Các nhà khoa học cho biết họ không thể dự đoán được hướng phát triển của virus Covid-19 đặc biệt là khả năng lây nhiễm, độc lực, khả năng tránh miễn dịch của những biến thể mới. Tuy nhiên may mắn vẫn có những yếu tố có khả năng dự đoán được quỹ đạo phát triển của virus Covid-19.
Những báo cáo khoa học thời gian qua cho thấy, các biến thể mới của Covid-19 có khả năng vượt qua kháng thể ngày một tốt hơn khiến nhiều người có khả năng nhiễm bệnh hơn, ảnh hưởng không nhỏ đến diễn biến chống dịch trong tương lai.
Chủng Delta là một trong 4 biến thể nguy hiểm được tổ chức Y tế thế giới WHO cảnh báo. Biến chủng Delta rất khác với chủng gốc xuất hiện ở Vũ Hán (Trung Quốc) hồi cuối năm 2019, buộc các quốc gia phải có chính sách chống dịch phù hợp. Hiện tại, các quốc gia đang cố gắng đẩy mạnh chương trình tiêm vaccine, tuyên truyền đeo khẩu trang và áp dụng nhiều biện pháp giãn cách xã hội.
Aris Katzourakis, nhà tiến hóa sinh học tại Đại học Oxford, Anh khẳng định những biến thể nguy hiểm hơn chủng Delta vẫn chưa xuất hiện. Tại nhiều nơi, quá trình tiêm ngừa đã đủ để tạo miễn dịch cộng đồng, khiến virus khó lây nhiễm và đột biến hơn. Nhưng hiện vẫn còn rất nhiều khu vực của nhiều quốc gia đang trong trong giai đoạn kiểm soát dịch, và đây chính là cơ hội để virus có thể tạo ra các đột biến mới.
Các đột biến diễn ra ngẫu nhiên, không thể đoán trước khiến việc dự đoán diễn biến của dịch bệnh trở nên khó khăn. Tuy vậy, dựa trên các biến chủng đột biến hiện tại, các nhà khoa học về tiến hóa có được vài dự đoán hướng biến dị của virus Covid-19. Các biến dị cho thấy virus Covid-19 hướng đến việc tăng tốc độ lây nhiễm do đó khả năng những biến thể mới trong tương lai có khả năng lây nhiễm mạnh mẽ hơn so với biến chủng Delta hiện tại.
Aris Katzourakis cho rằng mọi người đang mong đợi những biến chủng mới và con người sớm thích ứng với nhau, tuy vậy virus Covid-19 không trở nên ít độc lực hơn mà ngày càng trở nên nguy hiểm tương tự như những virus cúm đã xuất hiện trước đây. Ví dụ rõ nhất chính là virus cúm Tây Ban Nha năm 1918 đã lây nhiễm 1/3 dân số thế giới với hơn khoảng hơn 500 triệu người và 50 triệu người đã tử vong.
Mặc dù tác dụng của vaccine cho đến nay vẫn đang là giải pháp chống dịch hữu hiệu, nhưng lịch sử dịch bệnh cho thấy virus hoàn toàn có thể tiến hóa để vô hiệu hóa tác dụng của vaccine. Việc hiểu rõ được các dòng đột biến rất phức tạp, các đột biến chỉ đơn giản là quá trình tinh chỉnh trong quá trình tạo ra các protein, các đột biến diễn ra ngẫu nhiên và theo virus lây lan.
Edvvard Holmes, chuyên gia nghiên cứu về tiến hóa của virus tại Đại học Sydney, Australia, người đầu tiên đăng tải một trong những bộ gene virus Covid-19 lên internet vào ngày 10/1/2020, từ đó có hơn 2 triệu bộ gen được giải mã và công bố. Holmes cho biết ông không ngờ loài người có thể theo dõi quá trình tiến hóa của virus một cách chi tiết đến vậy.
Điểm khiến các nhà khoa học lo ngại chính là tốc độ lây lan của đột biến giữa người với người. Các biến chủng của virus Covid-19 xuất hiện từ đầu năm 2020. Nếu năm 2020, biến chủng Alpha tăng mạnh với tốc độ lây nhiễm tăng 50% và chiếm ưu thế thì năm 2021 biến chủng Delta lại có tốc độ lây nhiễm gấp 40 đến 60% so với biến chủng Alpha.
Holmes cho biết ông đã đánh giá thấp mức độ lây nhiễm của virus, việc một biến chủng có tốc độ lây lan tăng gấp 3 là điều bất ngờ lớn nhất với ông.
Một báo cáo hồi tháng 7/2021 của các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho thấy, virus Delta có nồng độ virus trong các bệnh phẩm cao gấp 1000 lần so với biến chủng trước. Là chứng cứ cho thấy người nhiễm bệnh có khả năng lây nhiễm hiệu quả và nhanh hơn.
Điều các nhà khoa học lo lắng chính là virus có thể đột biến tránh khỏi hệ miễn dịch tự nhiên của con người hoặc vaccine, vài biến thể đã có thể khiến các kháng thể khó nhận ra hơn.
