Huawei và Goodix bị kiện vì vi phạm bằng sáng chế công nghệ cảm biến vân tay

Ảnh: @Istock.

Huawei và Goodix gần đây đã bị công ty công nghệ WaveTouch có trụ sở tại Anh kiện khi cho rằng họ đã vi phạm bằng sáng chế về công nghệ cảm biến vân tay.

Theo một báo cáo của FinancialTimes, WaveTouch – một thương hiệu có trụ sở tại Anh đã đệ đơn kiện hai gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc là Huawei và Goodix. Cáo buộc này đã được nộp lên Tòa án Quận Düsseldorf, một trong những tòa án cao cấp giải quyết vấn đề cấp bằng sáng chế chính của châu Âu.

Goodix là nhà phát triển cảm biến vân tay trên điện thoại thông minh lớn nhất Trung Quốc. WaveTouch đã cáo buộc rằng, một hệ thống mà họ đã phát triển để cải thiện độ chính xác của cảm biến vân tay bên dưới màn hình điện thoại thông minh đã được Goodix sử dụng cho một loạt chip siêu mỏng.

Hơn nữa, công nghệ này đã được xuất xưởng trên hàng triệu điện thoại thông minh. Tương tự, WaveTouch cũng cáo buộc rằng Huawei đã sử dụng công nghệ chip này vào một số điện thoại thông minh của mình như dòng Mate 40 và P40.

Huawei và Goodix đã từ chối bình luận về vấn đề này. Cả hai công ty Trung Quốc trên đều có thời hạn đến cuối tháng 3/2021 để đệ đơn kháng cáo.

Huawei và Goodix bị kiện vì vi phạm bằng sáng chế công nghệ cảm biến vân tay - huawei 2
Ảnh: @Istock.

Trở lại với câu chuyện lệnh cấm của Mỹ với Huawei. Vào ngày 26/2 vừa qua có thông tin cho hay Huawei đang tìm cách đàm phán với chính quyền Biden về lệnh cấm thương mại của họ. Công ty mong muốn được nói chuyện riêng với chính phủ Hoa Kỳ trong nỗ lực giải quyết lệnh cấm xuất khẩu mà họ đang phải đối mặt.

Theo báo cáo của NikkeiAsia, lý do của cuộc đàm phán cũng sẽ thảo luận về việc giam giữ giám đốc tài chính bà Meng Wanzhou – con gái ông Nhậm Chính Phi nhà sáng lập Huawei. Theo Tim Danks, phó chủ tịch quản lý rủi ro và quan hệ đối tác tại Huawei Technologies USA cho hay: “Chúng tôi muốn có một cuộc thảo luận riêng biệt- độc lập với chính quyền Hoa Kỳ không liên quan với chính phủ Trung Quốc. Chúng tôi không muốn bị gộp chung vào cuộc thảo luận đó”.

Hiện tại, công ty vẫn chưa trao đổi với chính quyền mới của Biden nhưng hy vọng sẽ sớm tổ chức được các cuộc thảo luận quan trọng này.

Như đã biết, chính quyền Trump đã đưa Huawei vào danh sách đen xuất khẩu có tên là Entity List, vì các cáo buộc về rủi ro an ninh. Điều này về cơ bản đã cắt đứt khả năng Huawei mua các thành phần, linh kiện công nghệ quan trọng từ các công ty Mỹ.

Nhưng hiện tại, Huawei đang hy vọng lệnh cấm này sẽ được điều chỉnh hay trước mắt là được “cấp giấy phép chung tạm thời” để cho phép các công ty có trụ sở tại Hoa Kỳ tiếp tục bán linh kiện, làm chuỗi cung ứng công nghệ cho thương hiệu Trung Quốc.

Theo Gizmochina

Có thể bạn quan tâm
Theo luật mới của Ấn Độ, các mạng xã hội sẽ bị siết chặt hơn

Chính phủ Ấn Độ vừa công bố Quy tắc Công nghệ thông tin theo Bộ luật Đạo đức Truyền thông Kỹ thuật số 2021, nhằm quản lý các phương tiện truyền thông kỹ thuật số. Họ đòi hỏi các nền tảng mạng xã hội này phải gánh vác nhiều trách nhiệm hơn.

Sacombank hợp tác với IBM chuyển đổi Trung tâm điều hành an ninh mạng, củng cố bảo mật ngân hàng

Thành công giai đoạn 1, Sacombank công bố tiếp tục hợp tác với IBM giai đoạn 2 trong dự án chuyển đổi Trung tâm điều hành an ninh mạng (SOC) nhằm củng cố cơ sở hạ tầng bảo mật công nghệ thông tin của ngân hàng.

TikTok đồng ý trả 92 triệu đô la cho người dùng Mỹ vì đã thu thập dữ liệu riêng tư

Công ty mẹ ByteDance tại Trung Quốc của TikTok đã đồng ý trả 92 triệu USD cho người dùng Hoa Kỳ, những người tham gia vụ kiện tập thể cáo buộc rằng, ứng dụng chia sẻ video này đã thu thập dữ liệu của họ vi phạm luật bảo mật nghiêm ngặt của tiểu bang Illinois.

Sự thật ít ai biết đằng sau cuộc chiến tin tức giữa Facebook và Úc

Nick Clegg, Phó chủ tịch Phụ trách các vấn đề toàn cầu của Facebook mới đây đã chia sẻ nhiều thông tin thú vị, đáng để quan tâm đằng sau câu chuyện nóng bỏng của Facebook tại Úc. Qua đây ông cũng khẳng định Facebook đã sai lầm về mặt thực thi hơi quá mức.

Người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng ủng hộ những công ty có trách nhiệm với xã hội

47% người tiêu dùng cho biết họ đã lựa chọn công ty có trách nhiệm với xã hội trong năm qua, so với mức trung bình trên thế giới là 33%.

TMĐT Việt Nam 2021 sẽ phát triển theo 3 xu hướng chính

Đó là gia tăng áp dụng thanh toán kỹ thuật số, các hoạt động cung ứng hậu cần lên ngôi, cùng với sự đổi mới trong chiến lược bán lẻ của các thương hiệu và nhà bán hàng.

TikTok xóa 1% tổng số video tải lên vì vi phạm nguyên tắc

Trong nửa cuối năm 2020 (1 tháng 7 – 31 tháng 12), 89.132.938 video đã bị xóa trên toàn cầu do vi phạm Nguyên tắc cộng đồng hoặc Điều khoản dịch vụ của TikTok, tức là chưa đến 1% tổng số video được tải lên TikTok.

Hạ tầng 5G của Ericsson được Gartner xếp hạng dẫn đầu về tầm nhìn và khả năng thực thi

Ericsson được Gartner vinh danh là Leader (công ty dẫn đầu) trong Magic Quadrant năm 2021 cho hạng mục Cơ sở hạ tầng mạng 5G dành cho các Nhà cung cấp dịch vụ truyền thông (CSP).

“Thế giới có công nghệ gì, Viettel phát tiên phong và chủ lực công nghệ đó”

Đó là khẳng định của Thiếu tướng Lê Đăng Dũng, Quyền Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Viettel vừa chia sẻ về chiến lược phát triển các giải pháp số của tập đoàn.

MobiFone xây dựng chiến lược phát triển 2021-2025 để thành tổng công ty nhà nước vững mạnh

MobiFone đã lựa chọn công ty tư vấn EY Việt Nam, để tham gia tư vấn xây dựng chiến lược phát triển Tổng công ty Viễn thông MobiFone giai đoạn 2021-2025.