Học sinh và smartphone, người chủ và phương tiện

Việc để học sinh làm chủ và tận dụng được sức mạnh của phương tiện di động thông minh là một hành trình giáo dục

Dù muốn, dù không, chúng ta cũng phải thừa nhận các thiết bị di động, bao gồm cả smartphone, tablet, laptop… đã trở thành các phương tiện thiết yếu của đời sống hiện nay. Trong cách nhìn đó, một phương tiện tốt hay xấu, lợi ích hay không, tùy thuộc vào việc sử dụng, tùy thuộc vào cách chúng ta tận dụng các phương tiện ấy.

Vấn đề giáo dục đang được bàn cãi nhiều gần đây là theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, sắp tới, học sinh cấp 2-3 có thể sử dụng smartphone trong giờ học cho các mục đích học tập và cần có sự đồng ý của giáo viên. Câu chuyện đã nảy sinh ra 2 luồng ý kiến đồng ý và không chấp nhận, và như nhiều câu chuyện giáo dục khác, sự tranh cãi đang khiến vấn đề đi vào ngõ cụt và có khả năng biến việc áp dụng thành sự “tùy biến”, thành một chủ nghĩa “chiết trung” thập thò giữa cho và không.

Dù muốn, dù không, chúng ta cũng phải thừa nhận các thiết bị di động, bao gồm cả smartphone, tablet, laptop… đã trở thành các phương tiện thiết yếu của đời sống hiện nay. Trong cách nhìn đó, một phương tiện tốt hay xấu, lợi ích hay không, tùy thuộc vào việc sử dụng, tùy thuộc vào cách chúng ta tận dụng các phương tiện ấy. Thế nhưng, trong các cách nhìn luôn có phần hồi cố, các phương tiện mới, nhanh, mạnh, kết nối, khó hiểu, khó kiểm soát hơn luôn chịu phần thua thiệt với những người trưởng thành. Cách nhìn hồi cố luôn thấy rằng quá khứ tốt hơn, các phương tiện xưa mà mình đã trải qua tốt đẹp hơn, phần lớn là vì đơn giản và dễ kiểm soát hơn.

Nhưng có thật là các phương tiện cũ luôn tốt hơn không? Thế hệ của người viết, tức những người sinh ra ở khoảng đầu những năm 1980 cũng đã gặp những vấn đề tương tự với các phương tiện sống mà bây giờ đã thành cũ mòn. Ngày đó, để có thể giải trí, đọc là phương cách khả dĩ nhất, thế nhưng khi trẻ con ôm những cuốn sách đọc suốt ngày, có thể là một tiểu thuyết kinh điển hay một truyện chưởng chữ to, người lớn lúc ấy, đã vì lo lắng việc đọc có thể ảnh hưởng khiến việc học xao nhãng, có thể khiến mắt điều tiết quá mức mà cận thị, nên cấm. Rồi đến truyện tranh, khi trẻ con hiện nay có thể đọc thoải mái, thì thời điểm ấy, đã có những bài báo nghiêm túc, lên án những cuốn truyện suốt nhiều trang chỉ có vài chữ, lên án những hình vẽ thi triển võ công hay có cô gái gợi cảm. Những cuốn sách, truyện tranh, vì thế, lúc ấy, đã trở thành một mối đe dọa tinh thần trẻ em, một phương tiện bị nghi kỵ. Chập chững ở thế hệ người viết, khi mới lớn, là sự trỗi dậy của máy tính cá nhân (PC) rồi tiếp theo là internet. Cả 2 phương tiện công nghệ này khởi đầu đã phải nhận rất nhiều cái nhìn nghi hoặc như những thứ có thể làm phân hóa đầu óc người trẻ, hút những mầm non vào hố đen xấu xa, từ game cho đến ảnh đen, từ tư tưởng xấu đến các băng nhóm mạng… Chỉ cần thời gian, cho đến giờ, việc khuyến khích trẻ em đọc sách đang là một nỗ lực khó khăn thay vì cấm đoán, PC và internet đã thông dụng đến mức trở thành thói quen như thở, không còn ai phải thắc mắc về lý do tồn tại của các phương tiện này nữa.

