Hướng đi nào để Việt Nam giành cơ hội cung ứng chuỗi thực phẩm toàn cầu?

Ảnh minh họa (nguồn Internet).

Sự ra đời cả các thiết bị IoT và thiết bị di động kết nối với Internet là những yếu tố làm thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng trên phạm vi toàn cầu.

Những tác động đòn bẩy

Trước kia, các trung tâm bán lẻ là những điểm đến quen thuộc thì nay, đa số người tiêu dùng chọn cách mua sắm qua mạng. Theo thống kê của McKinsey và Gartner, 80% – 87% người dân các nước EU mua sắm trực tuyến vào năm 2018. Đến cuối năm 2020, con số này đạt gần 100% với sự thúc đẩy của dịch Covid-19. Ở các nước khác cũng có hình ảnh tương tự.

Mua sắm trực tuyến mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng, tiết kiệm thời gian, tránh đi lại nhiều, an toàn, không phải mặc cả, thanh toán dễ dàng và giá cả luôn thấp hơn trong khi lượng hàng hóa lại rất phong phú. Khi tiếp cận với phương thức mua sắm mới, người tiêu dùng hình thành dần các “cung bậc” trải nghiệm mua sắm từ biết thông tin, làm quen, xem đánh giá của người mua trước, mua thử, tin tưởng, mua lại và giới thiệu cho người khác mua. Hàng tỷ người tiêu dùng trên thế giới có chung những cung bậc trải nghiệm mua sắm như thế. Trong trường hợp này, có thể nói, bằng điểm tựa kỹ thuật số, người ta đã bẩy cả thế giới sang một quỹ đạo khác (mượn ý của nhà khoa học Ga-Li-Lê).

Sự thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng (theo nghĩa rộng) làm thay đổi tất cả. Trước tiên là các dịch vụ logistics, vì logistics là tập hợp của các dịch vụ chuyển sản phẩm đầu ra của quá trình sản xuất đến tay người tiêu dùng. Tất cả các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics đều nỗ lực phấn đấu theo nguyên tắc 7R (Right – Đúng) là: Cung cấp đúng hàng, đúng người, đúng chỗ, đúng thời điểm, đúng khối lượng, đúng điều kiện và đúng giá (right cost – với chi phí hợp lý).

Khi thói quen mua sắm của người tiêu dùng thay đổi thì 7 nguyên tắc trên cũng thay đổi theo khách hàng. Ở đây, để đảm bảo 7 nguyên tắc Đúng này trong kỷ nguyên số, người ta chứng kiến những thay đổi kỳ diệu mà công nghệ số mang lại và chỉ có công nghệ số mới có thể tạo ra những thay đổi mang tính cách mạng như thế. Chúng ta cùng quan sát công nghệ số đã thay đổi hoạt động logistics toàn cầu như thế nào.

Khi vạn vật có thể “lên tiếng”

Từ trước tới nay, người ta ao ước biết được đầy đủ thông tin về tất cả những gì đang diễn ra, nhất là đối với hàng hóa – từ khi chúng được sản xuất ra đến khi đến tay người tiêu dùng. Với chuỗi cung ứng thực phẩm, chúng ta có hình ảnh như sau.

Giải pháp truy xuất nguồn gốc của Smartcheck: Tránh hàng giả, hàng nhái  tràn lan trong kinh doanh
Giám sát chuỗi cung ứng thực phẩm (Nguồn Trace Verified)

Chỉ khi xuất hiện các thiết bị IoT (các cảm biến, camera, RFID, GPS,…) thì ước mơ đó mới trở thành hiện thực. Ngày nay, nhờ ứng dụng công nghệ IoT, người ta không chỉ biết rõ từng lô hàng đang ở đâu mà còn cả các thông tin khác liên quan đến trạng thái của chúng tại từng thời điểm. Không chỉ với các lô hàng, với tất cả các thành phần khác tham gia hệ sinh thái logistics (bao gồm cả phương tiện vận tải, kho hàng, thiết bị bốc xếp, người thực hiện,…) người ta cũng có đủ thông tin về trạng thái hoạt động của chúng. Dữ liệu do các IoT thu được được gửi về cloud và liên tục cập nhật cho kho dữ liệu lớn (big data) của hệ thống. Như thế, với sự hỗ trợ của các thiết bị IoT, vạn vật đều có thể “lên tiếng”. Đây là cội nguồn của tất cả những thay đổi mang lại diện mạo hoàn toàn mới trong hoạt động logistics toàn cầu. 

