Khai trương dự án mLab

Dự án mLab vừa được chính thức đưa vào hoạt động vào ngày 17/9 vừa qua tại khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh. Dự án mLab có nguồn vốn được thực hiện dựa trên sự kết hợp của Đại sứ quán Phần Lan tại Việt Nam, Tổ chức InfoDev thuộc Ngân hàng Thế giới World Bank, Nokia nhằm phát triển các ứng dụng phần mềm dành cho di động tại thị trường Việt Nam. Đây hứa hẹn sẽ là dự án góp phần nâng cao chất lượng ứng dụng di động của các nhà phát triển trong nước, đồng thời quảng bá sức mạnh công nghệ thông tin của nước ta ra với bạn bè thế giới.

1.      Tại sao là ứng dụng di động?
Trong các mô hình khuếch tán công nghệ truyền thống, sự đổi mới bắt đầu tại những nước phát triển và chỉ lan dần qua các nước đang phát triển khi đã bắt đầu ứng dụng rộng rãi. Do đó, các công việc R&D (nghiên cứu và phát triển) đòi hỏi kĩ năng cao có xu hướng tập trung xung quanh các trường đại học và các sân golf ở những nền kinh tế tiên tiến, trong khi đó các nước đang phát triển lại nghiêng về việc sản xuất sản phẩm đã định hình rõ ràng, đòi hỏi ít kĩ năng và lương thấp. Nhưng sự bùng nổ công nghiệp phần mềm do sự phát triển của máy tính cá nhân trong năm 1980 và mạng Internet trong những năm 1990 đã bắt đầu biến đổi các mô hình. Sự bùng nổ đó tạo ra cơ hội cho sự đổi mới và phát triển ở những nước như Ấn Độ – đất nước mà bây giờ có hơn 2.5 triệu nhà phát triển phần mềm, cũng như một nền công nghiệp trị giá khoảng 60 tỉ USD trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm và gia công quy trình doanh nghiệp.
Ngày nay, khi mà thuê bao di động trên toàn thế giới sẽ sớm vượt qua con số 5 tỷ, sự phát triển chưa từng có trong việc sử dụng thông tin di động đã tạo ra một cơ hội lớn cho lĩnh vực phát triển ứng dụng di động. Tại các thị trường mới nổi, thiết bị di động có xu thế trở thành con đường chính truy cập vào Internet hơn là máy tính, và những nhân tố như sự rộng lớn của thị trường và sự dồn nén mạnh mẽ nhu cầu về các ứng dụng di động của người tiêu dùng làm cho các nước đang phát triển trở thành mảnh đất màu mỡ của sự sáng tạo trong lĩnh vực này.
Doanh nhân tại các thị trường này đã sẵn sàng để nắm lấy cơ hội. Thực tế là không thể nói về sáng tạo trong lĩnh vực di động mà không đề cập đến các hệ thống ngân hàng di động rất thành công như Wizzit và M-Pesa, công cụ theo dõi khủng hoảng Ushahidi, hoặc phần mềm thông tin nông nghiệp Reuters Market Light… Tất cả đều được tạo ra ở các nước đang phát triển.
Có nhiều lí do làm cho ứng dụng di động trở thành cơ hội thú vị thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội:
· Điện thoại di động là nền tảng lớn nhất cho sự phân phối các ứng dụng phát triển. Trên thực tế, những đăng ký thuê bao điện thoại mới tại các nước có thu nhập thấp và dưới trung bình đã vượt xa các nước có thu nhập trên trung bình và các nước có thu nhập cao từ năm 1998, và hầu như tất cả các khách hàng di động mới trong những năm tới sẽ ở những nước đang phát triển.
· Với các chức năng như thanh toán tín dụng hoặc trình duyệt web, ở các nước đang phát triển vẫn chưa có sản phẩm thay thế thích hợp cho di động, ví dụ như chuyển tiền qua biên giới thì di động vẫn cung cấp giải pháp hiệu quả và rẻ tiền hơn.
· Các rào cản trong việc gia nhập phát triển ứng dụng di động ngày càng trở nên thấp hơn, việc tải về và truy cập miễn phí các ứng dụng đó làm cho ứng dụng trở nên rộng rãi và dễ sử dụng hơn.
· Thị trường ứng dụng di động đang có tính phân mảnh cao – theo lĩnh vực, theo hệ điều hành di động và theo ngôn ngữ – có nghĩa là có những cơ hội vô tận cho việc chuyên biệt hóa, nội địa hóa, và cho việc mang một ứng dụng thành công từ thị trường này áp dụng vào một thị trường khác. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn có cơ hội khởi đầu và phát triển tốt trong ngành công nghiệp phát triển ứng dụng di động, bởi vì có đến hàng chục hệ điều hành di động khác nhau không có bất kỳ một nhà mạng nào có thể một mình thống trị toàn cầu.
Thách thức đặt ra là phải làm sao để mở rộng cơ hội này trong các thị trường mới nổi, và quan trọng hơn là tìm cách khai thác nó nhằm hỗ trợ cho sự phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. Trong nỗ lực để vượt qua thách thức này, infoDev, một cơ quan trực thuộc Ngân hàng Thế giới, đã hình thành một quan hệ đối tác công-tư với Bộ Ngoại giao của Chính phủ Phần Lan và Nokia để thực hiện chung chương trình về: Tạo dựng các doanh nghiệp bền vững trong nền kinh tế tri thức trong năm 2010-2012. Chương trình sẽ chú trọng vào các ứng dụng di động, thiết lập nên các phòng thí nghiệm ứng dụng di động và sử dụng mạng di động xã hội như là một công cụ để thúc đẩy phát triển ứng dụng,  được hỗ trợ bởi các hoạt động ươm tạo doanh nghiệp và phát triển tinh thần doanh nhân. Chương trình sẽ được thực hiện ở cấp quốc gia các nước đối tác đang phát triển của Phần Lan; ở cấp khu vực ở Châu Phi, châu Á và Châu Âu, Caucasus và Trung Á (ECA) cũng như ở cấp độ toàn cầu.