Và các thiết bị di động thông minh hiện nay, sau hơn 10 năm ra đời và phổ cập, có lẽ vẫn chưa đi hết quãng đường thuyết phục được rằng mình thuần túy là phương tiện. Với tư cách là một phụ huynh, người viết vẫn cho con mình dùng smartphone từ thuở rất nhỏ đến hiện nay, ở độ tuổi giữa cấp 1, con vẫn dùng, đọc sách, nghe truyện, coi phim, tìm hiểu, thậm chí trò chuyện với Google. Không có bất cứ điều gì ở việc sử dụng ấy khiến con đi lạc khỏi độ tuổi, đi lạc khỏi khối tinh thần của riêng con. Smartphone là một phương tiện quá tốt để giải quyết các vấn đề học hỏi như trả lời một thắc mắc của con trẻ cho đến đọc một câu truyện cổ tích trước khi đi ngủ. Bác sĩ Cao Xuân Minh, một phụ huynh có con trai học rất giỏi cho biết: “2 con tôi dùng máy tính và điện thoại từ năm lớp 6. Khi con tôi vào lớp 6, chúng đã phải biết soạn chuyên đề theo nhóm, trình bày, phản biện trước lớp học… nếu không có những công cụ đó sao làm được, sao tra cứu thông tin, sao soạn được Powerpoint, con phải học hàng loạt thứ kỹ năng để dùng được đồ công nghệ, soạn bài, tra cứu…. vô cùng bao thứ lợi ích từ dùng công nghệ. Các cuộc thi mở, họ cho phép học sinh dùng tra cứu điện tử, tra cứu kiến thức… trừ khi dạy học sinh kiểu thuộc lòng, gói gọn trong thứ lý thuyết chay giáo khoa thì không cần tra cứu gì hết. Có bao nhiêu % người lớn chúng ta dùng smartphone? Ngay cả tứ thân phụ mẫu của tôi tuổi gần 80 vẫn dùng smartphone phà phà… Vậy tại sao phải sợ? Không muốn cho con dùng? Vì sợ xao nhãng việc học? Chơi game? Coi hình ảnh sex?….. kết nối bạn bè không trong sáng? Thử hỏi người lớn chúng ta dùng Net có vậy không? Vấn đề ở chỗ giáo dục gia đình, dạy cho con biết cái nào đúng cái nào sai? Tuổi nào tìm hiểu gì, tuổi nào chưa? Chơi game hợp lý… đừng sợ vẽ đường cho hươu chạy. Chúng ta cấm thì tụi nhỏ lén xem cũng vậy thôi. Vấn đề còn lại dùng sao cho hợp lý, cho không ảnh hưởng tiêu cực học hành, ảnh hưởng sức khoẻ”.

Ở một góc nhìn định tính và hàn lâm, anh Thái Hạo, một thầy giáo cấp 3 và là người thường xuyên viết Facebook nói: “Đầu tiên, chúng ta phải xác định, trong trường hợp này, chiếc điện thoại là một công cụ học tập. Về bản chất nó không khác gì một cuốn Atlat địa lý, một bảng tuần hoàn hóa học, một cuốn từ điển, hay bất kỳ một cuốn sách nào khác. Chúng giống nhau vì đều chứa thông tin và tri thức. Sự khác nhau nằm ở chỗ, một chiếc điện thoại thì chứa nhiều hơn cả triệu lần (thậm chí hàng tỉ lần) một cuốn sách. Sự khác nhau thứ 2 là, để tìm thấy thông tin mà mình cần trong 1 cuốn sách thì phải đọc từ đầu tới cuối, còn một chiếc điện thoại thì chỉ mất vài giây để gõ từ khóa; và sự lựa chọn cũng phong phú hơn. Thậm chí, bộ sách giáo khoa, sách tham khảo (cứng) hoàn toàn có thể số hóa để đựng gọn lỏn trong 1 chiếc điện thoại, bên cạnh hàng vạn cuốn khác”.

