Kế sách bán đi Honor, có giúp Huawei giảm thiệt hại từ lệnh cấm của Mỹ?

Dựa trên kết quả nghiên cứu của mình, nhà phân tích Ming-Chi Kuo đến từ TF International đã đưa ra những dự đoán liên quan đến chiến lược của Huawei để giúp công ty giảm các thiệt hại từ lệnh cấm của chính phủ Mỹ áp đặt.

Theo đó, Ming-Chi Kuo tin rằng Huawei có thể thực hiện chiến lược rất đáng quan tâm là bán công ty con Honor. Tuy ông Kuo không khẳng định thỏa thuận như vậy chắc chắn xảy ra nhưng tin rằng điều này là rất có khả năng. Nếu điều đó xảy ra, ông Kuo tin rằng đôi bên sẽ cùng có lợi, không chỉ Huawei mà còn cho Honor, các nhà cung cấp của công ty và toàn ngành công nghiệp điện tử Trung Quốc. Sau khi thoát khỏi sự quản lý của Huawei, Honor có thể phát triển và sản xuất smartphone cao cấp – một phân khúc thị trường mà hãng hiện không tham gia.

Tờ South China Morning Post (SCMP) trích ghi chú của ông Kuo có đoạn: “Nếu Honor độc lập với Huawei, việc tìm nguồn cung ứng của họ sẽ không còn phải tuân theo lệnh cấm của Mỹ đối với Huawei, điều này sẽ giúp ích cho việc kinh doanh smartphone của Honor và các nhà cung cấp”.

Nhà phân tích này cũng tuyên bố rằng, một chiếc Honor độc lập sẽ là đối thủ khó khăn đối với các công ty như Xiaomi vì cả hai đều bán thiết bị cầm tay với mức giá tương tự. Huawei bắt đầu dòng Honor vào năm 2013 để giúp họ bán điện thoại có giá từ 150 USD đến 220 USD (3,5 triệu đồng đến 5,1 triệu đồng), với mục tiêu chính là người tiêu dùng trẻ tuổi. Thương hiệu này đã giúp Huawei vượt qua Apple và Samsung (đầu năm nay) để trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới bất chấp những nỗ lực của Mỹ nhằm gây khó khăn cho công ty.

Honor sử dụng hoạt động bán hàng trực tuyến để phân phối thiết bị cầm tay của mình và đã tạo ra hơn 10 tỷ USD doanh thu trong 5 năm qua. IDC và Strategy Analytics cho biết, Honor đã lần lượt chiếm 28% và 38% tổng lượng xuất xưởng smartphone nửa đầu năm 2020 của Huawei. Nhà phân tích Kenny Liew của Fitch Solutions nói rằng “Honor là một thương hiệu rất có uy tín trong phân khúc giá rẻ đến tầm trung và là chìa khóa để Huawei thâm nhập vào nhiều thị trường đang phát triển trên thế giới. Đồng thời, Honor tiếp tục dựa nhiều vào các kênh phân phối của Huawei, chuyên môn về thiết kế và khả năng sản xuất chip để sản xuất và bán sản phẩm của mình”. Nhưng cũng chính vì lý do này, Liew không tin Huawei sẽ bán tháo Honor.

Ở góc nhìn ngược lại, nhà phân tích Bryan Ma của IDC cho rằng, cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung có thể ảnh hưởng đến Honor ngay cả khi công ty này được hoạt động độc lập. Ông Ma nói: “Ngay cả khi Honor trở thành một doanh nghiệp riêng biệt, điều đó không đảm bảo rằng họ sẽ không bị cuốn vào cuộc chiến thương mại sau này”. Trong khi Giám đốc mảng nghiên cứu smartphone tại Strategy Analy, Linda Sui, thì cho rằng sẽ không có công ty Trung Quốc nào khác mua Honor vì điều đó có thể gây ra rắc rối lớn cho bất cứ ai tiếp quản thương hiệu này.

Nếu chính quyền hiện tại của Tổng thống Donald Trump bị bỏ phiếu mãn nhiệm vào tháng tới để thay thế bởi chính quyền mới vào tháng 1/2021, Huawei hoàn toàn kỳ vọng chính quyền mới có thể đảo ngược các hạn chế. Tuy nhiên, cho đến khi những thay đổi như vậy được thực hiện, công ty vẫn phải tuân thủ các quy tắc hiện hành đe dọa sự tồn tại của họ. Ở Mỹ, Huawei được coi là một mối đe dọa an ninh quốc gia do có quan hệ với chính phủ Trung Quốc.