Khai trương dự án mLab - Ribboncutting

2.      Phòng thí nghiệm cho ứng dụng di động là gì? Cung cấp các dịch vụ và chức năng gì?
Một phòng thí nghiệm ứng dụng di động (mLab) là một không gian mở, nơi các doanh nhân công nghệ có thể tương tác, làm việc, được truy cập vào các công cụ chuyên môn, triển khai các giải pháp, bắt đầu cũng như phát triển doanh nghiệp của họ. mLab được điều hành và quản lý bởi các chuyên gia cùng với các nhà phát triển ứng dụng tại địa phương, nhằm cung cấp cơ sở hạ tầng cần thiết cho việc triển khai và nhân rộng các ứng dụng di động. Để sử dụng  phòng thí nghiệm, lập trình viên địa phương, thiết kế web hoặc nhà phát triển ứng dụng di động có thể đăng ký làm thành viên, mà không tốn phí hoặc với mức phí tượng trưng, tùy thuộc vào mô hình kinh doanh của mLab. mLab sẽ cung cấp một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các giải pháp có tiềm năng thương mại hóa, bằng cách cung cấp các thiết bị để thử nghiệm cũng như đào tạo kỹ thuật và các hội thảo về kỹ năng kinh doanh. Hơn nữa, mLab sẽ có vai trò như cửa ngõ để vào thị trường địa phương, khu vực và quốc tế và sẽ kết nối các doanh nghiệp với các nhà đầu tư.
2.1.                        Mục tiêu:
–          Tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp mang tính sáng tạo và đổi mới trong ngành công nghiệp di động, đặc biệt là trong lĩnh vực ứng dụng và dịch vụ dành cho phát triển xã hội bền vững.
–          Đảm bảo rằng các ứng dụng mang tính địa phương sẽ được tạo ra để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng ở các nước đang phát triển. mLab sẽ phục vụ cho các nhà phát triển phần mềm ở địa phương và ở cả các nước trong khu vực. Việc này được thực hiện thông qua việc vừa cung cấp dịch vụ tại chỗ, vừa cung cấp các dịch vụ qua mạng internet cho khu vực.
Thước đo thành công của mLab là phải đạt được 8-10 ứng dụng di động trong vòng 2 năm từ khi đi vào hoạt động. Ngoài ra, thành công còn thể hiện qua:
–          Gia tăng tỷ lệ thương mại hóa của ứng dụng di động sáng tạo, có tiềm năng tác động đáng kể đến sự phát triển.
–          Tăng quy mô và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp sáng tạo ứng dụng di động, từ đó mang lại sự tiếp cận sâu rộng hơn đến những thành phần dân cư có điều kiện thiếu thốn.
2.2.                        Chức năng:
Các dịch vụ và chức năng của mLab sẽ phát triển theo thời gian, bao gồm một số nội dung chính sau:
–          Đào tạo các nhà phát triển ứng dụng di động: mLab sẽ có các khóa đào tạo ngắn và dài hạn cho các nhà phát triển ứng dụng di động về việc làm thế nào để phát triển các ứng dụng di động và các kĩ năng kinh doanh liên quan. Các khóa học có thể giúp các ứng viên phát triển ứng dụng của mình cũng có thể giúp ứng viên tìm được việc làm. Trong dài hạn, mLab có thể liên kết với các trường đại học để cung cấp chương trình đào tạo chính thức cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
–          Chứng nhận: Bởi vì có rất nhiều nền tảng khác nhau cho hệ điều hành điện thoại di động (như Symbian, iOS của Apple, Bada của Samsung, Windows Phone 7, Android),bất kỳ phần mềm di động nào muốn mở rộng quy mô đều phải đảm bảo tính tương thích trên nhiều nền tảng. Ngoài ra các phiên bản dùng ngôn ngữ địa phương trên các hệ điều hành phổ biến cũng cần được thử nghiệm và kiểm định. mLab có thể cung cấp một dịch vụ chứng nhận về tính tương thích của các ứng dụng di động, cung cấp cơ sở vật chất và thiết bị cho các nhà mạng và các nhà phát triển phần mềm để thử nghiệm ứng dụng của họ trong điều kiện hoạt động bình thường.
