Ngày 26/11, cơ quan đăng ký Internet khu vực châu Âu, Trung Đông và các bộ phận của Trung Á công bố không còn địa chỉ IPv4 để cấp phát. Thông báo mục đích cảnh báo các tổ chức cá nhân, đơn vị hoặc chính phủ đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi sang giao thức IPv6.
Tổ chức quản lý địa chỉ Internet toàn cầu (IANA) lần nữa cũng đã phát đi thông báo kho địa chỉ IPv4 đã chính thức cạn kệt. Có thể đây là cảnh báo cuối cùng về IPv4 bởi tiến trình chuyển đổi sang giao thức kết nối IPv6 đã bắt đầu từ rất lâu.
Về lý thuyết kho địa chỉ IPv4 cạn kiệt có nghĩa là không còn bất kỳ thiết bị nào có thể kết nối vào hệ thống Internet. Dù vậy, thực tế địa chỉ IPv4 đang được quản lý và phân bố khá tốt cùng với kế hoạch chuyển sang kho địa chỉ IPv6 lớn hơn rất nhiều lần. Việc chuyển đổi sang IPv6 và phân bổ hợp lý IPv4 đã diễn ra trong một thời gian rất dài, người dùng cuối gần như không bị ảnh hưởng và vẫn truy cập vào internet bình thường. Các ISP (nhà cung cấp dịch vụ) mới là đơn vị điều phối việc cấp phát lại kho địa chỉ IPv6 của họ như tái sử dụng địa chỉ IPv4 không còn hoạt động, NAT để dùng chung địa chỉ IPv4… Song song đó các ISP từ lâu đã từng bước thực hiện việc mapping IPv4 sang IPv6.
Những năm 1980, thời điểm thế giới mới bắt đầu kết nối và kho địa chỉ IPv4 vẫn còn khá lớn nhưng các chuyên gia phân tích đã dự đoán trước khả năng cạn kiệt nhanh địa chỉ IPv4 trong thời gian ngắn. Năm 2011, tổ chức quản lý địa chỉ Internet toàn cầu (IANA) thông báo họ đã cấp phát 5 khối địa chỉ cuối cùng cho tổ chức quản lý địa chỉ Internet khu vực (RIR). Chính thức thông báo kho địa chỉ IPv4 đã được cấp phát hết sau 30 năm sử dụng.
Cùng thời gian, tổ chức tên miền thế giới (ICANN) tuyên bố tương lai của mạng kết nối toàn cầu sẽ phụ thuộc vào giao thức IPv6 với không gia lên đến 2128 địa chỉ, một con số khổng lồ so với 232 (khoảng 4.3 tỷ) địa chỉ của IPv4.
Được biết, người dùng cuối gần như không bị ảnh hưởng, việc chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6 đang diễn ra ổn định. Từ lâu, công nghệ IPv6 đã được chính phủ yêu cầu triển khai ở một số quốc gia. Sớm nhất vào năm 2012, chính phủ Mỹ yêu cầu các cơ quan liên bang đảm bảo rằng 10.000 website phải hỗ trợ IPv6 và các ứng dụng nội bộ nếu cần liên lạc với các máy chủ Internet công cộng, thì phải chuyển sang IPv6 vào năm 2014.
Việc triển khai IPv6 thành công sẽ kết thúc vai trò của công nghệ NAT, bởi kho địa chỉ IPv6 dư thừa để cấp phát cho tất cả các thiết bị trong thời gian tới. Không chỉ vậy, giao thức IPv6 an toàn và chất lượng truyền tốt hơn so với iPv4, mang lại lợi ích cho các nhóm đối tượng sử dụng quan trọng như: như chính quyền, quốc phòng, viễn thông, điện lực, giao thông, hậu cầu, giải trí, bất động sản, chăm sóc sức khỏe và giáo dục… Do IPv6 không tương thích ngược nên quá trình chuyển đổi từ IPv4 lên IPv6 là quá trình chậm chạp nhằm đảm bảo việc vận hàng xuyên suốt không gián đoạn. Dù vậy, đây là quy trình không thể đảo ngược.
