này xuất phát từ lệnh cấm của Mỹ trong việc kinh doanh với Huawei.
Rõ ràng đây là một tình huống bất ngờ, bởi Huawei không hề liên quan gì đến bất kỳ một giao dịch nào trong vụ việc. Bên cạnh đó, bản thân chiếc smartphone được gửi đi là một thiết bị đang sử dụng, tức không phải hoàn toàn mới. Về cơ bản, đó chỉ đơn giản là một công ty vận chuyển một thiết bị từ văn phòng này sang văn phòng khác.
Trong khi đó, dịch vụ vận tải UPS cho biết không có lệnh cấm chung đối với việc vận chuyển các thiết bị Huawei giữa các địa điểm của Anh và Mỹ. Điều đó có nghĩa, nếu định chuyển giao một thiết bị Huawei đến Mỹ, dù từ bất cứ nơi nào, cách tốt nhất mà người dùng cần nghĩ đó là sử dụng dịch vụ vận tải UPS, ít nhất ở thời điểm này.
Kiện để tìm đường sống
Theo vụ kiện, Huawei đã gửi thiết bị đến một phòng thí nghiệm ở California vào tháng 7/2017. Các quan chức Mỹ sau đó đã tịch thu thiết bị ở Alaska để xem có cần phải có giấy phép xuất khẩu hay không. Vụ kiện nêu rõ thiết bị bị thu giữ khi đang trên đường quay trở về Trung Quốc.
Huawei thông báo đã cung cấp cho các quan chức tất cả các thông tin được yêu cầu, và cáo buộc nói rằng không có bất kỳ yêu cầu giấy phép xuất khẩu tại thời điểm thu giữ thiết bị. Các bị cáo đã không đưa ra quyết định cấp phép cho thiết bị và thậm chí không cho biết khi nào quyết định sẽ được đưa ra. Vụ kiện cũng tuyên bố các quan chức Mỹ chỉ đơn giản là đặt các thiết bị trong tình trạng lấp lửng.
Được đệ trình bởi Tòa án Quận Mỹ ở Washington D.C, vụ kiện cũng nêu tên Cục Công nghiệp và Văn phòng Thực thi Xuất khẩu. Trước đó, Huawei cũng có một vụ kiện chống lại chính phủ Mỹ về tuyên bố công ty là một rủi ro bảo mật.
Kể từ khi Huawei bị liệt vào danh sách đen của Bộ Thương mại Mỹ, mọi thứ đã trở nên hỗn loạn đối với công ty này. Mặc dù Bộ Thương mại Mỹ đã cấp cho Huawei thời gian trì hoãn lệnh cấm thêm 90 ngày nhưng nhiều công ty và tổ chức đã tự rời xa Huawei. Đó là lý do khiến Huawei dự kiến doanh số bán hàng quốc tế sẽ bị giảm so với dự kiến trước đó.
Đáp lại, Huawei được cho là đang phát triển một giải pháp thay thế Android có tên Oak OS. Cũng có thông tin cho rằng, Huawei đang chọn một nhánh hệ điều hành Sailfish của Nga để thay thế Android. Bất chấp sự lựa chọn phần mềm, Huawei cho biết đã lên kế hoạch phát hành Android Q cho nhiều smartphone của mình, thậm chí sẵn sàng ra mắt loạt Mate 30 với Android Q cài sẵn vào cuối năm nay.
An Yên
Đáng lẽ với kiểu dáng học hỏi từ những chiếc bào phô-mai, Apple đã phải làm cực tốt chức năng này cho xứng với mức giá trên trời của họ.
Ngày 20/6, Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU) và các trường Đại học khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã ký kết Bản thỏa thuận thành lập “Liên minh An ninh mạng” với mục đích cùng nhau hỗ trợ những nghiên cứu, phát triển về khoa học và đào tạo trong lĩnh vực bảo mật, an ninh mạng.
Cuộc cạnh tranh của công nghệ sạc nhanh đang trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Sau khi OnePlus, Huawei hay Oppo làm mưa làm gió với các công nghệ sạc nhanh 50W thì câu trả lời mới nhất của Vivo lên đến 120W đã khiến tất cả đối thủ phải “câm lặng”.
Đó là khẳng định của Viettel tại lễ phát động cuộc thi Tìm kiếm giải pháp sáng tạo toàn cầu (Viettel Advanced Solution Track 2019) tại Trường ĐH Công nghệ thông tin, TP. Hồ Chí Minh vào ngày 19/6/2019.
Facebook muốn việc chuyển khoản thanh toán điện tử trở nên đơn giản như việc gởi một tin nhắn, đó là một trong những lý do hãng phát hành đồng tiền ảo Libra để tiếp cận đến hàng tỉ người chưa có tài khoản ngân hàng.
Nếu được triển khai thành công, tiền ảo Libra sẽ giúp Facebook trở thành ngân hàng số kiểu mới, khi đó người dùng có thể tham gia các dịch vụ tài chính mà không cần phải có tài khoản ngân hàng – điều mà chưa có một tổ chức tài chính nào có thể làm được.
Dịch vụ chuyển mạng giữ số (Mobile Number Portability – MNP) đang khiến các thuê bao tính toán thiệt hơn chuyện “đi và đến”, và nhà mạng vừa tìm cách giữ chân thuê bao cũ, vừa tung những chiêu độc để thu hút thuê bao mới…
Người dùng hiện nay rất dễ dàng tìm mua những giải pháp bảo mật với giá thấp hơn từ 2 đến 10 lần so với giá niêm yết trên một số cửa hàng online. Các hãng bảo mật cảnh báo, có thể đó là phần mềm không chính hãng và người mua sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro.
Đối với các thị trường di động không đặc thù như Trung Quốc hay Nga, thì việc bị Google cắt hỗ trợ trên Android là một “thảm họa”…
Báo cáo Di động (Ericsson Mobility Report) tháng 6/2019 của Ericsson vừa công bố, dung lượng dữ liệu mỗi tháng trên mỗi máy smartphone sẽ tăng từ 3.6 GB lên tới 17 GB với tỷ lệ tăng trưởng 29% tại Đông Nam Á và châu Đại Dương. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng này là do số lượng thuê bao 4G LTE đang tăng mạnh, người dùng trẻ tuổi thích xem video trên di động.