Derek Smith, nhà sinh học tiến hóa tại Đại học Cambridge, Anh, đã dành nhiều thập kỷ nghiên cứu sự tiến hóa của virus cho biết “Hai biến chủng càng xa nhau thì kháng thể chống lại biến chủng này sẽ càng kém hiệu quả đối với biến chủng kia”.
Biến chủng Alpha khá gần với virus Vũ Hán, điều này có nghĩa các vaccine vẫn có vô hiệu hóa được biến chủng Alpha. Riêng với biến chủng Delta lại có khả năng lây nhiễm với những người đã có kháng thể tự nhiên hoặc những người đã được tiêm chủng đầy đủ. Dù vậy, hiện tại biến chủng Delta vẫn chưa có thể vô hiệu hóa hoàn toàn tác dụng của vaccine.
Do không thể dự đoán được hướng tiến hóa của virus thì tạo miễn dịch cộng đồng bằng vaccine càng nhanh càng tốt điều này làm giảm tốc độ lây nhiễm lẫn khả năng đột biến của virus. Điều lo ngại duy nhất chính là các đột biến có thể vượt qua hàng rào miễn dịch để tạo ra đợt lây nhiễm mới với biến chủng có thể vô hiệu tác dụng của vaccine.
Dù cuộc chiến chống virus trên thế giới đang có những dấu hiệu khả quan, nguy cơ virus tạo ra các tổ hợp đột biến hiếm gặp kéo theo một đại dịch mới trong tương lai. Do đó không được đánh giá thấp virus Covid-19, biến chủng Alpha và Delta chính là minh chứng rõ nhất.
Nhà khoa học Aris Katzourakis nhấn mạnh, các nhà khoa học và chuyên gia cần chuẩn bị cho một biến chủng mới của virus có thể gây quá tải khả năng đáp ứng của hệ thống y tế cộng đồng,
Khủng hoảng chip toàn cầu đang ảnh hưởng đến nhiều thương hiệu smartphone khiến các công ty phải hạn chế hoặc thậm chí trì hoãn việc ra mắt sản phẩm mới, bao gồm cả Samsung.
Sáng nay 29/9, Qualcomm Technologies (công ty con trực thuộc Tập đoàn Qualcomm) công bố top 3 đội chiến thắng vòng chung kết mùa giải đầu tiên của Cuộc thi Thử thách Đổi mới Sáng tạo Qualcomm Việt Nam (QVIC 2021), đồng thời khởi động cho mùa thi năm 2022.
Trong nỗ lực yêu cầu tòa án tối cao thứ hai của Châu Âu hủy bỏ khoản tiền phạt 4,34 tỷ EUR liên quan hệ điều hành Android, Google đã chỉ trích các cơ quan quản lý chống độc quyền Liên minh Châu Âu đã phớt lờ Apple.
Nhà sản xuất ô tô Trung Quốc Geely Holding đã nhảy vào lĩnh vực kinh doanh smartphone cao cấp sau khi người sáng lập của họ thành lập một công ty mới.
LoveFrom, công ty thiết kế do Jony Ive và Marc Newson đứng đầu, đã hợp tác sáng tạo với Ferrari và công ty mẹ họ là Exor để thiết kế các dự án có lẽ liên quan đến ô tô và khám phá “ngành kinh doanh xa xỉ”.
Với cam kết về tính minh bạch, công ty an ninh mạng toàn cầu Kaspersky đã công bố thông tin theo các yêu cầu từ phía chính phủ, các cơ quan hành pháp, cũng như từ người dùng về các chuyên môn kỹ thuật và dữ liệu trong năm 2020 và nửa đầu năm 2021.
Lazada vừa triển khai chương trình “Bán hàng dễ quá – Lên La-za-da” dành cho tất cả các thương hiệu, nhà bán hàng trên mạng xã hội và các chủ doanh nghiệp truyền thống đang tìm kiếm cơ hội bắt đầu kinh doanh online.
Kể từ ngày 1/10, TP.HCM chính thức mở lại một vài dịch vụ thiết yếu, Thủ đô Hà Nội cũng cho phép các trung tâm thương mại được hoạt động, nhiều tỉnh thành đã nới lỏng quy định giãn cách xã hội… Tuy nhiên, Viettel Post cho biết vẫn không chủ quan mà sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm các quy trình giao – nhận hàng hóa “không tiếp xúc”.
Sau một năm đưa vào vận hành sử dụng (từ 22/9/2020 đến nay), cống ngăn mặn Bông Bót – một công trình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sử dụng xi lanh thủy lực của Bosch Rexroth đã thu được nhiều kết quả khả quan.
Đối diện bối cảnh thiếu điện năng, nhiều thành phố ở Trung Quốc đã ra thông báo hạn chế năng lượng cho mục đích công nghiệp khiến một số doanh nghiệp đã tạm ngừng hoặc ngừng sản xuất.