Kết thúc kỳ án: Bẻ khóa gần 2 triệu chiếc điện thoại, lĩnh án 12 năm tù

Một cư dân Pakistan đã bị kết án 12 năm tù, vì đã bẻ khóa trái phép điện thoại từ nhà mạng Mỹ AT&T, gây thiệt hại hơn 200 triệu USD. Ảnh: @AFP.

Muhammad Fahd, một công dân Pakistan và Grenada đã bị kết án 12 năm tù giam, vì cầm đầu một kế hoạch bẻ khóa trái phép gần hai triệu điện thoại để trục lợi, khiến nhà mạng Mỹ AT&T thiệt hại hơn 200 triệu USD.

Câu chuyện được mở ra từ một thông cáo báo chí mà Cơ quan U.S. Department of Justice (Bộ Tư pháp Mỹ- viết tắt là DOJ) vừa đưa ra. Cụ thể, người đàn ông tên Muhammad Fahd 35 tuổi, quốc tịch Pakistan và Grenada bắt đầu mở khóa các mẫu điện thoại của hãng AT&T khi chưa hết hạn hợp đồng với mục đích trục lợi.

Cơ chế hành vi phạm pháp của Muhammad Fahd được hiểu như sau, thường thì các mẫu điện thoại như iPhone có giá hàng trăm tới hơn 1.000 USD. Để giúp khách hàng dễ tiếp cận, một số nhà mạng tại Mỹ như AT&T, Verizon… đã hỗ trợ mua hàng bằng hợp đồng trả góp theo tháng. Sau khi hết thời gian hợp đồng, thiết bị sẽ được mở khóa.

Tuy nhiên, cách làm của Fahd là giúp khách hàng mở khóa thiết bị ngay cả khi khách hàng chưa thanh toán xong các thiết bị đắt tiền, hoặc hợp đồng dịch vụ của họ chưa hết hạn. Từ đó không trả đủ tiền dịch vụ cho AT&T.

Từ mua chuột để lấy số EMEI

Thẩm phán Robert S. Lasnik của Tòa án quận Tây Washington kết luận Fahd là “tội phạm mạng gây ra hậu quả kinh khủng một thời gian dài”. Ông cho rằng, vào khoảng tháng 6 đến tháng 7/2012, Muhammad Fahd đã chủ động liên hệ với một nhân viên quản lý trung tâm cuộc gọi của AT&T ở Bothell, Washington qua nền tảng Facebook. Muhammad Fahd  đã hối lộ nhân viên này bằng một khoản tiền để lấy số IMEI và thông tin đăng nhập của các hợp đồng, đồng thời kêu gọi rủ thêm những nhân viên khác cùng thực hiện hành vi phạm pháp ở trên.

Kết thúc kỳ án: Bẻ khóa gần 2 triệu chiếc điện thoại, lĩnh án 12 năm tù - be khoa dien thoai 2
Muhammad Fahd đã mua chuộc nhân viên của AT&T để có thể mở khóa điện thoại từ xa. Ảnh: @AFP.

Trong thời điểm đó, Muhammad Fahd đã nhanh trí sử dụng tên giả là Frank Zhang để hướng dẫn nhân viên AT&T thiết lập các doanh nghiệp “ma” và tài khoản ngân hàng giả mạo cho doanh nghiệp đó nhằm mục đích giao dịch thanh toán lợi nhuận phạm pháp từ hành vi trên.

… đến cài mã độc để thu thập thông tin

Mãi cho đến năm 2013, khi hãng AT&T triển khai hệ thống mở khóa mới cho smartphone nằm trong hợp đồng khóa mạng, khiến những nhân viên “nội gián” khó cung cấp số IMEI hơn. Muhammad Fahd đã thuê một nhà phát triển phần mềm tiến hành tạo mã độc cho lây nhiễm trên máy tính của hãng AT&T để thu thập thông tin.

Các nhân viên AT&T sau đó đã bị mua chuộc để cung cấp thông tin bí mật về hệ thống và các quy trình mở khóa, cũng như bị Muhammad Fahd yêu cầu cài đặt mã độc trên máy tính. Nhờ đó, anh ta có thể mở khóa điện thoại từ Pakistan.

Lúc này, nhà mạng AT&T cũng đã đệ đơn khiếu nại riêng với FBI, nhờ cơ quan này tiến hành cuộc điều tra và theo dõi toàn bộ âm mưu đối với Muhammad Fahd và các đồng phạm của hắn.

Sống xa hoa cho đến khi bị bắt

Trong thời gian này, Fahd đã kinh doanh dịch vụ mở khóa điện thoại bất hợp pháp thông qua các nhà bán lẻ trực tuyến, thu về hàng triệu USD. Lối sống xa hoa của anh ta bao gồm liên tục thực hiện các chuyến đi nước ngoài thường xuyên, ở khách sạn 1.000 USD một đêm ở Dubai và sở hữu một chiếc đồng hồ 30.000 USD. Anh ta khoe khoang đã thuê ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Anh Jay Sean để trình diễn đám cưới của mình với giá 100.000 USD, theo Văn phòng Luật sư Hoa Kỳ ở Seattle đưa tin.

Muhammad Fahd đã trả cho ba nhân viên của AT&T 922.000 USD từ năm 2012 đến năm 2017 trước khi bị bắt tại Hồng Kông vào đầu năm 2018. Cho đến tháng 9/2020, người này nhận tội, nhưng đến tháng 9 năm nay mới hoàn tất phiên xét xử.

