Nghiên cứu của Patent Result cho thấy, Huawei đã nộp 5.405 đơn xin cấp bằng sáng chế vào năm 2018, nhưng chỉ một phần nhỏ trong số đó được xem là có triển vọng.
Huawei từ lâu luôn được Trung Quốc coi là đầu tàu công nghệ của quốc gia, biểu tượng sức mạnh của nền kinh tế số. Về mặt giấy tờ, Huawei có lượng bằng sáng chế nhiều hơn bất kỳ công ty nào trên thế giới. Tuy nhiên, trong một cuộc nghiên cứu phân tích sâu hơn vào số bằng sáng chế của họ trong năm 2018 cho thấy, chất lượng bằng của Huawei kém xa so với các công ty Mỹ như Intel hay Qualcomm.
Theo Nikkei Asian Review, số lượng sáng chế mà Huawei đã nộp tại Mỹ gấp đôi vị trí thứ hai là Mitsubishi Electric của Nhật Bản, trong khi Intel đứng vị trí thứ ba. Thế nhưng theo đánh giá của các nhà nghiên cứu thì chỉ có khoảng 21% bằng sáng chế do Huawei nộp lên có thể được xếp vào mức có trình độ sáng tạo cao.
Patent Result – công ty nghiên cứu về sở hữu trí tuệ có trụ sở tại Tokyo (Nhật Bản) – đã đưa ra các tiêu chí thẩm định chất lượng, gồm tính nguyên bản, ứng dụng công nghệ vào thực tế và tính linh hoạt. Sau đó các bằng sáng chế được nhóm lại với nhau dựa trên mức điểm số của nó so với một con số chuẩn.
Bằng sáng chế đạt độ lệch từ 55 trở lên sẽ được xếp vào nhóm “chất lượng cao”, tức là có tính đột phá đáng kể. Đáng tiếc là trong số hàng nghìn bằng sáng chế, Huawei chỉ sở hữu 21% thuộc nhóm này. Đối với Intel và Qualcomm, con số lần lượt là 32% và 44%.
Dường như chính công ty Trung Quốc cũng hiểu được điều này. Trong vài năm gần đây, họ rất tích cực thâu tóm các bằng sáng chế bên ngoài để củng cố cả chất lẫn lượng cho kho sáng chế của mình. Việc Huawei tăng cường mua sáng chế trong những năm gần đây đã giúp số lượng đăng ký tổng thể tăng mạnh. Chiếm phần lớn số bằng sáng chế mang tính đột phá của Huawei, lại có nguồn gốc từ… bên ngoài Trung Quốc.
Số liệu của hãng nghiên cứu Nhật Bản cho thấy, Huawei đã mua khoảng 500 bằng sáng chế của các công ty nước ngoài, bao gồm 250 bằng sáng chế từ các công ty Mỹ. Các bằng sáng chế này chủ yếu liên quan đến công nghệ truyền tín hiệu số và kiểm soát chuyển mạng, và có tới 67% bằng sáng chế “chất lượng cao” của Huawei nằm trong số này.
Những công ty công nghệ Mỹ như IBM hay Yahoo cũng bán rất nhiều cho Huawei, lần lượt là 40 và 37 bằng sáng chế. Thực chất việc này là rất bình thường trong ngành công nghệ, bởi thâu tóm là cách nhanh nhất để một công ty đi sau có thể thúc đẩy bản thân.
Xu hướng mua lại sáng chế từ Mỹ cũng là thứ mà các công ty Trung Quốc đang theo đuổi. Ngoài Huawei mua 40 sáng chế từ IBM và 37 của Yahoo, Alibaba Group cũng đã mua 43 bằng từ các doanh nghiệp Mỹ khác, trong khi Tencent mới chỉ có một.
Không chỉ vậy, công ty Trung Quốc còn săn đón các nhân tài Mỹ, từ kỹ sư cho đến chuyên gia công nghệ. Bây giờ, ‘chất xám Mỹ' đã đóng vai trò nòng cốt với đội ngũ nghiên cứu và phát triển của Huawei. Theo thống kê, có khoảng 17 trong số 30 kỹ sư giỏi nhất của Huawei được tuyển dụng ở khu vực Bắc Mỹ (chủ yếu từ doanh nghiệp Mỹ như Motorola, IBM…).
