Huawei đầu tư 100 triệu USD vào hệ sinh thái khởi nghiệp Châu Á – Thái Bình Dương trong 3 năm tới

Hôm nay ⅜, trong sự kiện khai mạc tại Hội nghị các nhà sáng lập Spark HUAWEI CLOUD diễn ra đồng thời ở Singapore và Hong Kong, Huawei đã công bố kế hoạch đầu tư 100 triệu USD vào hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp châu Á - Thái Bình Dương.

Huawei cho biết khoản đầu tư này sẽ hướng tới chương trình Spark, nhằm xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp bền vững ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APAC) trong ba năm tới. Đã và đang giúp Singapore, Hong Kong, Malaysia và Thái Lan xây dựng các trung tâm khởi nghiệp, tại Hội nghị, Huawei cho biết chương trình này sẽ tập trung nỗ lực vào việc phát triển bốn trung tâm khởi nghiệp bổ sung – ở Indonesia, Philippines, Sri Lanka và Việt Nam – với mục tiêu tổng thể là tuyển dụng tổng cộng 1.000 công ty khởi nghiệp vào chương trình tăng tốc Spark và phát triển 100 trong số đó trở thành các startup mở rộng (scale-up). 

Cũng tại Hội nghị, Huawei đã khởi động Chương trình hợp tác và đổi mới trên nền tảng Cloud-plus-Cloud, nhằm tăng cường hỗ trợ hơn nữa cho các công ty khởi nghiệp trên toàn thế giới. Theo đó, Huawei sẽ nỗ lực và tận dụng danh mục kinh doanh hoàn chỉnh của mình trong không gian hợp tác Cloud-plus-Cloud để thúc đẩy đổi mới công nghệ, dịch vụ toàn cầu và địa phương cũng như hệ sinh thái kinh doanh, thúc đẩy sự phát triển của các công ty khởi nghiệp.

Hội nghị có sự tham dự của đại diện từ nhiều công ty khởi nghiệp nổi tiếng châu Á, học viện, các ngành công nghiệp và cơ quan chính phủ, truyền thông, hơn 50 nhà đầu tư khởi nghiệp hàng đầu khu vực và hơn 300 nhà sáng lập khởi nghiệp. Các bài phát biểu và các phiên thảo luận tại sự kiện tập trung vào giá trị xã hội của hệ sinh thái khởi nghiệp này và cách các công ty khởi nghiệp có thể thúc đẩy đổi mới công nghệ và hệ sinh thái, để đóng góp cho cộng đồng địa phương và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

Ba sáng kiến bổ sung trong Chương trình Spark Châu Á – Thái Bình Dương đã được Huawei đưa ra tại sự kiện: Chương trình Nhà phát triển Spark, nhằm nuôi dưỡng hệ sinh thái nhà phát triển do HUAWEI CLOUD hỗ trợ tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương; Chương trình Spark Pitstop, được thiết kế để tham gia và hỗ trợ các công ty khởi nghiệp trên HUAWEI CLOUD nhằm tăng tốc phát triển sản phẩm; và Chương trình Sáng tạo Spark (SIP), tập trung vào việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp đổi mới thông qua hệ sinh thái khởi nghiệp Spark.

Zhang Ping’an, Giám đốc điều hành Bộ phận Kinh doanh Đám mây của Huawei cho biết, kể từ khi thành lập vào năm 2017, HUAWEI CLOUD đã trở thành đám mây phát triển nhanh nhất thế giới và đã thúc đẩy sự phát triển của vô số công ty khởi nghiệp. Năm ngoái, Huawei đã khởi động Chương trình Spark trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Thông qua chương trình này, Huawei đang làm việc với chính quyền địa phương, các cơ sở ươm tạo hàng đầu, các công ty đầu tư khởi nghiệp nổi tiếng và các trường đại học hàng đầu để xây dựng nền tảng hỗ trợ cho các công ty khởi nghiệp ở nhiều khu vực. Hiện đã có 40 công ty khởi nghiệp đang tham gia chương trình này.