–          Các cuộc thi giải pháp/sản phẩm/ý tưởng: mLab sẽ tổ chức các cuộc thi có giải thưởng nhằm thu hút sáng kiến của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs), các doanh nghiệp tiềm năng cho việc phát triển các ứng dụng, chẳng hạn như các cuộc thi về ý tưởng, kế hoạch kinh doanh, thương hiệu… Các cuộc thi này sẽ được tổ chức ở tầm khu vực thông qua liên kết với các chương trình xã hội như Mobile Monday cũng do infoDev tài trợ. Cần phải nhấn mạnh rằng các ứng dụng này thuộc về các nhà phát triển ứng dụng và các doanh nhân, chứ không phải mLab.
–          Tư vấn kinh doanh: thông qua các dịch vụ của Vườn ươm, mLab sẽ giúp các nhà phát triển ứng dụng mang ý tưởng của họ ra thị trường. mLab đóng vai trò như một chương trình ươm tạo chuyên đề của Vườn ươm, trong trường hợp này là về Ứng dụng di động.  mLab cũng sẽ làm việc với các vườn ươm trong mạng lưới của infoDev để giúp các doanh nghiệp khởi sự mở rộng quy mô và giúp ra mắt sản phẩm.
–          Nhân bản các ứng dụng thành công: các ứng dụng di động thường dành riêng cho một quốc gia, hệ điều hành hoặc một ngôn ngữ nào đó… Vì vậy, có yêu cầu đặt ra về việc hỗ trợ cho các nhà phát triển ứng dụng sao chép lại một ứng dụng đã thành công tại quốc gia khác để áp dụng vào các thị trường khác. Điều này đặc biệt phù hợp với các thị trường nhỏ và có ngôn ngữ đặc thù, vốn thường chậm tiếp nhận các ứng dụng mới, như Việt Nam, và rất quan trọng cho những ứng dụng có giá trị phát triển xã hội (ví dụ, trong giáo dục, y tế và nông nghiệp). Các dịch vụ nhân bản cũng có thể được cung cấp cho các nhà vận hành mạng trên cơ sở thương mại. Các quyền sở hữu trí tuệ cho các ứng dụng sẽ thuộc về các nhà phát triển, không phải là mLab.
–          Kho kiến thức trong ICT4D (ICT for Development): Cộng đồng ICT4D rất cần một cơ sở tốt hơn cho việc học từ những thành công và thất bại trong quá khứ. Các phòng thí nghiệm ứng dụng di động có thể thiết lập một cơ sở kiến ​​thức mở của dự án ICT4D và ghi nhận những mô hình thành công hoặc thất bại, và những bài học có được. Các kho kiến thức này cũng có thể phục vụ như là một cơ sở kiến ​​thức của mã nguồn mở cho các nhà phát triển, tương tự như Source Forge (sourceforge.net).
–          Nghiên cứu hành vi người tiêu thụ: Trong khi hành vi người tiêu thụ tại các nước phát triển đã được hiểu rõ thì tại các thị trường đang phát triển – nơi mà các vấn đề văn hóa, ngôn ngữ và lịch sử có thể ảnh hưởng – thì hành vi người tiêu dùng vẫn chưa được hiểu cặn kẽ. mLab có thể làm việc với các đối tác khác để tiến hành nghiên cứu hành vi người dùng, đặc biệt là trong thành phần dân số có thu nhập thấp.
–          Tiếp cận tài chính, tiếp cận thị trường: mLab sẽ đóng vai trò là một diễn đàn trung lập nơi mà các đối tác tiềm năng có thể gặp gỡ nhau để thương mại hóa ý tưởng hay mở rộng kinh doanh. Các đối tác ở đây có thể là: các nhà mạng, nhà sản xuất thiết bị, nhà đầu tư, nhà phát triển ứng dụng, hay các quỹ đầu tư mạo hiểm… Diễn đàn cần có đủ quy mô để thu hút các đối tác nghiêm túc, đồng thời cũng cần tạo ra môi trường trung lập để các doanh nhân và các nhà phát triển ứng dụng có thể chia sẻ ý tưởng với các tổ chức lớn hơn.
2.3.                        Đối tác:
mLab sẽ làm việc với các đối tác từ mọi lĩnh vực của ngành nghề. Các đối tác tiềm năng ví dụ bao gồm:
–          Các nhà đầu tư bên ngoài – người sẽ bổ sung nguồn quĩ cho mLab và tăng tính tự làm chủ sở hữu của địa phương.
–          Các trường đại học trong và ngoài nước – đơn vị cung cấp việc huấn luyện và bằng cấp.
–          Các trường kỹ thuật và các trường kinh doanh – đơn vị cung cấp chứng chỉ kỹ thuật và kỹ năng kinh doanh.
–          Đại diện chính phủ.
–          Những người đứng đầu ngành công nghiệp, bao gồm: nhà mạng, nhà sản xuất thiết bị, người cung cấp nội dung…đây sẽ là những người cung cấp và kiểm tra các phần mềm cũng như ứng dụng khác nhau.
2.4.                        Doanh thu dự kiến:
Để có thể phát triển bền vững, mLab cần tạo ra nguồn thu bền vững. Nguồn thu của mLab tại Khu CNC dự kiến sẽ đến từ các loại dịch vụ đã nêu ở trên.