Tự động thông minh hóa mọi lúc mọi nơi

Khi đã có đủ dữ liệu trong không gian số, việc phát triển các hệ thống vật lý – số (cyber – physical systems, viết tắt là CPS) trở nên dễ dàng ở mọi công đoạn mà con người muốn máy móc làm thay mình. Trong lĩnh vực logistics, đó là vận tải, bốc xếp, kiểm hóa,… Những thử nghiệm xe chở hàng không người lái, thiết bị bốc xếp hàng thông minh tự động xếp hàng hóa vào kho khi nhập và lấy ra khi xuất, cần cẩu thông minh tự bốc xếp container hay giao hàng bằng thiết bị bay tự động (drone), thiết bị kiểm tra thông minh,… đang cho các kết quả tích cực và hấp dẫn tới mức làm thay đổi cả những thứ không thuộc lĩnh vực logistics như thiết kế lại kiến trúc nhà ở để dễ dàng nhận hàng từ drone hay mở ra cơ hội vàng cho hàng loạt ngành sản xuất mới như thiết kế xe tải tự lái, các thiết bị nâng và cần cẩu thông minh, các hệ thống soi chiếu thông minh,… Sự xuất hiện của các hệ thống điều khiển thông minh (CPS) này là tác nhân chính tạo ra năng suất lao động vượt trội so với trước đây và làm thay đổi phương thức hoạt động logistics. Đây là động lực của dịch vụ logistics số.

Chia sẻ và chuẩn hóa

Việc ứng dụng công nghệ số hướng đến một hệ thống tổng thể, thống nhất, vì thế, nó thúc đẩy quá trình chuẩn hóa trong toàn chuỗi. Trong hoạt động logistics truyền thống, các doanh nghiệp kinh doanh logistics (vận tải, kho bãi, cảng,…) sử dụng các hệ thống tiêu chuẩn khác nhau trong hoạt động của mình như nhãn mác hàng hóa, kích thước lô hàng, kệ đỡ (pallet),… Khi ứng dụng công nghệ số, người ta buộc phải thay đổi, áp dụng chung một hệ tiêu chuẩn để dễ dàng thực hiện các dịch vụ liên hoàn trong chuỗi logistics từ sản xuất đến tiêu thụ, nhất là khi nhiều công đoạn sẽ do máy đảm nhiệm. 

Vì dữ liệu về mọi thực thể tham gia hệ sinh thái logistics được thu thập đầy đủ nên khi được chia sẻ, người ta dễ dàng kết nối với nhau, chia sẻ tài nguyên với nhau để nâng cao hiệu quả dịch vụ. Ví dụ chia sẻ container cho bạn hàng khi còn trống, chia sẻ phương tiện vận tải để xe luôn đầy hàng và đi được 2 chiều hay chia sẻ diện tích kho hàng còn trống,… Sự chia sẻ này trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn khi các bên đều sử dụng các tiêu chuẩn giống nhau về nhãn mác hàng hóa, kích thước hay trọng lượng lô hàng,…

Việc sử dụng các IoT gắn với từng thực thể vật lý giúp người ta thu thập được những dữ liệu tức thời (real time), vì thế, cũng tạo ra khả năng xử lý, giải quyết vụ việc tức thời. Đây là căn nguyên của sự hình thành một khái niệm mới trong hoạt động kinh tế trong kỷ nguyên số, đó là hoạt động kinh tế trong thời gian thực (realtime economy). Trong lĩnh vực logistics, mục tiêu đặt ra cũng là phát triển realtime logistics.

Kết nối để tạo ra bức tranh toàn cảnh đầy đủ

Một khi có dữ liệu đầy đủ, được cập nhật về trạng thái vận động của mọi thực thể tham gia hệ sinh thái logistics thì cũng là lúc có thể kết nối tất cả những thực thể đó vào một hệ thống tổng thể thống nhất. Hệ thống này phản ánh bức tranh toàn cảnh sinh động về tất cả những gì đang diễn ra giúp con người nhanh chóng nhận ra đâu là các điểm xung yếu, nơi nào cần điều chỉnh và điều chỉnh như thế nào cho phù hợp với các yêu cầu của toàn hệ thống. 

Sự liên kết một cách tự nhiên này gắn kết các nhà cung cấp dịch vụ logistics với các nhà sản xuất và các nhà tiêu thụ theo mô hình chuỗi giá trị và trở thành một bên của cán cân cung – cầu, phía bên kia là khách hàng, những người tiêu thụ. Như thế, công nghệ số không chỉ mang lại năng suất lao động cao dựa vào các CPS mà còn làm thay đổi cả phương thức mua – bán đã tồn tại từ xa xưa với phần thiệt thòi luôn nghiêng về phía người tiêu dùng. Đây là lý do vì sao thương mại số lại được người tiêu dùng trên toàn thế giới hoan nghênh đến thế.