Trong năm 2021, kế hoạch của Huawei là hỗ trợ 200 công ty khởi nghiệp trong hệ sinh thái HMS và chia sẻ mạng lưới tài nguyên kênh của chúng tôi với các nhà phát triển trên toàn thế giới, những người cùng phục vụ 1 tỷ người dùng thiết bị Huawei. Ngoài ra, Huawei sẽ mở Trung tâm Đổi mới sáng tạo dành cho nhà phát triển HMS (HMS Developer Innovation Center) để hỗ trợ 100.000 nhà phát triển đám mây HMS.

Có thể bạn quan tâm
Các nhà phân phối chip của ngành ô tô bị giới chức Trung Quốc sờ gáy

Cơ quan quản lý Trung Quốc đang mở một cuộc điều tra đối với các nhà phân phối chip trong ngành công nghiệp ô tô với lý do nghi ngờ về việc tăng giá.

Apple sắp khắc phục được vấn đề thời lượng pin của iPhone

Một báo cáo mới chỉ ra rằng Apple có thể bắt đầu sử dụng các thành phần nhỏ hơn trên các thiết bị iPhone, iPad và MacBook trong tương lai để nhường chỗ cho pin lớn hơn, về mặt lý thuyết sẽ cho phép kéo dài tuổi thọ pin.

Vaccine Covid-19 sẽ về nhiều, Việt Nam chuẩn bị sẵn sàng hệ thống dây chuyền bảo quản lạnh

Sáng ngày 3/8, Bộ Y tế ghi nhận thêm 3.578 ca mắc mới, trong đó nhiều nhất vẫn là TP.Hồ Chí Minh với 1.998 ca. Ngoài ra, Bộ Y tế cho hay, nhiều loại vaccine phòng Covid-19 có nhiệt độ bảo quản khác nhau sẽ về Việt Nam trong thời gian tới.

Không cần rò rỉ, Google tự tiết lộ thông tin Pixel 6 và Pixel 6 Pro

Google vừa tiết lộ một số thông tin chi tiết ban đầu về bộ đôi Pixel 6 và Pixel 6 Pro. Trong số này đáng chú ý nhất là sự xuất hiện của chip Google Tensor mới trong điện thoại.

Giữa mùa dịch ‘Tra cứu điểm thi ĐH’ vẫn được quan tâm nhất

Ngay giữa khi dịch bệnh đang chiếm nhiều mối quan tâm, lo lắng, thì dẫn đầu top xu hướng tìm kiếm trên Google trong tuần vừa rồi lại là “tra cứu điểm thi đại học”.

Các nhà mạng lớn cung cấp gói hỗ trợ viễn thông trị giá hàng ngàn tỉ đồng, trong 3 tháng

Dưới sự chủ trì của Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) và với sự tham gia của các doanh nghiệp viễn thông, gói hỗ trợ dịch vụ viễn thông lớn nhất trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 đã được kích hoạt.

Ra mắt ổ cứng di động Seagate One Touch SSD tốc độ đọc ghi 1.030 MB/s

Seagate Technology vừa ra mắt dòng ổ cứng di động Seagate One Touch SSD mới, có tốc độ lên tới 1.030 MB/s cùng thiết kế độc đáo nhôm phay xước và vải dệt.

Vì sao Samsung không đả động đến việc ra mắt hay hủy bỏ dòng Note mới?

Samsung sẽ phát hành điện thoại thông minh có thể gập lại Galaxy Z Fold3 và Galaxy Z Flip3 vào ngày 11/ 8 tới đây. Tuy nhiên, công ty sẽ không tiết lộ bất kỳ điện thoại thông minh nào trong dòng Galaxy Note năm nay.

TP.HCM có số ca mắc Covid-19 dưới 2.000 đầu tiên 10 ngày qua, hệ thống điều trị có tín hiệu lạc quan

Sáng nay 2/8, Bộ Y tế cho biết đã ghi nhận thêm 3.201 ca mắc Covid-19 mới, riêng TP.HCM là 1.997 ca. Đây cũng được xem là ngày đầu tiên trong khoảng 10 ngày qua TP.HCM có số ca mắc mới dưới 2.000 ca. Trong khi đó, trong vòng nửa tháng nay, số bệnh nhân được điều trị khỏi Covid-19 tại Việt Nam liên tục tăng.

Google đang xây thêm hai tuyến cáp internet khổng lồ dưới biển

Google vừa thông báo rằng, họ đang xây dựng thêm hai hệ thống cáp internet dưới biển để tăng dung lượng mạng giữa Trung Đông, Nam Âu và Châu Á.