Mỏ khai khoáng của Tập đoàn Asia-Potash tại tỉnh Khammouane, cách thủ đô Viêng Chăn 350km được Huawei hỗ trợ mạng 4G công nghiệp dạng vòng ring có thể nâng cấp lên 5G.
Tập đoàn Asia-Potash là một trong những nhà cung cấp phân bón kali lớn nhất châu Á, với sản lượng 1 triệu tấn vào năm 2022. Mỏ khai thác kali tại Lào là mô hình mỏ thông minh đầu tiên do Asia-Potash xây dựng tại Đông Nam Á, cũng là mỏ đầu tiên triển khai Giải pháp Khai khoáng Thông minh của Huawei trong khu vực. Asia-Potash đã không ngừng mở rộng, với số lượng nhân công khai thác mỏ ở Lào tăng từ vài trăm lên hơn 3.000 người trong những năm qua, với nhu cầu vận hành thông minh và tự động hóa ngày càng cao.
Do đó, tập đoàn Asia-Potash đặt mục tiêu phải loại bỏ các lỗ hổng trong việc liên lạc giữa trên và dưới mặt đất để có thể giám sát an toàn sản xuất ngầm theo thời gian thực. Công nhân trong phòng vận hành trên mặt đất cần được điều khiển các phương tiện khai thác từ xa, nhằm giảm thiểu rủi ro tai nạn lao động trong môi trường dưới lòng đất khắc nghiệt với nhiệt độ và độ ẩm cực cao.
Các phương pháp thông minh để đánh giá chất lượng sản xuất quặng theo thời gian thực cũng cần được củng cố, từ đó nâng cao hiệu quả vận hành. Điều cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, đó là hệ thống vận chuyển các phương tiện khai thác ngầm cần được lên lịch linh hoạt. Sẽ có có thể đạt được những điều này nếu thiếu sự kết nối mạnh mẽ được hỗ trợ bởi mạng công nghiệp phủ sóng toàn bộ khu vực khai thác. Đây cũng là yêu cầu bắt buộc đối với nền sản xuất thông minh trong tương lai.
Sau hơn 2 tháng xây dựng, Giải pháp Khai khoáng Thông minh của Huawei đã được triển khai tại các khu vực khai thác mỏ, đạt phạm vi phủ sóng toàn bộ mạng riêng không dây trên và dưới mặt đất, đồng thời đáp ứng các yêu cầu liên lạc theo thời gian thực giữa các thợ mỏ và yêu cầu kiểm tra sự cố thông minh.
Đại diện Asia-Potash cho hay, nền tảng cộng tác đám mây, các ứng dụng khai thác thông minh và các dịch vụ dưới lòng đất dựa trên phạm vi phủ sóng toàn mạng và công nghệ 5G đều yêu cầu băng thông cực lớn hoặc độ trễ cực thấp. Chẳng hạn như việc điều khiển từ xa và lái xe tự động hiện không thể triển khai trên mạng riêng dưới hầm, nhưng sẽ được triển khai trong tương lai để tạo nền tảng vững chắc cho việc xây dựng hệ sinh thái kiến trúc Internet công nghiệp và phát triển các mỏ thông minh lấy con người làm trọng tâm.
Chỉ riêng năm qua, Đội ngũ Khai khoáng mới thành lập của Huawei đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong lĩnh vực khai khoáng thông minh. Hệ điều hành MineHarmony do Huawei và China Energy cùng phát triển, đã được triển khai trên hơn 3.300 bộ thiết bị tại 13 mỏ than và một trạm rửa than của Tập đoàn Than Shendong. Đặc biệt, MineHarmony còn được triển khai trên toàn bộ mỏ Wulanmulun (còn gọi là mỏ Ulan Moran) ở khu vực Nội Mông.
Công ty Cổ phần VNG chính thức khai trương trung tâm dữ liệu mới ở khu chế xuất Tân Thuận (Quận 7, TPHCM), đánh dấu cột mốc quan trọng trong việc cung cấp hạ tầng cấp III trung lập cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Freeform hiện được cung cấp miễn phí trên mọi iPhone, iPad và Mac hỗ trợ iOS 16.2, iPadOS 16.2 hoặc macOS Ventura 13.1.
14/12/2022 tại Hà Nội, Quỹ Saemaul đã cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, ký biên bản ghi nhớ nhằm phổ biến Phong trào Saemaul và thúc đẩy số hóa nông nghiệp và nông thôn.
Ngày 12/12/2022, TV360 – ứng dụng do Viettel Telecom phát triển chạm mốc 10 triệu người dùng trong tháng và bứt phá lên vị trí dẫn đầu các ứng dụng truyền hình trong nước.
Ngày 8/12/2022, Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2022 đã được khai mạc tại sân bay Gia Lâm – Hà Nội. Triển lãm quy tụ 170 đơn vị tham gia trưng bày các sản phẩm quân sự và dân sự phục vụ an ninh quốc phòng đến từ 30 quốc gia.
Công ty Cổ phần Next Robotics (Next Robotics) vừa chính thức công bố thành lập, khẳng định vai trò doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực công nghệ công nghiệp (Intech) tại Việt Nam và toàn cầu.
Ở lần thứ 5 tổ chức, Zalo AI Summit 2022 sẽ trả lời chủ đề “AI đã thay đổi cuộc sống người Việt như thế nào?”, sự kiệnthu hút quan tâm giới công nghệ này sẽ diễn ra vào ngày 17/12 tới đây tại VNG Campus, TPHCM.
Đó cũng chính là chủ đề của Diễn đàn Quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam 2022 lần thứ IV (VFTE 2022) vừa diễn ra với sự tham gia của các bộ, ban ngành cùng những doanh nghiệp “đầu tàu” thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của quốc gia.
Ông Romaric Ernst – Phó Tổng Chủ tịch Marketing & Phát triển Kinh doanh Schneider Electric Khu vực Đông Á và Nhật Bản tái khẳng định vai trò đối tác số trong mục tiêu hướng đến phát triển bền vững cũng như kêu gọi cần hành động nhanh hơn vì một Việt Nam xanh hơn, thịnh vượng hơn.
Ngày 7/12, hội thảo Microsoft Technology Summit 2022 – sự kiện công nghệ lớn nhất trong năm do Microsoft Việt Nam và các đối tác công nghệ đồng tổ chức đã diễn ra, nhằm cập nhật những công nghệ và giải pháp mới nhất của Microsoft, giúp các tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam tăng tốc trên hành trình chuyển đổi số.