Họ góp phần tạo nên phần lớn sở hữu trí tuệ khi phát minh 370 sáng chế “chất lượng cao”. Họ thường đến từ các công ty Mỹ như Motorola và các nhóm IT khác, giờ đây đang đóng vai trò như bệ phóng cho những tiến bộ công nghệ của Huawei.
Chính vì khám phá này, chúng ta lại càng hiểu hơn vì sao chính quyền Mỹ cáo buộc Huawei là một mối đe dọa. Trong khi việc đưa Huawei vào danh sách cấm khiến công ty này không thể mua được các linh kiện Mỹ. Trong tháng 8 vừa qua, lệnh cấm này còn mở rộng sang cả việc hợp tác với các học viện nghiên cứu.
Trước đó, trong tháng 7, các nghị sĩ đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mỹ đã chuẩn bị và đệ trình một dự luật mới nhằm trao cho chính phủ quyền được ngăn không cho Huawei mua và bán lại các bằng sáng chế Mỹ. Tổng thống Trump và nhiều nhân vật chính trị đều coi Huawei là mối đe dọa an ninh quốc gia, đứng sau các vụ rò rỉ sở hữu trí tuệ Mỹ.
Về phía Huawei, họ đang cố gắng tự phát triển các công nghệ của mình để tránh sự phụ thuộc. Bộ phận Huawei HiSilicon đã tự phát triển SoC di động, sánh ngang với Apple hay Qualcomm, cũng như modem mạng 5G cùng nhiều con chip phức tạp khác. Huawei cũng đã “nhá hàng” về HarmonyOS, một hệ điều hành phục vụ cho Internet of Things.
Tại Hội nghị Internet Thế giới lần thứ 6 được tổ chức tại Ô Trấn, Chiết Giang, Chủ tịch Honor đã chính thức xác nhận sẽ cho ra mắt smartphone 5G đầu tiên mang tên Vera30 vào tháng 11 tới.
Không còn gì để giấu, khuya ngày 28/10 (giờ Việt Nam), Apple đã chính thức mắt AirPods Pro trên trang chủ của hãng.
Trong một tuyên bố vừa được đưa ra, Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) cho biết họ sẽ sớm bỏ phiếu về hai đề xuất nhằm ngăn chặn các công ty Mỹ làm ăn với Huawei và ZTE.
EOS M6 Mark II, chiếc máy ảnh không gương lật (mirrorless) nhỏ gọn và EOS 90D, máy ảnh DSLR kế nhiệm EOS 80D đã chính thức được trình làng tại Việt Nam. Cả hai máy đều sử dụng cảm biến APS-C CMOS 32.5 MP, lớn nhất trong dòng máy crop hiện tại.
Liên minh phần mềm (BSA) sẽ thực hiện chiến dịch “Xóa bỏ phần mềm trái phép” nhắm vào 10.000 công ty trên khắp Việt Nam được cho là có nguy cơ sử dụng phần mềm bất hợp pháp.
Nhiều khả năng, Apple sẽ bán AirPods mới vào mùa mua sắm cuối năm 2019 và có thể ra mắt thiết bị ngay vào đầu tuần này.
Đó là xác nhận của chính CEO công ty này, ông Nguyễn Tử Quảng, thế hệ Bphone mới sẽ trình làng ngay trong đầu năm sau.
Trước thời điểm iPhone 11 chính hãng lên kệ, thị trường hàng xách tay cũng đã có mức giảm mạnh từ 1 đến 2 triệu đồng.
Tội phạm đang tiến hành các thủ đoạn lừa người dùng cung cấp mã OTP hoặc yêu cầu đăng nhập vào các trang web giả mạo để chiếm đoạt tài khoản ngân hàng của người dùng.
Hôm nay, 26/10, OPPO vừa chính thức bán ra Reno2 và Reno2 F, bộ đôi smartphone minh chứng cho những dấu ấn mới của OPPO trong việc tạo dựng hình ảnh thương hiệu cũng như hoàn thiện ở mức độ cao nhất cả về thiết kế lẫn công nghệ.