Anh Thái Hạo nói tiếp: “Nỗi băn khoăn phổ biến của dư luận là cách dùng và cách quản lý điện thoại của học sinh trong giờ học như thế nào. Theo tôi, nó không thể quản lý được một cách cơ giới bằng mệnh lệnh, ví dụ “các em mở điện thoại ra”, “các em cất điện thoại đi”… Cách quản lý này sẽ gây ra một lớp học rối loạn bởi nó không bao giờ triệt để được. Chỉ cần vài em làm trái yêu cầu của giáo viên thì lớp học có thể ngừng vì xỷ lý… chúng ta sẽ hình dung ra sự lộn xộn khó mà tưởng tượng nổi khi một lớp có khoảng 40 chiếc điện thoại lại được quản lý bằng cách ấy.

Cái quan trọng nhất, đóng vai trò là linh hồn của một giờ học không phải là các mệnh lệnh kiểu đó của giáo viên, mà chính là tư tưởng giáo dục được hiện thực bằng PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC dạy – học. Nếu có một phương pháp đúng thì những chiếc điện thoại sẽ là cây đũa thần trong tay học trò; nếu phương pháp đã dở thì một cuốn sách giáo khoa đạo đức cũng trở thành gây hại. Chúng ta hãy hình thế này cho dễ hiểu, có những kỳ thi, môn thi với yêu cầu “thí sinh được phép sử tài liệu”. Và có người mang vào phòng thi cả chồng sách chất cao hơn đầu người nhưng kết quả là vẫn bị đánh rớt. Vì sao vậy, vì những cái đề thi ấy đòi hỏi tư duy trên nền của thông tin. Anh được tra cứu thông tin, nhưng chúng phải được xử lý để giải quyết vấn đề. Nếu anh chỉ chép thông tin vào bài làm thì việc ấy là vô nghĩa. Dạy-học-giải-quyết-vấn-đề phải trở thành yêu cầu trọng yếu trong phương pháp của giáo viên. Phương pháp này không những không mâu thuẫn, mà ngược lại, còn là tiến bộ trong giáo dục với mục tiêu phát triển tư duy”.

Nếu đã nhìn được các thiết bị di động như một phương tiện, như mọi phương tiện như thế, việc còn lại là sao để phương cách giáo dục này được tiếp cận công bằng và hiệu quả nhất. Một chiếc điện thoại hay máy tính bảng có giá thấp nhất khoảng trên dưới 2 triệu đồng, đó là một vấn đề nan giải của nhiều gia đình bình thường ở Việt Nam hiện nay. Đó là chưa kể các gia đình khó khăn, đông con, và các điện thoại quá rẻ thường có thời hạn sử dụng tốt không được dài. Vậy sẽ như thế nào khi chỉ 1/3 lớp học được quyền tiếp cận các phương pháp dạy kiểu mới, kiểu tìm hiểu và tra cứu mới vì có phương tiện? Rồi câu chuyện quản lý, liệu có một phần mềm nào bắt buộc được cài đặt trên các thiết bị của học sinh, sẽ tự động bật trong giờ học để đảm bảo trong khoảng thời gian đó, các học sinh chỉ được truy cập vào các tính năng dùng cho việc học tập? Vì việc bảo đảm công bằng trong việc tiếp cận một chính sách giáo dục cũng quan trọng như chính mục tiêu giáo dục nên các vấn đề cần được cân nhắc trước khi áp dụng đại trà. Một chính sách chung từ nhà nước để có thể trợ giá hay cho thuê, hay cấp phát thiết bị cho học sinh? Một cuộc đấu thầu để xây dựng phần mềm dùng chung? Tất cả điều đó đều cần được hình dung và giám sát, vì từ đó, các khối lợi ích nhóm vốn đi ngược với mục đích giáo dục sẽ xuất hiện.

