Khi đại dịch Coronavirus đang tiếp tục có chiều hướng diễn biến khó lường, thời gian đi học lại vẫn chưa thể xác định, nhiều trường học trên cả nước đã chủ động đẩy mạnh áp dụng phương thức dạy học qua mạng, hướng dẫn học sinh tự học ở nhà thông qua tin nhắn, email, Facebook của lớp, Zalo Group, trang web của trường hoặc sổ liên lạc điện tử...
Để tận dụng thời gian rảnh cũng như đảm bảo chương trình học không bị gián đoạn quá nhiều, gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phải ban hành văn bản số 793/BGDĐT-GDTrH về việc tăng cường dạy học qua internet, trên truyền hình. Bên mặt tích cực, mô hình dạy và học mới này vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần cải thiện để có thể tìm ra một giải pháp hài hòa hơn, học sinh dễ dàng thích ứng.
Nhộn nhịp học trực tuyến
Một giáo viên chủ nhiệm lớp 8, trường Quốc tế Vietnam Australia cho biết, mỗi buổi sáng cô đều lên mạng, mở email gửi bài giảng cho học sinh, kèm theo sổ báo bài. Cô hẹn học trò đúng 5 giờ chiều phải nộp bài cho cô qua email. Sau đó cô sửa bài và gửi bài lại cho từng học trò.
Với cách dạy linh hoạt này của nhà trường, các bậc phụ huynh cảm thấy hài lòng và ủng hộ. Một phụ huynh của học sinh đang học trường Quốc tế Vietnam Australia cho biết, cách dạy trực tuyến đã giúp con chị có thể tự học, biết tổ chức bài vở. “Có những buổi chiều đến giờ cơm nhưng gọi con vẫn không ra bàn ăn vì phải làm xong bài nộp cho cô giáo. Cô gửi bài giảng, giao bài qua email, học sinh làm trên file word rồi gửi bài qua email cho thầy cô chấm bài, sửa bài”.
Tại Trường Tiểu học Lê Đức Thọ, quận Gò Vấp, TPHCM, các bậc phụ huynh cũng nhận được tin nhắn qua Zalo của giáo viên chủ nhiệm để giao bài cho học sinh. Cô giáo gửi các tập tin bài tập của các môn Toán, tiếng Việt, tập làm văn để các em ôn lại kiến thức cũ. Cô cũng yêu cầu học sinh phải nộp bài đúng hẹn. Do đó, các phụ huynh cũng phải hối thúc con mình nộp bài đúng thời hạn.
Cô Phạm Thị Giàu, Giáo viên lớp 2/2 trường Tiểu học Lê Đức Thọ cho biết, nhằm tránh lãng phí thời gian nghỉ học của các em, nhà trường đã yêu cầu các giáo viên chủ nhiệm giao bài tập về nhà liên tục cho học sinh để các em ôn tập, hệ thống lại kiến thức cũ trong kỳ nghỉ quá dài. Việc giao bài tập về nhà cũng giúp các em nhớ lại kiến thức cũ, không bị mất kiến thức khi đi học lại. Hầu hết học sinh đều nộp bài cho cô rất đúng thời hạn.
Nhiều trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn TP.HCM cũng đã tổ chức dạy trực tuyến cho sinh viên. Giảng viên có thể giảng bài, thảo luận với sinh viên trên các hệ thống trực tuyến. Sinh viên còn có thể sử dụng hệ thống quản lý học hành LMS (learning management system) để xem tài liệu gồm file powerpoint, video và làm bài tập tại nhà, trao đổi với giáo viên thông qua chat, video hội nghị.
Cô H.T.D, giảng viên trường Đại học Tôn Đức Thắng TPHCM cũng cho biết, trường đã tổ chức giảng dạy cho sinh viên trực tuyến. Giảng viên tương tác với sinh viên trên phần mềm e-learning, kiểm tra những gì sinh viên đã đọc, đã học bằng cách giao bài tập, các bài kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. Sau đó, sinh viên sẽ nộp bài qua phần mềm e-learning này.
Chị Đỗ Thị Nga ở quận Gò Vấp, mẹ của một học sinh lớp 5 cho rằng việc học trực tuyến giúp con chị tự học và giảm thời gian rảnh rỗi. Dù phụ huynh làm việc tại nhà nhưng vẫn phải hoàn thành công việc mà công ty giao cho nên không thể chơi toàn thời gian với con. Vì vậy học trực tuyến giúp con chị bận rộn hơn, tuy nhiên chị chọn phương án in tài liệu (nếu có thể) để giảm thời gian con tiếp xúc với máy tính quá nhiều.