Triển lãm Kỷ nguyên Công nghệ số 2012: Tiết kiệm và thực tế

Triển lãm Kỷ nguyên Công nghệ số Vietnam Consumer Digital World Expo lần thứ 17 (VCW 2012) đã diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 30/8-2/9/2012 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế, 446 Hoàng Văn Thụ, Q.Tân Bình, TPHCM. Về quy mô, VCW năm nay đã giảm đi đáng kể số lượng các thương hiệu tham gia, ít gian hàng được đầu tư hoành tráng, sản phẩm mới không nhiều. Song, có lẽ Ban tổ chức đã đúng khi quay lại chọn địa điểm triển lãm thuận lợi Hoàng Văn Thụ và tổ chức vào những ngày cuối tuần trùng với dịp lễ Quốc khánh 2/9.

Xu hướng rò rỉ mất cắp dữ liệu trong năm 2012

Theo bảng báo cáo từ Symantec tháng 8 vừa công bố, năm 2012 thoạt nhìn có vẻ như các cuộc tấn công đang có xu hướng giảm xuống, tuy nhiên số lượng các vụ rò rỉ mất mát dữ liệu vẫn duy trì ở mức như cũ. Xét về số lượng định danh trung bình bị đánh cắp trong một vụ rò rỉ dữ liệu đã giảm xuống tới gần 1 nửa. Dẫu vậy, khi xét tới giá trị trung bình của hai khoảng thời gian, chúng ta sẽ nhận thấy một bức tranh hoàn toàn khác. Số lượng trung bình các vụ việc ăn cắp định danh người dùng tăng 41% – điều này có nghĩa những kẻ tấn công đang có xu hướng nhắm tới các nhóm đối tượng mục tiêu cụ thể, có chủ đích, được chọn lựa kỹ hơn, khác với xu hướng cũ là chỉ đơn thuần thu thập lượng dữ liệu càng nhiều càng tốt.