Có thể bạn quan tâm
Cao hơn 2m, chân dài 1,4m kỷ lục thế giới – cô gái biến sự khác biệt thành lợi thế

Thế giới là một nơi hấp dẫn chứa đầy những thái cực thú vị. Ngay từ cái nhỏ nhất đến cái cao nhất, mọi thứ đều trở nên đặc biệt khi nó tạo nên được những kỷ lục mới. Mới đây, một thiếu nữ đã lập kỷ lục Guinness thế giới, vì có đôi chân dài bất thường của mình.

Văn hóa mang thú cưng đến văn phòng giúp nhân viên thư giãn, tăng cảm hứng làm việc

Một công ty khởi nghiệp sản xuất video của Trung Quốc đã nhận được rất nhiều sự chú ý trên mạng xã hội, vì sự xuất hiện của con vật cưng văn phòng đáng yêu của họ. Đó là một con lạc đà Alpaca hai tuổi.

Xiaomi Mi 10T Pro: Màn hình 144Hz, camera 108MP, giá từ 11.990.000 đồng

Ngày 8/10, Xiaomi Việt Nam chính thức ra mắt flagship mới Mi 10T Pro với camera lên đến 108MP.

34.700 thuê bao bị khóa do phát tán tin nhắn rác, cuộc gọi rác và giả mạo

Số liệu từ Cục Viễn thông (Bộ Thông tin Truyền thông) cho biết, từ tháng 7/2020 đến nay, các nhà mạng đã khóa chiều gọi đi của 34.700 thuê bao, chặn 9 triệu cuộc gọi vì đã phát tán tin nhắn và cuộc gọi rác, gọi giả mạo.

vivo V20 sẽ lên kệ từ ngày 11/10 với giá 8,49 triệu đồng

Vivo V20 đã chính thức ra mắt người dùng Việt với khẩu hiệu “Tâm điểm ánh nhìn”. Máy sẽ được bán ra thị trường từ ngày 11/10 với hai phiên bản màu được đặt tên theo xu hướng âm nhạc là Dạ Khúc Jazz và Giai Điệu Hoàng Hôn.

VietnamWorks InTECH và FPT hợp tác: kết nối sinh viên CNTT với nhà tuyển dụng

VietnamWorks InTECH sẽ hỗ trợ sinh viên của trường Đại học FPT phân hiệu tại TP. HCM trong việc nâng cao các kỹ năng, đồng thời kết nối sinh viên mới tốt nghiệp với những công việc chất lượng đến từ các nhà tuyển dụng công nghệ lớn tại Việt Nam.

ThinkPad X1 tiếp tục tiên phong với phiên bản Nano và Fold

Trong khi ThinkPad X1 Fold đột phá là chiếc laptop gập đầu tiên thế giới, thì ThinkPad X1 Nano cũng phá kỷ lục nhẹ nhất và là dòng ThinkPad đầu tiên của Lenovo được phát triển trên nền tảng Intel Evo tích hợp vi xử lý Intel Core thế hệ 11, trang bị hệ thống 4 microphone 360 độ, kết nối WiFi-6 và tùy chọn 5G… Cả hai vừa được ra mắt thị trường.

Cận cảnh robot không dây thân mềm bơi dưới nước như mực

Khi nói đến hành trình tìm ra giải pháp chuyển động mới cho các dòng robot tiên tiến, các nhà khoa học thường xuyên hướng đến thế giới tự nhiên để lấy cảm hứng, mà môi trường biển là nguồn ý tưởng đặc biệt phong phú như vậy. Robot “Squidbot” đặc biệt dưới đây là một ví dụ điển hình.

Flippy ROAR: Robot đầu bếp nấu nhiều món ăn khéo léo như người

Hệ thống robot mới của hãng Miso Robotics có thể lật bánh mì kẹp thịt, khoai tây chiên và nhiều món ăn khác một cách nhanh gọn lẹ.

Miếng thịt jampon đắt nhất thế giới được bán với giá 14.000 USD có gì đặc biệt?

Một nhà sản xuất Tây Ban Nha gần đây đã thông báo rằng, họ đã bán miếng jampon truyền thống của xứ sở Iberia đắt nhất cho một người mua Nhật Bản với giá ngất ngưỡng lên tới 12.000 euro (tương đương khoảng 14.100 USD).