Bài tập quá tải, phải ngồi nhiều giờ trước máy tính
Những ưu điểm của học trực tuyến không phải khó nhận ra đặc biệt trong hoàn cảnh hiện nay, cả giáo viên và học sinh không cần tới lớp, tiết kiệm thời gian mà lại phòng tránh được dịch bệnh. Dù vậy học trực tuyến cũng có nhiều điều đáng bàn.
Chị Lan đồng ý. Tuy nhiên, sau vài buổi học chị thấy thời gian sử dụng máy tính của con quá nhiều, sợ ảnh hưởng đến mắt và sức khỏe của con. Chị đã đề xuất với cơ sở giáo dục này nên giảm thời gian học sinh tiếp xúc với máy tính. Cụ thể như có thể in các bài tập ra, làm trên giấy và gửi lại cho trung tâm.
Một phụ huynh khác cũng ở TP.HCM phàn nàn chuyện con chị, một nam sinh lớp 5, phải ngồi quá nhiều thời gian trước máy tính khi học trực tuyến. File gửi quá dài, dồn quá nhiều bài tập trong một file khiến học sinh dễ bị “ngán”. Trung bình để giải quyết hết đống bài tập hay chép bài học, mỗi học sinh phải ngồi trước máy tính khoảng 8 tiếng đồng hồ. Chuyện này đối với lứa tuổi tiểu học thực sự là quá tải.
Giảng viên của một trường đại học ở TP.HCM cho rằng, việc học online là giải pháp tình thế trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát. Việc học online có những mặt ưu điểm và cả hạn chế, trong đó có cả việc học sinh phải sử dụng máy tính, điện thoại nhiều. Việc điều chỉnh và kết hợp hài hòa giữa nhà trường, trung tâm và phụ huynh – học sinh để học sinh có thể vừa có thể tranh thủ thời gian học, vừa được vận động thể chất trong mùa dịch.
“Để tránh học sinh nhìn quá nhiều vào máy tính, phụ huynh có thể in tài liệu, làm trên giấy rồi chụp hình lại gửi cho giáo viên”, giảng viên này chia sẻ. Các em cũng nên tranh thủ những khoảng nghỉ để vận động, giải lao, không nên ngồi một chỗ và dán mắt quá lâu vào máy tính.
Đỗ Lan
Đó là nhận định của các chuyên gia, các “leaker” vốn tung ra những thông tin có độ chính xác rất cao trước khi các sản phẩm mới ra mắt. Điều này khiến team mong chờ Samsung Galaxy Note 20 đang có phần “chưng hửng”.
Vùng đất Tây Nam Bộ trù phú mênh mang sông nước, chằng chịt sông ngòi lại đang phải đối mặt với cơn khát nước ngọt chưa từng có trong lịch sử.
Ngày 23/3, Công ty Cổ phần An ninh mạng Việt Nam (VSEC) đã chia sẻ một số nguy cơ bảo mật dễ bị khai thác trong môi trường làm việc từ xa, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp áp dụng cho nhân viên làm việc ở nhà.
Báo cáo mới nhất của Bộ Y Tế, hiện Việt Nam có 118 ca dương tính, 645 ca nghi nhiễm với các dấu hiệu ho, sốt, trở về từ vùng dịch, và hơn 52.000 người đang được giám sát y tế. Đặc biệt, Việt Nam lần đầu tiên ghi nhận ca lây nhiễm chéo của nhân viên y tế.
Ngày 23/3, Grab triển khai thử nghiệm GrabMart cho người dùng tại TP. Hồ Chí Minh, giúp tăng an toàn cho người dùng Grab trong thời điểm dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp.
Bất chấp Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối diện với đại dịch tồi tệ nhất khiến nhiều hoạt động phải đình trệ, nhưng Apple vẫn phát hành các sản phẩm mới, bao gồm iPad Pro với Magic Keyboard.
Công nghệ tuần qua đã diễn biến rất sôi động cùng với nhiều sự kiện được ra mắt. Hãy cùng Thế Giới Số điểm lại những “Tin tức công nghệ trong tuần” vào trưa ngày thứ Hai hàng tuần, đồng thời hé lộ những thông tin, sản phẩm mới sắp trình làng trong tuần tới.
Sự kiện thường niên lớn nhất thế giới dành cho nhà phát triển Google đã chính thức “chết yểu” trong năm nay.
iPad Pro 2018 bản refurbished (đã sử dụng, được Apple thay pin và kiểm tra, đóng hộp mới) hiện chỉ còn 549 USD, tương đương 12,8 triệu đồng.
Huawei vừa âm thầm phát triển một tính năng để người dùng có thể cài ứng dụng không cần Play Store, theo thông tin từ XDA-developers.