Theo chuyên gia Đại học RMIT, các cơ quan trực thuộc chính phủ và doanh nghiệp nên cân nhắc sử dụng kỹ thuật in 3D để đối phó với tình trạng kẹt xe và ô nhiễm, đặc biệt ở các đô thị lớn như TP. Hồ Chí Minh.
Tiến sĩ Reza Akbari, giảng viên cấp cao thuộc Khoa Kinh doanh và Quản trị Đại học RMIT, cho biết các công nghệ chế tác mới như in 3D (còn được biết đến với tên gọi Sản xuất bồi đắp AM) sẽ tạo ra cơ hội mới cho ngành vận tải, một phần của chuỗi cung ứng.
In 3D được các nhà nghiên cứu xem là công nghệ sản xuất đột phá hỗ trợ đổi mới sáng tạo và gia công linh hoạt, tái cấu trúc kế hoạch cung ứng, giảm thiểu chi phí và thời gian di chuyển trong vận tải, đồng thời giảm bớt nhu cầu về nhà xưởng.
Cơ hội in những bộ phận rời cho xe tải, tàu lửa, máy bay và tàu thuyền trên đường vận chuyển ngay lập tức” là một trong những đặc tính quan trọng nhất của in 3D có thể giúp cải thiện đáng kể tính linh hoạt, tốc độ và chi phí cho logistics cũng như vận chuyển.
Tốc độ tăng trưởng dự đoán của những thành phố đang phát triển phi mã như TP. Hồ Chí Minh dần dà sẽ khiến tắc nghẽn giao thông trở nên nghiêm trọng hơn và đe dọa chất lượng sống tương lai. Vì vậy cần tìm hiểu về những thay đổi lớn có tính chuyển đổi để đảm bảo rằng TP. Hồ Chí Minh có thể chuyển mình thành thành phố thông minh và đáng sống.
Di chuyển thông minh là một trong sáu thành tố của thành phố thông minh. Thành tố này chú trọng vào lựa chọn phương tiện vận chuyển sạch và không động cơ, cũng như việc tích hợp công nghệ thông tin và truyền thông.
Theo đó các chuyên gia tại RMIT khích lệ công chúng và các cơ quan trực thuộc chính phủ hãy nghiêm túc cân nhắc đến công nghệ đột phá mới như in 3D và làm việc lưu động, đồng thời xem xét các lĩnh vực quan trọng cần đổi mới sáng tạo công nghệ nhất.
Tuy nhiều tổ chức ở Việt Nam có thái độ tích cực với tác động của in 3D, công nghệ này vẫn chưa được ngành vận tải đón nhận lắm dù in 3D có thể tùy biến tốt theo yêu cầu khách hàng, lợi thế cạnh tranh cao và giảm chi phí”, Tiến sĩ Akbari chia sẻ thêm.
Apple đang không ngừng theo đuổi một khái niệm sai lầm về tối ưu hóa lợi nhuận khiến cơ sở người dùng ngày càng xa lánh và làm tổn hại đến sản phẩm của họ. Trên thị trường máy tính, một chiếc MacBook SE xuất hiện sẽ giúp giải quyết điều này.
Theo thông tin mới nhất vừa cập nhật, cơ quan Lầu Năm Góc, Mỹ sẽ phát triển các thuật toán trí tuệ thông minh nhân tạo (AI) mới, để hỗ trợ con người ứng phó với các thảm họa thiên tai trong tương lai.
Các nhà nghiên cứu của Đại học bang Michigan lần đầu tiên tạo ra một cấu trúc tim người thu nhỏ trong phòng thí nghiệm, nó hoàn chỉnh với tất cả các loại tế bào tim chính và chứa các ngăn, mô mạch máu tương tự như có ở tim người.
Đây là hai mẫu điện thoại chủ đạo của HMD ở phân khúc giá rẻ sẽ ra mắt vào tháng 9 tới.
Bắt đầu từ 0h ngày 21/8, các nhà bán lẻ tiến hành giao hàng bộ ba siêu phẩm Samsung Galaxy Note20 cho khách hàng đặt cọc trước, trade-in.
Một nhóm các nhà khoa học tại Đại học Johns Hopkins đã phát triển một hệ thống robot mới, cho phép điều hành từ xa bất kỳ thiết bị nào có màn hình cảm ứng.
Mặc dù các thiết bị bay không người lái (drone) hiện khá tốt trong việc tránh các chướng ngại vật lớn, nhưng các đường dây điện mỏng, nhỏ khó nhận diện vẫn có thể gây ra thách thức lớn. Tuy nhiên, một hệ thống cảm biến mới tích hợp trên bo mạch thiết bị có thể khắc phục được điều này.
Sự khác biệt trong thiết kế sẽ bù đắp cho sự chậm trễ trong việc ra mắt sản phẩm cao cấp của Asus trong năm nay
Báo cáo mới từ Lazada về xu hướng mua sắm trực tuyến của người Việt cho thấy không phải các sản phẩm phòng dịch như khẩu trang, nước rửa tay, mà loa và tai nghe Bluetooth mới là sản phẩm luôn nằm trong top từ khóa tìm kiếm từ đầu năm đến nay
Hôm nay 20/8, Asus ra mắt thị trường Việt Nam mẫu laptop ZenBook 14 (UX425) nhẹ nhàng, tinh tế trong thiết kế nhưng mạnh mẽ và nhiều tiện dụng trong cấu hình.