Nhưng chỉ cần ý tưởng, sự thống nhất phương cách, từ khởi đầu, khi có mục đích rồi, các phương tiện sẽ có cách hoàn thiện. Như cách chúng ta chuyển từ truyền hình analog qua kỹ thuật số mặt đất, chỉ cần có thời gian, các phương tiện được bổ sung để không tạo ra cú sốc nào cho người sử dụng vậy!

Nhiều nâng cấp trên bộ đôi máy tính để bàn ThinkCentre M70t và M70s mới

Lenovo vừa giới thiệu ra thị trường bộ đôi máy tính để bàn mới ThinkCentre M70t (dạng tháp) và M70s (nhỏ gọn) dành cho ngành tài chính, ngân hàng, hoặc các doanh nghiệp có nhu cầu sở hữu cỗ máy tính hiệu suất và độ bảo mật cao.

AMD đã có giấy phép làm ăn với Huawei

Hôm 18/9, một lãnh đạo AMD xác nhận rằng công ty đã có được giấy phép cung cấp cho Huawei, vì vậy lệnh cấm Huawei của Mỹ dự kiến không có tác động đáng kể đến hoạt động kinh doanh của AMD.

PS5 chính thức không chơi được các game PS3, PS2 và PS1

Đây là tin rất buồn dành cho các game thủ muốn chơi các tựa game Playstation độc quyền của các phần cứng cũ trên thế hệ console mới nhất của Sony.

700 học sinh huyện Mê Linh tranh tài chung kết Đấu trường toán học

Gần 700 em học sinh tiểu học trên toàn huyện Mê Linh đã tập trung tại trường Tiểu học Thạch Đà A, hoàn thành vòng chung kết cuộc thi Đấu trường Toán học VioEdu do Hệ thống giáo dục trực tuyến VioEdu và Phòng GD&ĐT huyện Mê Linh phối hợp tổ chức ngày 19/9.

Những rủi ro tiềm ẩn từ công nghệ 5G

Theo những dự đoán về công nghệ mạng 5G năm 2020 của Kaspersky, sự gia tăng đáng kể về số lượng và tốc độ truyền phát dữ liệu của các thiết bị 5G trong thời gian tới sẽ dẫn đến nhiều mối đe dọa, thách thức cho an toàn không gian mạng.

Viettel tặng phòng Lab mạng di động 8,5 tỷ đồng cho Học viện Công nghệ BCVT

Ngày 19/9, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) đã tổ chức trao tặng phòng Lab mạng di động thế hệ thứ 4 cho Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông dành cho sinh viên học tập, nghiên cứu.

Từ 20/9, TikTok và WeChat sẽ biến khỏi các cửa hàng ứng dụng tại Mỹ

Các ứng dụng phổ biến TikTok và WeChat sẽ bị cấm trên các cửa hàng ứng dụng ở Mỹ từ Chủ nhật, ngày 20/9, do Sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Trump ban hành vào tháng Tám.

4 cách mà AI tạo nên sự khác biệt trong ngành công nghiệp vệ tinh

Trí tuệ thông minh nhân tạo (AI) đang mở ra kỷ nguyên mới cho ngành công nghiệp vệ tinh ở giai đoạn hiện tại. Nó trở thành một trợ thủ đắc lực từ khâu lên thiết kế, chế tạo cũng như vận hành các thiết bị vệ tinh, tàu không gian…

Dựa vào sức gió, tàu Oceanbird sẽ chở 7.000 ô tô cùng lúc trên biển

Tận dụng nguồn năng lượng xanh từ sức gió cùng với thiết kế siêu khủng, tàu chở hàng Oceanbird đã thu hút sự chú ý của cộng đồng ngay những thông tin, hình ảnh đầu tiên được công bố.

Ứng dụng đọc truyện Funtoon bị gỡ khỏi Google và Apple store vì vi phạm bản quyền

Ngày 14/9 Google đã xoá ứng dụng Funtoon ra khỏi Google Play, ngay sau đó ngày 15/9, đến lượt App Store (Apple) cũng có động thái tương tự.