Supply Chain Transparency Increases with IoT Adoption - All Things Supply  Chain
Hệ thống logistics số (Nguồn: ICT Vietnam)

Tương lai rộng mở

Việc có thể tự động thu thập và cập nhật dữ liệu về mọi đối tượng trong hoạt động logistics bao gồm cả người mua, hàng hóa, giá cả, xu thế tiêu dùng,.. trên thị trường toàn cầu mở ra một kỷ nguyên hoàn toàn mới cho các hoạt động kinh tế phục vụ con người. Người ta có thể dựa vào phân tích trạng thái tiêu thụ sản phẩm để dự báo nhu cầu về các loại sản phẩm cho năm tiếp theo, phân tích các trải nghiệm của khách hàng để hiểu thị hiếu, nhu cầu và năng lực mua sắm của khách hàng để tìm ra những giải pháp đáp ứng tốt nhất.

Trong nền kinh tế số, sự xuất hiện của các hệ thống vật lý – số (các CPS) hoạt động theo cơ chế tự động thông minh dẫn đến triệt tiêu các khâu trung gian, làm cho mọi hoạt động của chuỗi logistics trở nên minh bạch hơn và chuẩn hơn. Tất cả là để phục vụ người tiêu dùng ở vị trí trung tâm. Rõ ràng, những tiến bộ công nghệ đang dần cải thiện chất lượng cuộc sống của loài người trên phạm vi toàn cầu.

Cách đi nào cho Việt Nam trong đột phá về Logistics?

Để vươn lên tầm hiện đại ngang hàng với các quốc gia tiên tiến trong lĩnh vực logistics như Mỹ, Nhật, Singapore,… thì còn nhiều việc phải làm, trong đó không ít việc cần có thời gian và nguồn vốn như xây dựng cảng trung chuyển quốc tế, phát triển đội tàu vận tải viễn dương hiện đại hay xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp dựa trên nền tảng logistics….

Tuy nhiên, trong thời chuyển đổi số, việc cải thiện chất lượng dịch vụ logistics thì có thể thực hiện được ngay. Mục đích của dịch vụ logistics là rút ngắn khoảng cách giữa sản xuất và tiêu dùng. Vậy, chúng ta thử xem chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) sẽ ứng dụng các công nghệ số như thế nào để khẩu hiệu “từ vườn trồng đến bàn ăn” được thực hiện thành công trong thời gian nhanh nhất.

Trước tiên, từng sản phẩm OCOP được ứng dụng công nghệ số để có thể truy xuất nguồn gốc hàng hóa (cụ thể là chứng minh sản phẩm đã được sản xuất ra theo quy trình nào, ở đâu, một cách minh bạch bằng công nghệ blockchain hay công nghệ số khác). Tiếp đến, công nghệ số cũng được áp dụng cho các khâu đóng gói, dán nhãn sản phẩm (mã QR), vận chuyển và nhập kho theo cơ chế thông minh (mọi dữ liệu do IoT thu thập và chuyển về cloud), thông tin về sản phẩm được giới thiệu tới người tiêu dùng thông qua sàn thương mại số, người tiêu dùng chọn lựa, đặt mua qua mạng và được giao hàng tại nhà. Với người tiêu dùng trong nội tỉnh, việc giao hàng có thể diễn ra trong vài giờ đến 1 – 2 ngày. Như thế, hàng nông sản vẫn còn tươi nguyên.

Các doanh nghiệp công nghệ thực hiện thiết kế các kho thông minh và các cơ chế dịch vụ logistics số không mấy khó khăn. Nhiệm vụ của các bên tham gia (hộ gia đình, HTX, trang trại, doanh nghiệp vận tải,…) là tuân thủ đúng quy trình theo mô hình liên kết theo chuỗi giá trị. Mô hình này đảm bảo lợi ích cho tất cả các bên tham gia, từ nhà sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ (luôn có thị trường ổn định) đến người tiêu dùng (có nguồn cung cấp tin cậy, giá cả hợp lý) và cả cơ quan chính quyền (nắm vững trạng thái phát triển kinh tế, thực hiện  nhiệm vụ chính trị).

Về mọi phương diện, mô hình này là khả thi. Như thế, phải chăng nên chọn mô hình này để phát triển đồng loạt ở tất cả các địa phương vì nó vừa trực tiếp phục vụ chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” một cách tích cực, vừa tạo ra nền tảng logistics cơ bản của cả quốc gia cho những bước phát triển tiếp theo khi sản phẩm Việt Nam vươn ra thị trường thế giới trong môi trường số?

Thay lời kết 

Chuyển đổi số tạo ra sự đột phá là điều hiển nhiên. Lĩnh vực chuyển đổi số thuận lợi nhất chính là logistics bởi vì ở đâu các dòng vật lý diễn ra trù mật nhất thì ở đó, các công nghệ số phát huy mạnh mẽ nhất khả năng của mình thông qua các CPS. 