Cuối cùng, Muhammad Fahd bị kết án 12 năm tù giam và phải bồi thường 200,6 triệu USD. Vụ án này đã được hỗ trợ khởi tố bởi Trợ lý Luật sư Hoa Kỳ Andrew Friedman và Francis Franze-Nakamura của Washington, và Cố vấn cấp cao Anthony Teelucksingh của Phòng Quản lý Tội phạm Máy tính và Sở hữu Trí tuệ Hoa Kỳ.

Theo thống kê chính thức, tổng số điện thoại di động bị nhóm của Muhammad Fahd mở khóa trái phép là 1.900.033 chiếc. Nhà mạng AT&T đã xác định thêm rằng, thiệt hại mà họ phải gánh chịu là 201.497.430,94 USD.

“Bị cáo này là một tội phạm mạng thời hiện đại, kẻ đã kết hợp chuyên môn công nghệ của mình với các kỹ thuật cũ như hối lộ, đe dọa và bóc lột”, Luật sư Hoa Kỳ Tessa M. Gorman cho biết trong một thông cáo báo chí.

Muhammad Fahd lĩnh 12 năm tù. Hai nhân viên AT&T đóng những vai trò nhỏ hơn trong kế hoạch phi pháp trên đã bị kết án quản chế. Còn riêng Marc Sapatin, người liên hệ chính của Muhammad Fahd tại công ty AT&T thì bị phạt tù 18 tháng.

Có thể bạn quan tâm
Những khoảng trống về tâm sinh lý sau một thời gian dài giãn cách và đi làm trở lại

Tình hình dịch bệnh ở TP.HCM dù vẫn còn diễn biến phức tạp nhưng chắc chắn trong thời gian ngắn tới, thành phố sẽ mở cửa lại và các hoạt động sẽ trở lại bình thường. Đây là lúc mọi người cần phải làm quen với cuộc sống “bình thường mới” sau một thời gian dài đã quen với cách làm việc ở nhà, từ xa.

Tesla sẽ dùng tia laser thay cần gạt nước làm sạch kính chắn gió

Dùng tia laser để làm sạch kính chắn gió thay cho cần gạt nước, một ý tưởng ngỡ chừng chỉ có trong phim khoa học viễn tưởng, nhưng lần này nó lại xuất hiện thực tế trên một bằng sáng chế mới mà hãng xe điện Tesla vừa đăng ký.

Phân khúc smartphone cao cấp sẽ thuộc về ai?

Dữ liệu mới nhất từ Counterpoint cho thấy Apple đã giành được thị phần thậm chí còn lớn hơn trong phân khúc smartphone cao cấp năm nay trước các đối thủ Android.

iPhone 13 đạt doanh số lớn tại Trung Quốc

Một báo cáo mới đến từ South China Morning Post cho thấy đang ngày càng nhiều người dùng Trung Quốc quan tâm đến việc đặt hàng sớm loạt iPhone 13 mới ra mắt của Apple.

Gỡ rối “ma trận” ứng dụng phòng chống COVID-19

Việc có quá nhiều ứng dụng khai báo y tế và quản lý phòng chống COVID-19 được các đơn vị triển khai đang khiến người dân lúng túng và gặp khó khăn trong việc sử dụng. Chúng ta chỉ nên có một ứng dụng chính và một cơ sở dữ liệu gốc để người dân có thể đồng hành cùng Chính phủ chống dịch.

Đã đến lúc có thể dùng tài khoản mà không cần mật khẩu

“Từ nay người dùng có thể tạm biệt mật khẩu khi sử dụng tài khoản Microsoft” – mở đầu một bài viết của mình, Vasu Jakkal, Phó Chủ tịch phụ trách Bảo mật, Tuân thủ và Danh tính thông báo.

Mã QR Code cấp cho người dân trong phòng chống dịch, liệu có an toàn?

Theo thông tin của Bộ Thông tin và Truyền thông, người dân có thể sử dụng bất kỳ ứng dụng phòng chống dịch nào cũng sẽ được cung cấp duy nhất 1 mã QR duy nhất nên không cần phải cài nhiều ứng dụng trên điện thoại. Nhiều người vẫn thắc mắc, vậy mã QR code chứa những thông tin gì và liệu có bảo mật không?

Đại học Quốc gia Hà Nội ra mắt Kênh trực tuyến hỗ trợ tiểu học

Sáng ngày 15/9, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Lễ ra mắt Kênh trực tuyến hỗ trợ giáo dục tiểu học. Đây là hệ thống hỗ trợ công tác dạy – học trực tuyến cho giáo viên, phụ huynh và học sinh bậc tiểu học với sự hỗ trợ nền tảng công nghệ thông tin đến từ Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ chịu trách nhiệm xây dựng phần chuyên môn và là đầu mối kết nối với mạng lưới cơ sở giáo dục.

TP.HCM triển khai thí điểm nền tảng ứng dụng thống nhất “Y tế HCM”

Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM triển khai thí điểm ứng dụng “Y tế HCM” tại quận 7, Củ Chi, Cần Giờ, Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp, Ban quản lý khu công nghệ cao nhằm hỗ trợ người dân tham gia hoạt động sản xuất, lưu thông.

vivo sẽ ra mắt flagship của họ-X70 Pro, tại Việt Nam vào ngày 22/9

vivo cho biết smartphone X70 Pro, sản phẩm hợp tác giữa vivo và ZEISS, sẽ ra mắt tại Việt Nam vào ngày 22/9 tới.