Hơn 5 tỷ đơn đặt hàng trước vaccine Covid-19 trên khắp thế giới

Các quốc gia và tổ chức đã công bố thỏa thuận mua liều vắc xin Covid-19. Ảnh: @24matins.

Mặc dù chưa có loại vaccine nào đang được phát triển chứng minh là có hiệu quả tuyệt đối trong các thử nghiệm lâm sàng, tuy nhiên hiện có ít nhất 5,7 tỷ liều đã được đặt hàng trước trên khắp thế giới.

Theo các thống kê gần đây, thế giới hiện có 5 loại vaccine – ba loại của phương Tây và hai loại của Trung Quốc đang trong thử nghiệm giai đoạn 3 trên cơ thể người với hàng nghìn tình nguyện viên.

Cũng mới đây, trong một thông báo bất ngờ, Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua tuyên bố rằng, có một loại vaccine tên là “Sputnik V” có thể mang lại “khả năng miễn dịch bền vững” chống lại loại virus gây ra dịch bệnh Covid-19.

Hơn 5 tỷ đơn đặt hàng trước vaccine Covid-19 trên khắp thế giới - vaccine 1
Các quốc gia và tổ chức đã công bố thỏa thuận mua liều vắc xin Covid-19. Ảnh: @24matins.

Trong khi các phòng thí nghiệm nghiên cứu trên khắp thế giới chạy đua để phát triển một loại vaccine tối ưu nhất, thì bên cạnh đó, các cơ quan này cũng đã nhận được tiền tài trợ để giúp họ chuẩn bị sẵn sàng ra mắt hàng triệu liều vaccine vào năm 2021, hoặc thậm chí trước cuối năm nay.

Cụ thể, Đại học Oxford hợp tác với tập đoàn dược phẩm Thụy Điển-Anh AstraZeneca, hy vọng sẽ cho ra vaccine mới vào tháng 9, trong khi công ty công nghệ sinh học Moderna của Mỹ thì hợp tác với Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) đang đặt mục tiêu ra mắt vaccine mới vào cuối năm nay, có thể là tháng 11.

Và dưới đây là danh sách các quốc gia, khu vực với trữ lượng vaccine được cung cấp:

1. Mỹ: 700 triệu liều

Tổng thống Donald Trump đã phát động “Chiến dịch Warp Speed” nhằm thúc đẩy phát triển, sản xuất và phân phối vaccine Covid-19 cho tất cả người dân Mỹ vào tháng 1 năm 2021.

Bên cạnh đó, có hàng trăm triệu đô la đã được chuyển đến các nhà phát triển vaccine, bao gồm gần 500 triệu đô la cho Johnson & Johnson vào cuối tháng ba. Không những thế, Hoa Kỳ đã phân bổ tài trợ cho nhiều công ty ở các quốc gia khác, với hy vọng rằng một trong số họ sẽ tạo ra vaccine để chống lại loại virus Covid-19.

Cho đến nay, Washington đã trao tổng cộng ít nhất 9,4 tỷ đô la cho 7 nhà phát triển vaccine và ký hợp đồng sản xuất với 5 nhà sản xuất vaccine để cung cấp 700 triệu liều. Các công ty tham gia vào đề án này là: Johnson & Johnson, Moderna, Oxford / AztraZeneca, Novavax, Pfizer / BioNTech, Sanofi / GSK, Merck Sharp và Dohme.

2. Châu Âu: 700 triệu liều

Hai nhà phát triển vaccine Oxford / AztraZeneca và Sanofi / GSK đang đàm phán nâng cao với Ủy ban Châu Âu để cung cấp 700 triệu liều vaccine kết hợp.

3. Anh, Nhật, Brazil

Được biết, hiện Anh đang đàm phán một đơn đặt hàng trước riêng biệt gồm 250 triệu liều vaccine từ bốn nhà phát triển. Còn Nhật Bản đang đăng ký trước 490 triệu liều vaccine từ ba nhà cung cấp, trong đó có 250 triệu liều vaccine đặt từ Novavax của Hoa Kỳ.

Hơn 5 tỷ đơn đặt hàng trước vaccine Covid-19 trên khắp thế giới - vaccine 2
Ảnh minh họa: @il.vesti.

Điều thí vị là công ty dược phẩm khổng lồ của Nhật Bản Takeda đã mua bản quyền vaccine Novavax cho Nhật Bản, công ty cũng đã tài trợ cho nghiên cứu này, và loại vaccine này cũng sẽ được phép sản xuất trong nước.

Còn phía Brazil đã chọn một mô hình tương tự, đặt hàng 100 triệu liều từ AstraZeneca và hợp tác với Sinovac của Trung Quốc để sản xuất 120 triệu vaccine “CoronaVac” mới, hiện chủng vaccine này đang được thử nghiệm trên cơ thể người ở Brazil.