Theo báo cáo của VNNIC, đến tháng 7/2019, Việt Nam đã có hơn 9 triệu thuê bao FTTH (chủ yếu là thuê bao của Tập đoàn VNPT, Tập đoàn Viettel và FPT Telecom); 9 triệu thuê bao di động (của 03 nhà mạng lới nhất Việt Nam gồm: Viettel, Vinaphone, Mobifone) và hơn 6.000 Website dưới tên miền “.vn” hoạt động tốt với IPv6; trong đó có 61 Website của cơ quan nhà nước, tiêu biểu có cổng thông tin của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND Tp. Đà Nẵng, UBND Tp. HCM, Đồng Nai, nhiều sở TTTT …. Tỷ lệ ứng dụng IPv6 của Việt Nam đạt 38%, Việt Nam đứng thứ 5 trên thế giới, vượt qua Malaysia và đứng thứ 1 khu vực ASEAN (nguồn APNIC), với hơn 20.000.000 người sử dụng IPv6 (nguồn Cisco). Mạng Internet IPv6 Việt Nam hoạt động ổn định, dịch vụ IPv6 được cung cấp rộng rãi tới người sử dụng đã góp phần đảm bảo cho hoạt động Internet Việt Nam bắt kịp với xu thế công nghệ mới.
Tính đến tháng 4/2019, tỷ lệ ứng dụng IPv6 toàn cầu đạt khoảng 26%, tăng trưởng trung bình 200% một năm (nguồn Google) với xu thế mặc định triển khai thuần IPv6 trong các mạng di động 4G LTE, 5G, IoT. Tại Mỹ, 80% thuê bao di động 4G của 4 nhà mạng lớn nhất hoạt động với IPv6. Tại Ấn Độ, 90% thuê bao LTE và của Ấn Độ hoạt động với IPv6. Tỉ lệ người dùng IPv6 toàn cầu đang gia tăng gấp đôi hàng năm. Dự báo, đến cuối năm 2020, tỷ lệ triển khai IPv6 toàn cầu đạt khoảng 50%, đây cũng là thời điểm IPv4 ngừng hoạt động.
Lee Se-dol, kỳ thủ cờ vây giỏi nhất thế giới hiện tại và cũng là người duy nhất từng đánh bại trí tuệ nhân tạo (AI) AlphaGo của Google, vừa tuyên bố từ bỏ ra khỏi các giải cờ vây chuyên nghiệp.
Với Steam Controller, Valve từng mang tham vọng về một tay cầm có độ tùy biến cao nhất trong lịch sử ngành game, nhưng cuối cùng họ đã phải từ bỏ mục tiêu này như một cách tuyên bố dừng cuộc chơi.
Ông Nguyễn Tử Quảng, CEO Tập đoàn công nghệ BKAV vừa cho biết trên fanpage Bphone Fans Club – Điện thoại CHẤT rằng, bên cạnh nâng cấp phần cứng, camera thế hệ tiếp theo trên Bphone 4 sẽ là “Nhiếp ảnh điện toán”.
Không ít các bạn trẻ hiện nay rất hào hứng sử dụng những app (ứng dụng) làm đẹp trên thiết bị di động (chủ yếu đến từ các nhà phát hành Trung Quốc) để có các hình ảnh tự sướng với khuôn mặt và dáng dấp xinh xắn hoàn toàn trái ngược so với thực tế.
Ngày 27/11, nhiều người đã chia sẻ thông tin Google mô tả quốc lộ 1 A thuộc mạng lưới đường cao tốc quốc gia Trung Quốc. Nhiều người lo ngại thông tin trên gây lầm lẫn về chủ quyền Việt Nam.
Ngày 25/11, UBND Quận 1, TP.HCM ra mắt ứng dụng tư vấn Thủ tục hành chính công và dịch vụ công trực tuyến trên nền tảng di động.
Facebook đã và đang xây dựng một ứng dụng nội bộ cho phép nhận biết tên của nhân viên làm việc cho MXH này. Ứng dụng hoạt động trên thời gian thực, dựa trên công nghệ nhận diện khuôn mặt và camera trên điện thoại.
Motorola Razr vẫn chưa được bán chính thức nhưng Motorola đã có kế hoạch cho thế hệ màn hình gập tiếp theo. Có lẽ Motorola muốn nhân lúc Motorola Razr đang được người dùng háo hức đón nhận để chiếm lĩnh thị trường điện thoại màn hình gập đầy tiềm năng.
Mới đây, một thiết bị Samsung mang tên mã SM-G986, được cho là của phiên bản Galaxy S11+ đã hé lộ kết quả bench mark trên ứng dụng Geekbench. Giống với nhiều dự đoán trước đây, sản phẩm này được trang bị con chip Exynos 9830, vốn từng xem là bản nâng cấp từ Exynos 9825 trên Galaxy Note 10.
Dịch vụ VPN có nhiều tính năng hơn là chỉ giúp người truy cập những website bị giới hạn. Vậy người dùng có bao giờ đặt câu hỏi là việc sử dụng VPN có hợp pháp không khi cố gắng truy cập vào những nội dung bị chặn bởi cơ quan quản lý?