Ngày 21/4/2022, Bosch Việt Nam và Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc Gia TP.HCM tổ chức Lễ khánh thành Phòng thí nghiệm công nghệ Ô tô Bosch với trang thiết bị chất lượng cao, giúp sinh viên có cơ hội học tập, nghiên cứu về cơ chế hoạt động và cảm biến đo mức nhiên liệu của xe ô tô và các đặc tính của hộp số CVT.
Được trang bị Bộ cảm biến mức nhiên liệu (FLS) và hộp số vô cấp (CVT) của Bosch, phòng thí nghiệm nhằm mục đích nâng cao trải nghiệm học tập của sinh viên kỹ thuật chuyên ngành từ nhiều chương trình kỹ thuật ô tô khác nhau thuộc Khoa Kỹ thuật Giao thông của ĐH Bách khoa.
Tại lễ khánh thành, ông Guru Mallikarjuna, Tổng Giám đốc Bosch Việt Nam cho biết: “Nền giáo dục tại Việt Nam luôn được Bosch đặt lên hàng đầu, đặc biệt là về công nghệ và đổi mới, và điều này được gắn liền với các giá trị của chúng tôi, nhằm làm phong phú hóa xã hội mà chúng tôi đang hoạt động. Chúng tôi mong muốn có thêm nhiều hợp tác giữa các trường đại học và các ngành công nghiệp tại Việt Nam và rất vinh dự được đóng góp một phần tích cực trong việc định hình lực lượng lao động kỹ thuật lành nghề trong tương lai”.
Việc tích hợp Phòng thí nghiệm công nghệ Ô tô Bosch vào chương trình giảng dạy hiện tại của trường sẽ giúp sinh viên hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động và cảm biến đo mức nhiên liệu của xe ô tô và các đặc tính của hộp số CVT. Mô hình cụ thể của phòng thí nghiệm sẽ được thiết lập dựa vào nhu cầu nghiên cứu và đào tạo của trường trong tương lai. Mô phỏng này có thể giúp đẩy nhanh các quá trình kiểm tra thiết kế hoặc mô hình ô tô, nhằm thúc đẩy việc áp dụng các công nghệ quy mô phòng thí nghiệm vào thế giới thực, từ đó, thúc đẩy các nỗ lực đổi mới tại địa phương.
Đánh giá ý nghĩa của phòng thí nghiệm, PGS.TS Mai Thanh Phong – Hiệu trưởng Trường ĐH Bách Khoa, ĐHQG-HCM chia sẻ: “Với việc thành lập Phòng thí nghiệm công nghệ Ô tô Bosch với trang thiết bị chất lượng cao ngay trong khuôn viên trường, chúng tôi mong rằng sinh viên có thể tham gia các chương trình đào tạo đa dạng hơn, làm phong phú thêm trải nghiệm học tập của bản thân. Đào tạo sinh viên thành một lực lượng lao động tri thức có năng lực lãnh đạo không chỉ cho thị trường việc làm trong nước mà còn ở nước ngoài chính là một trong những sứ mệnh của trường”.
Thông qua hợp tác với Bosch, các sinh viên ngành kỹ thuật ô tô của Trường ĐH Bách Khoa còn có cơ hội học hỏi và đào tạo dưới sự hướng dẫn và cố vấn của các chuyên gia và kỹ sư công nghệ Bosch, đồng thời tiếp cận các chương trình thực tập và phát triển tài năng tại công ty.
Trước đó, chuyến thăm đầu tiên của Bosch tới trường ĐH Bách Khoa, ĐHQG-HCM vào tháng 12/2020 đã đặt nền tảng cho sự hợp tác này. Tiếp đó, với sự hỗ trợ của Khoa Kỹ thuật Giao thông, chuyến thăm thứ hai của Bosch vào tháng 3/2021 đã xác định thành công vị trí xây dựng của phòng thí nghiệm trong trường đại học. Vào ngày 25/10/2021, hai bên chính thức lễ ký kết Thỏa thuận Tài trợ phòng thí nghiệm. Như vậy sau 17 tháng, Phòng thí nghiệm công nghệ Ô tô Bosch đã được thành lập, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong kế hoạch hợp tác chiến lược của Bosch và các cơ sở giáo dục hàng đầu tại Việt Nam.