Hàng ngàn sinh viên “khoe” cá tính tại VAIO E Camp 2012

Sau hơn 1 tháng phát động, VAIO E Camp 2012 – sân chơi “cực chất” dành cho sinh viên đã chính thức diễn ra tại nhà thi đấu Nguyễn Du (Tp. HCM) vào ngày 15/9 vừa qua. Tới tham dự hội trại là hàng ngàn bạn trẻ tới từ các trường đại học, cao đẳng cùng sẻ chia một tình yêu công nghệ, một nhiệt huyết khám phá, học hỏi và mong muốn khẳng định bản thân.

Chạm tay iPhone thế hệ thứ 6 vừa ra mắt của Apple

iPhone 5 được trang bị màn hình Retina 4 inch, 4G LTE và cổng dock kết nối 8 pin kiểu mới. Máy có kích thước mỏng 7,6 mm, nặng 112 gram cùng kiểu dáng đẹp mắt nằm gọn trong tay.

Sống động cùng loa Genius SW-2.1 360

Genius tiếp tục giới thiệu ra thị trường hệ thống 3 loa mã số SW-2.1 360 với kiểu dáng đơn giản, tinh tế và chất lượng âm thanh sống động, phù hợp với các nhu cầu chơi game, nghe nhạc hay xem phim trong không gian tầm trung.

Phong cách với USB ADATA UC500 hình chai rượu

Vào tháng 9/2012, hãng ADATA Technology Co., Ltd. đã giới thiệu đến với thị trường dòng sản phẩm bút lưu trữ DashDrive™ Choice UC500. Sản phẩm bút lưu trữ mới này sở hữu thiết kế độc đáo với những gam màu ấn tượng kèm với tính năng thông minh và dễ sử dụng.

AMD mang đến giải pháp hiệu quả và tiết kiệm chi phí trên nền tảng Windows Server 2012

Vào ngày 5/9/2012 vừa qua, AMD vừa bắt tay với Microsoft trong quá trình phát triển Windows Server 2012 để mang đến cho người dùng giải pháp máy chủ tốt nhất khi chạy trên nền bộ xử lý AMD Opteron. Các bộ xử lý Opteron rất phù hợp với các nhu cầu tính toán và có tỉ lệ cân bằng giữa chi phí/tốc độ rất tốt, tối đa hoá hiệu năng làm việc và giúp giảm tối thiểu chi phí đầu tư (TCO) cho khách hàng.

Chuyên viên tư vấn SAP – nghề giữ lương thời khủng hoảng

Trong xu hướng kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng cao hiện nay, các cá nhân sở hữu nhiều kĩ năng cho kinh doanh và công nghệ được hưởng một lợi tế đáng kể so với các đồng nghiệp. Điều này càng đặc biệt đúng đối với các tư vấn viên SAP.

Khởi động diễn đàn Mobile Marketing Vietnam 2012

Diễn đàn MMA (Mobile Marketing) Vietnam 2012 với chủ đề “Smarter Tommorrow” sẽ chính thức được diễn ra vào ngày 25/10/2012 tới đây tại khách sạn InterContinental, TP.HCM. Được tổ chức bởi Hiệp hội Mobile Marketing (MMA) và Goldsun Focus Media, diễn đàn lần này tập hợp các chuyên gia và lãnh đạo của các ngành công nghiệp để tìm hiểu tương lai của marketing trên điện thoại di động.

Triển lãm Quốc tế Kỷ nguyên công nghệ số VCW 2012 chính thức diễn ra

Triển lãm Quốc tế Kỷ nguyên Công nghệ số đã chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc tế, 446 Hoàng Văn Thụ, quận Tân Bình, TPHCM từ ngày 30/8 đến hết ngày 02/9. Đây là năm thứ 17 liên tiếp triển lãm được tổ chức tại Việt Nam do Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế IDG Việt Nam phối hợp với Hội Tin học TPHCM. Triển lãm lần này có nhiều nét mới và nhiều điều đáng xem.