Khó có thể xảy ra câu chuyện Tiki và Sendo sáp nhập

Lời đồn về việc Tiki và Sendo đang có kế hoạch sáp nhập đang lan truyền trong giới khởi nghiệp Việt Nam, nhưng việc này sẽ khó xảy ra.

Từ sáng ngày 10/2/2020, nhiều nhà sáng lập các công ty công nghệ ở Việt Nam như MOG, Appota viết trên trang Facebook cá nhân về sự kiện Tiki và Sendo, hai trang thương mại điện tử lớn của Việt Nam có thể sáp nhập trong thời gian sắp tới. Tất cả bắt đầu từ một vài nguồn tin “nghe nói” chưa có kiểm chứng, và khán giả có vẻ thích thú với tin tức này, có thể bởi vì nó mang tính “giật gân”. Tuy nhiên, có nhiều lý do để câu chuyện này khó mà xảy ra.

Thực ra thông tin này không mới, nó đã được lan truyền trong giới khởi nghiệp từ năm 2019, nhưng tất cả các bên đều im lặng. Cho tới khi câu chuyện được một vài kênh truyền thông đưa tin thì các thành viên ban giám đốc của cả Tiki và Sendo vẫn không đưa ra bình luận nào, còn câu trả lời của nhiều quản lý cấp cao của hai doanh nghiệp này đều giống nhau: “Chúng tôi cũng không biết nhiều hơn những gì truyền thông đang đưa”. Thật khó mà hình dung một giao dịch lớn và tốn thời gian như vậy nhưng các cấp quản lý đều không hay biết.

Thậm chí kể cả đặt giả thiết ban giám đốc hai doanh nghiệp này đồng ý sáp nhập, nhưng liệu các nhà đầu tư của hai sàn thương mại điện tử này có đồng ý hay không. Có rất nhiều câu hỏi mà ban giám đốc phải trả lời nhà đầu tư. Như tại sao họ lại muốn làm thế? Làm thế có khiến giá trị khoản đầu tư của nhà đầu tư tăng lên hay không? Nhà đầu tư có dễ dàng thoái vốn hơn không? Và cả trăm câu hỏi khác liên quan. Cả Tiki và Sendo đều đã gọi hơn 100 triệu USD từ rất nhiều nhà đầu tư, cả trong và ngoài nước, nên việc sáp nhập nói sẽ dễ hơn làm, vì sẽ có hàng núi công việc liên quan tới giấy tờ dành cho ban giám đốc của cả 2 doanh nghiệp. Trong khi đó, các quản lý cấp cao đến nay vẫn không biết gì.

Nếu xét về hoạt động kinh doanh, đối thủ chính của 2 doanh nghiệp này là Lazada và Shopee. Khi Alibaba bỏ 1 tỉ USD mua lại Lazada năm 2016, ai cũng nghĩ rằng “con khủng long” này sẽ nuốt trọn thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á, nhưng việc đó không xảy ra. Lazada thậm chí còn từ vị trí thống trị thị trường Việt Nam năm 2016, tụt xuống hạng 3 về lượt người truy cập (thống kê của iPrice và App Annie Q2/2019), với thứ tự lần lượt là Shopee, Tiki, Lazada, Sendo và TGDD. Không khó để lý giải cho điều này, trước khi Rocket Internet bán Lazada, họ đã ném tất cả những gì họ có vào ván bài này, nhằm đạt được những chỉ số thị trường đẹp nhất để bán cho được giá. Nhưng khi về tay Alibaba, công ty này đòi hỏi Lazada phải có dòng tiền lành mạnh, và phải cắt giảm chi phí vận hành xuống thấp nhất. Lúc này sự hào nhoáng của Lazada về lượng người dùng, tổng số đơn hàng vốn tốn rất nhiều chi phí lại chính là thứ mà họ phải giải quyết. Hãy nhìn mức độ thay đổi về nhân sự của Lazada sau khi Alibaba tiếp quản sẽ thấy chiến lược của họ. Vì vậy đứng thứ 3 với dòng tiền được quản lý tốt, không làm Alibaba phật lòng, cũng không phải là vị trí tồi của Lazada.

Còn Shopee, một ngôi sao mới nổi của SEA (Garena trước đây), công ty có trụ sở ở Singapore nhảy vào thị trường Việt Nam năm 2016 với chiến lược khác biệt, tập trung vào kênh mobile, trợ giá người bán, hướng đến đối tượng trẻ thông qua thần tượng của họ. Shopee nhanh chóng leo lên vị trí thứ 2, rồi số 1 Việt Nam về lượng truy cập và lượng đơn hàng, bất kể giá trị đơn hàng đó là 10 ngàn đồng. SEA vốn vận hành nhiều mô hình kinh doanh, từ game, fintech (ví, cổng thanh toán), thương mại điện tử, tới logistics, giao nhận đồ ăn… Với vị trí thống trị ngành game Đông Nam Á, game vẫn là trụ cột để nuôi những mô hình còn lại của SEA. Nhưng SEA cũng không thể cùng lúc rải tiền ra chiến đấu ở tất cả mặt trận, trong khi thương mại điện tử vẫn được các chuyên gia trong ngành xác định là lĩnh vực “đốt tiền” ở Việt Nam, vì vậy kế hoạch tài chính của họ với mảng này cũng sẽ được cân nhắc kỹ càng.