Với bề dày lịch sử 65 năm, Đại học Bách Khoa, ĐHQG-HCM là một trong những trường đại học kỹ thuật hàng đầu tại Việt Nam. Đạt chuẩn kiểm định HCERES và AUN-QA từ năm 2017 và được công nhận bởi nhiều tổ chức kiểm định quốc tế về giáo dục đại học (ABET, AUN-QA, FIBAA, AQAS, BSI,…). Tầm nhìn của trường là trở thành trường đại học hàng đầu khu vực về giảng dạy, học tập, nghiên cứu và khởi nghiệp cũng như đổi mới sáng tạo. Đại học Bách khoa cũng rất chú trọng phát triển hợp tác giữa đại học – doanh nghiệp và coi đây là một trong những yếu tố quan trọng cho sự phát triển bền vững của trường.
Kể từ khi thành lập, Bosch Việt Nam đã hợp tác với nhiều đối tác địa phương và các trường đại học nhằm giúp đáp ứng và thúc đẩy nhu cầu học tập của thế hệ trẻ. Từ các cơ hội thực tập quanh năm đến đào tạo nghề theo tiêu chuẩn Đức (chương trình TGA), Bosch luôn nỗ lực trong việc cá nhân hóa trải nghiệm học tập thay vì triển khai một chương trình học rập khuôn. Bosch cũng tích cực tổ chức các cuộc thi khởi nghiệp đổi mới, chẳng hạn như CODERACE CHALLENGE 2022 và Greenovator Hackathon 2021, một nền tảng bổ sung để thế hệ trẻ Việt Nam thể hiện các kỹ năng mềm đồng thời chuyển đổi kiến thức lý thuyết thành thực hành.
Báo cáo Chỉ số Băng thông rộng (Broadband Index) mới nhất của Cisco vừa công bố cho thấy, người lao động Việt Nam tin rằng khả năng truy cập Internet toàn cầu tốc độ cao và đáng tin cậy rất quan trọng, giúp công việc hiệu quả và tăng trưởng kinh tế, xã hội, đặc biệt trong bối cảnh mô hình làm việc kết hợp (Hybrid Work) tiếp tục phổ biến vào năm 2022.
Nhà phân tích Ming-chi Kuo đến từ TF International Securities vừa tiết lộ thông tin về những cải tiến sẽ được mang đến cho camera trước của loạt iPhone 14.
Sau khi Intel chính thức ra mắt CPU Intel Core thế hệ 12 dòng H dành cho laptop, đồng loạt các hãng ASUS, Dell, Acer, Gigabyte và MSI đã giới thiệu loạt laptop mới nhất của mình, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu sử dụng của người Việt.
Các nhà khoa học Trung Quốc sẽ sớm có một công cụ dựa trên không gian mới để thúc đẩy nghiên cứu của họ về môi trường khí quyển và ô nhiễm của Trái Đất.
Một báo cáo mới chỉ ra rằng Apple đã được chính phủ Ấn Độ cho phép mở rộng cơ sở sản xuất lớn của Foxconn ở nước này để đáp ứng nhu cầu.
Microsoft vừa xác nhận rằng kể từ sau ngày 11/4/2023, công ty sẽ không cung cấp các bản cập nhật bảo mật cho Office 2013 và Skype for Business 2015 nữa.
Mặc dù vẫn chưa quyết định hoàn toàn rời khỏi Nga nhưng Google vẫn tiếp tục thực hiện các hành động trừng phạt nhỏ đối với quốc gia này.
Ngày 19/4, Tinder đã thông báo về việc ra mắt Trung tâm An toàn bằng tiếng Việt trên ứng dụng tại Việt Nam, giúp các thành viên dễ dàng truy cập vào các công cụ phù hợp với tình trạng của họ khi sử dụng nền tảng.
Lễ khai giảng Chương trình Thực tập sinh Tài năng (Viettel Digital Talents) 2022 đón nhận 115 sinh viên xuất sắc đã diễn ra ngày 16/4 tại Trụ sở Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel).
Chính phủ Hoa Kỳ đã cam kết chấm dứt việc thực hành các vụ thử tên lửa chống vệ tinh. Động thái này diễn ra vài tháng sau khi Nga cho nổ một vệ tinh đã chết bằng cách này, rải vào quỹ đạo Trái đất các mảnh vỡ lớn, gây nguy hiểm cho Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).