Chuyển đổi số đang làm đảo lộn tất cả, cái cũ đang mất dần, cái mới đang thay thế, sự xung đột xảy ra trong tư duy của mỗi con người, nhưng trên tất cả là các cơ hội (ý của PWC). Các cơ hội này xuất hiện trong một thời gian ngắn rồi sẽ biến mất. Bởi thế, chuyển đổi số là cuộc đua về tốc độ xem ai chớp được các cơ hội nhanh hơn.

Có thể bạn quan tâm
Giải pháp khám bệnh từ xa nhờ 5G đạt giải “sáng tạo Phục hồi và Ứng phó đại dịch COVID-19”

Tại Triển lãm Thế giới Di động 2021 (MWC 2021) đang diễn ra ở Barcelona, Hiệp hội Viễn thông Di động (GSMA) đã trao Giải thưởng Di động Toàn cầu (GLOMO Awards) năm 2021 cho Giải pháp y tế từ xa cho COVID-19 do Bệnh viện Hữu nghị Trung – Nhật phát triển dựa trên các giải pháp mạng 5G của Huawei

Tiêm vaccine thuận tiện hơn khi nhận tin nhắn thông báo qua Zalo

Những tin nhắn hướng dẫn tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 được gửi đến từng người dân từ Zalo của Sở Y tế TPHCM đã giúp cung cấp thông tin kịp thời và chính xác, hỗ trợ chung cho chiến dịch tiêm chủng qui mô lớn của thành phố.

MoMo mua toàn bộ công nghệ lõi của Pique, thúc đẩy chiến lược AI-first

MoMo bất ngờ mua lại toàn bộ quyền sở hữu trí tuệ của Pique (tên trước đây là NextSmarty) – Công ty cung cấp các giải pháp trí tuệ nhân tạo giúp cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng cho tất cả các doanh nghiệp số.

Hàn Quốc bắt tay triển khai kế hoạch tiên phong thương mại hóa 6G vào năm 2028

Hàn Quốc là quốc gia đầu tiên thương mại hóa 5G và cũng là một trong số ít quốc gia có vùng phủ sóng mạng 5G tốt nhất. Theo báo cáo mới, Hàn Quốc vừa công bố dự án 5 năm phát triển công nghệ cốt lõi cho công nghệ mạng 6G.

ASUS ExpertBook B9: laptop tăng tốc kết nối số dành cho doanh nhân thời đại dịch

ASUS ExpertBook B9 là mẫu laptop ưu điểm mỏng nhẹ, thời lượng pin 20 tiếng, sử dụng bộ vi xử lý Intel Core thế hệ 11, sở hữu ổ cứng SSD kép lên đến 2TB, đầy đủ các cổng kết nối, và tích hợp nhiều tính năng tiên tiến cho doanh nhân luôn trong xu thế làm việc từ xa hay hội họp.

Sử dụng nền tảng đo kiểm 5G của Keysight, Samsung đẩy nhanh giải pháp 5G thương mại

Bộ phận Hệ thống LSI của Samsung Electronics, doanh nghiệp hàng đầu thị trường linh kiện bán dẫn và công nghệ 5G toàn cầu, đã lựa chọn các nền tảng đo kiểm 5G của Keysight để thiết lập kết nối dữ liệu 5G dựa trên thông số kỹ thuật của tiêu chuẩn 3GPP Phiên bản 16 (Rel-16).

Trợ lý Kiki của Zalo được tích hợp trên GOTECH – màn hình thông minh xe hơi

Từ tháng 6/2021, trợ lý Kiki được tích hợp trên 6 phiên bản màn hình xe hơi thông minh GOTECH và chính thức bán ra thị trường từ ngày 15/6.

Trợ lý ảo AMI của VNPT hỏi khách hàng “có người yêu chưa?”

VNPT đã chính thức ra mắt trợ lý ảo AMI để mở rộng kênh hỗ trợ tương tác với khách hàng, hỗ trợ, giải đáp thắc mắc 24/7 và cả trò chuyện.

Người dân Bình Định tra cứu vi phạm giao thông trên Zalo

Từ ngày 15/6, Bình Định cho phép tra cứu vi phạm giao thông trên Zalo và truy xuất hình ảnh các camera quan sát trên địa bàn TP Quy Nhơn thông qua Trang thông tin Chính quyền điện tử tỉnh Bình Định trên nền tảng này.

Bị chỉ trích tỷ lệ nhân viên kho hàng gặp tai nạn cao, Amazon ứng dụng robot để thay thế

Amazon đang thử nghiệm các công nghệ mới trong nỗ lực làm cho các gói xử lý kiện hàng và các công việc khác trở nên an toàn hơn cho nhân viên, sau khi một phân tích của tờ Washington Post cho thấy, nhân viên kho hàng của Amazon bị thương nặng với tỷ lệ cao hơn các công ty khác.