Quay trở lại Tiki và Sendo, hai doanh nghiệp này có hai chiến lược khác nhau. Tiki tập trung vào khu vực thành thị, nơi tỷ lệ dân số thấp hơn nhưng thu nhập cao hơn, nhằm giải quyết những nhu cầu khá cao cấp của đối tượng khách hàng này từ cam kết chất lượng hàng hoá, giao hàng 2h tới chăm sóc khách hàng một cách khá tinh tế. Trong khi Sendo tập trung vào những thành phố loại 2 trở xuống đến vùng sâu vùng xa, giải quyết những nhu cầu cơ bản nhất mà các loại hình bán lẻ hiện đại chưa với tay tới. Vì vậy rất khó để tìm ra lý do hai doanh nghiệp này phải sáp nhập, trong khi Lazada được hậu thuẩn bởi Alibaba, Shopee được hậu thuẫn bởi SEA, ai cũng biết tiềm lực tài chính của các doanh nghiệp này nếu họ quyết định dồn vào tấn công 1 đối thủ.

Được biết, Tiki có những dịch vụ vượt trội hơn các đối thủ khác như TikiNow (giao hàng 2h), hay Tiki Trading, bộ phận phân phối hàng hoá do Tiki kiểm soát chất lượng, điều mà Sendo sẽ mất rất nhiều thời gian để xây dựng. Nếu những dịch vụ này được triển khai trên Sendo sẽ giúp Tiki tiếp cận nhiều người dùng hơn, còn Sendo sẽ có nhiều dịch vụ chất lượng hơn. Thông thường, khi các dịch vụ được liên kết triển khai, số liệu của những dịch vụ này sẽ được minh bạch để các nhà đầu tư được biết, vì vậy rất có thể những “lời đồn” từ đây mà ra.

Cường Nghiêm

Ra mắt Nokia C1, giá 1,39 triệu đồng

Nokia C1 sở hữu màn hình 5.45 inch kết hợp thời lượng pin dài cả ngày và kết nối 3G mang lại trải nghiệm tốt hơn hơn cho người sử dụng.

Sony chính thức rút khỏi MWC 2020 và ra mắt sản phẩm trên YouTube

Hội nghị Di động toàn cầu (MWC) là sự kiện công nghệ di động lớn nhất trong năm và là nơi lớn nhất thu hút các công ty di động trên toàn cầu thường tham dự. Tuy nhiên, sự bùng phát của dịch viêm phổi do virus corona gây ra đã khiến không ít công ty phải tuyên bố hủy bỏ tham dự sự kiện này.

Xerox thèm thuồng, đe dọa, muốn mua lại HP với mức gần 35 tỷ USD

Sau nhiều lần bị từ chối, Xerox hiện đang rất nỗ lực để đạt được thỏa thuận mua lại HP với cách tiếp cận tích cực hơn khi tăng giá mua lên đến gần 35 tỷ USD.

Elon Musk chê Facebook là thứ “què quặt”

Một lần nữa tỷ phú công nghệ Elon Musk lại tỏ thái độ coi thường mạng xã hội lớn nhất thế giới. Đây cũng không phải lần đầu tiên Elon Musk tỏ thái độ tiêu cực với Facebook.

Nghẹn ngào với video người mẹ gặp lại con gái đã mất nhờ công nghệ VR

Nhiều người đã không kìm được nước mắt khi xem đoạn video người mẹ gặp lại con gái đã mất nhờ công nghệ thực tế ảo. Đoạn video đã thu hút hơn 7,3 triệu lượt xem và gần 15 ngàn lượt bình luận trên kênh YouTube.

Bộ KH&CN phê duyệt và thúc giục khẩn trương 3 đề tài cấp quốc gia phòng chống dịch nCoV-2019

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã ký Quyết định phê duyệt danh mục 03 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đột xuất phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona, giao trực tiếp cho 03 tổ chức chủ trì, khẩn trương triển khai thực hiện, trong vòng 01 tháng nữa có thể có 03 loại Bộ Kít để chủ động chẩn đoán, phân loại bệnh nCoV-2019, góp phần quan trọng trong công tác phòng, chống dịch bệnh.

Màn hình Moto RAZR sọc, rách nham nhở chỉ sau một ngày mở bán

Tình trạng sọc màn, hỏng màn thậm chí là rách nham nhở xảy ra liên tục với màn hình của Moto RAZR đã khiến nhiều người băn khoăn về độ bền của chiếc máy này.

Sự thiếu hụt AirPods, AirPods Pro có thể trở nên tồi tệ hơn

Nhu cầu dành cho AirPods Pro đã tăng liên tục kể từ khi sản phẩm ra mắt vào cuối năm ngoái, và sự bùng phát của dịch virus corona có thể khiến mọi thứ càng trở nên tồi tệ hơn.

FPT Shop triển khai bán vé máy bay trên toàn hệ thống

FPT Shop sẽ triển khai bán vé máy bay nội địa cho tất cả các hãng hàng không Việt Nam tại hơn 600 cửa hàng FPT Shop trên 63 tỉnh thành. Đây được xem là xu hướng mở rộng ngành hàng và dịch vụ trên nền tảng sẵn có được nhiều doanh nghiệp lớn vận dụng.

Google Play Store sẽ lâm nguy khi các hãng sản xuất Trung Quốc liên minh?

Thị phần khổng lồ của bộ ba Huawei, Oppo và Vivo chắc chắn sẽ thu hút rất nhiều lập trình viên viết ứng dụng cho kho ứng dụng mới này, và Google Play Store có thể sẽ trở thành sản phẩm “hạng hai”.