4. Trung Quốc, Nga

Tại Trung Quốc, hiện có 2 loại vaccine của Sinovac và Sinopharm đang được tiến hành thử nghiệm trên người, nhưng chỉ có một số quan hệ đối tác quốc tế được công bố, có thể bao gồm với Brazil và Indonesia.

Riêng Chính phủ Nga cho biết, hiện có 20 quốc gia đã đặt hàng trước một tỷ liều Sputnik V và họ có thể sản xuất 500 triệu liều vaccine mỗi năm cho 5 quốc gia.

5. Các quốc gia phát triển

Giám đốc Liên minh đổi mới về phòng dịch (CEPI – Coalition for Epidemic Preparedness Innovations) Richard Hatchett cho hay, cơ quan này cũng đã đặt hàng trước 300 triệu liều vaccine từ AstraZeneca  cho các nước, cũng như tổ chức thuộc thành viên như Na Uy, Ấn Độ, tổ chức của Bill và Melinda Gates, Wellcome Trust…

Bên cạnh đó, hàng tỷ liều sẽ được sản xuất cho châu Á và các nơi khác, được cung cấp bởi Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII)- Là nhà sản xuất vaccine lớn nhất trên thế giới.

Đồng thời, hai công ty Novavax và AstraZeneca đã ký thỏa thuận riêng với SII để sản xuất một tỷ liều vaccine mỗi loại cho Ấn Độ và các nước thu nhập thấp và trung bình, với điều kiện tất nhiên là họ phải chứng minh được hiệu quả loại vaccine đó trong các thử nghiệm lâm sàng trên cơ thể người.

Theo Medicalxpress

Có thể bạn quan tâm
Các nhà mạng tặng 5GB Data khi thuê bao cài Bluezone

Cả 3 nhà mạng Vinaphone, MobiFone và Viettel đồng loạt tặng 5GB Data cho các thuê bao của mình khi đã cài đặt Bluezone để sử dụng trong 5 ngày.

Android sẽ sớm tích hợp tìm kiếm và cảnh báo động đất

Google đang bổ sung các công cụ cảnh báo động đất cho người dùng hệ điều hành điện thoại thông minh Android, trước mắt là trên dòng điện thoại Samsung Galaxy.

Lúc này, người Việt ít quan tâm COVID-19 hơn khi đầu năm

Thống kê của Google từ 31/7-7/8/2020 cho thấy người dùng Việt tìm kiếm các thông thông tin về COVID-19 chỉ bằng ¼ hồi tháng 1/2020, dù lúc này dịch bệnh khá phức tạp.

Liệu Huawei còn đất sống khi không có chip tùy chỉnh Kirin riêng?

Một gợi ý gần đây đến từ CEO Huawei cho thấy Mate 40 rất có thể là dòng smartphone cuối cùng của công ty sử dụng chip tùy chỉnh Kirin do chính công ty phát triển.

Các nhà sản xuất điện thoại Trung Quốc nên chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất

Bước tiếp theo của cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đang cận kề sau khi chính phủ Hoa Kỳ xác nhận một loạt hành động chống lại cái gọi là nhà sản xuất và ứng dụng Trung Quốc “không đáng tin cậy”.

Huawei có thể khai tử mảng chip Kirin sau khi Mate 40 ra mắt

Theo nguồn tin, Huawei đã cạn kiệt nguồn cung cho chip Kirin và không thể sản xuất thêm được nữa do lệnh cấm từ Mỹ.

OPPO Reno 4 series và OPPO Watch chính thức lên kệ, vượt xa mong đợi

Bộ đôi OPPO Reno 4 series đã chính thức được mở bán và trong 6 ngày mở đặt hàng đã có được hơn 23.000 đơn cọc mua máy. Trong khi đó, OPPO Watch trong lần đầu ra mắt cũng đã nhận được 800 đơn đặt cọc, vượt xa mong đợi của nhà bán lẻ Thế Giới Di Động.

RMIT Việt Nam đào tạo trực tuyến khóa phi công đầu tiên

Đại học RMIT và Công ty Giáo dục và Đào tạo VinAcademy (thuộc Vingroup) đã ký kết thỏa thuận về việc đào tạo thế hệ phi công tương lai cho Việt Nam.

TikTok “sốc” trước lệnh hành pháp của Mỹ và dọa kiện

Sau khi Tổng thống Mỹ Trump ký sắc lệnh cấm cả TikTok và WeChat ở Mỹ từ ngày 20/9, TikTok đã đưa ra một tuyên bố cho biết họ không đồng ý với quyết định này và sẽ theo đuổi “mọi biện pháp khắc phục”.

Người phụ nữ được cấy ghép khuôn mặt từ mô hiến tặng lần hai

Lần thứ hai trong một thập kỷ, một phụ nữ ở New Hampshire có khuôn mặt mới sau lần cấy ghép thất bại đầu tiên.