Hộ chiếu vaccine mỗi quốc gia áp dụng mỗi kiểu

Đến nay không chỉ Việt Nam mà các quốc gia khác vẫn rất thận trọng trong việc mở cửa đón người nước ngoài trong tình hình dịch bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào

Hộ chiếu vaccine hứa hẹn sẽ giúp “phá băng” ngành du lịch và là tiền đề giúp khôi phục kinh tế khi các nhà đầu tư, chuyên gia có thể quay trở lại Việt Nam hoặc ngược lại từ Việt Nam xuất ngoại để tiếp tục làm việc. Tuy nhiên hiện nay, các quốc gia vẫn đang rất thận trọng trong việc công nhận hộ chiếu vaccine của nhau do mỗi nơi quy định mỗi khác. Dù vậy các quốc gia vẫn hướng đến việc giúp công dân của mình có thể di chuyển dễ dàng đến những nơi khác trên thế giới.

Các chuyên gia cho rằng người dân của các quốc gia khi đã được tiêm vaccine Covid-19 đầy đủ là cơ sở để phục hồi du lịch. Theo ông Zurab Polo, Tổng Thư ký tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), các chính phủ đang giữ vai trò quan trọng trong việc khôi phục du lịch thông qua hợp tác, chia sẻ dữ liệu và các giải pháp sản phẩm. Nhưng mọi thứ không phải trở nên dễ dàng vì các quốc gia luôn có thể thay đổi bất cứ lúc nào về việc nới lỏng, điều chỉnh hoặc hạn chế đi lại vẫn là thách thức lớn của ngành du lịch nói riêng và nền kinh tế toàn cầu nói chung.

Việt Nam thí điểm chuyến bay có hộ chiếu vaccine đầu tiên

Ngày 4/9/2021, Thời Báo Kinh tế Online đưa tin chiều cùng ngày chuyến bay chở công dân Việt Nam về từ Nhật Bản đã hạ cánh an toàn tại Cảng hàng không Quốc tế Vân Đồn, thuộc tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam, được cho là chuyến bay thí điểm “visa vaccine” đầu tiên.

Theo đó tất cả các hành khách trên chuyến bay đã được tiêm đủ liều vaccine ngừa Covid-19 (mũi tiêm thứ 2 phải đủ ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng khi nhập cảnh). Đồng thời phải có kết quả xét nghiệm âm tính bằng phương pháp RT-PCR/RT-LAMP trong 72 giờ trước khi nhập cảnh và được nước sở tại xác nhận. Sau khi hạ cánh tất cả hành khách được cách ly y tế 7 ngày theo quy định của Bộ Y tế, ngắn hơn 7 ngày so với quy trình cách ly bình thường tùy vào chủng biến thể Covid-19 nơi hành khách xuất cảnh.

Sau chuyến bay đầu tiên, cơ quan quản lý sẽ đánh giá, rút kinh nghiệm để chuẩn bị triển khai rộng. Chuyến bay thí điểm tiếp theo là chuyến bay đón các công nhân hồi hương từ Mỹ về lại Việt Nam ngày 12/9. Những chuyến bay thử nghiệm visa vaccine đầu tiên đã mở ra hy vọng người Việt và người nước ngoài có thể bắt đầu đi lại dễ dàng hơn mà vẫn đảm bảo an toàn về mặt y tế, giảm tối đa khả năng lây lan dịch bệnh.

Với chuyến bay đầu thí điểm đầu tiên, Việt Nam được các chuyên gia y tế thế giới đánh giá cao bởi đây là nỗ lực phục hồi nền kinh tế trong khi vẫn nỗ lực chống dịch đảm bảo những chuyến bay luôn an toàn trong và sau khi hạ cánh ngăn ngừa việc lây lan dịch bệnh. Ngoài Việt Nam, nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã thử nghiệm và triển khai visa vaccine mục đích đảm bảo giao thông thuận lợi vận chuyển hàng hóa, hành khách thúc đẩy hoạt động trở lại các ngành nghề đặc biệt là du lịch và ngành hàng không.

Từng bước triển khai hộ chiếu vaccine giữa Việt Nam và các quốc gia khác

Nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng hộ chiếu vaccine để mở lại các chuyến bay đưa hoạt động kinh tế trở nên bình thường mới. Do đó việc công nhận hộ chiếu vaccine lẫn nhau giữa Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới trở nên cần thiết trong tình hình hiện tại.

Trước đó, Văn phòng Chính phủ có văn bản 6891/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc công nhận “Hộ chiếu vaccine”. Theo đó, Thủ tướng giao Bộ Ngoại giao chủ trì và phối hợp với Bộ Y tế và các bộ ngành liên quan để làm việc với các cơ quan chức năng của các quốc gia và khu vực khác trên thế giới để công nhận lẫn nhau về hộ chiếu vaccine.

Hộ chiếu vaccine mỗi quốc gia áp dụng mỗi kiểu - visa vaccine my

Ngày 7/10, Bộ Ngoại Giao đã công nhận bộ chuẩn tiêu chí công nhận và sử dụng hộ chiếu vaccine của các quốc gia và vùng lãnh thổ tại Việt Nam. Theo đó, Việt Nam chấp nhận các loại vaccine được Tổ chức Y tế thế giới hoặc Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ hoặc Cơ quan quản lý Dược phẩm châu Âu hoặc Bộ Y tế Việt Nam cấp phép sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam cũng đang nghiên cứu, xây dựng Kế hoạch thí điểm đón khách du lịch đủ điều kiện nhập cảnh vào Việt Nam, dự kiến sẽ thí điểm đầu tiên ở Phú Quốc trong thời gian tới.

Ngoài Phú Quốc, UBND tỉnh Khánh Hòa đã gửi tờ trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam cho phép thí điểm đón khách quốc tế có “hộ chiếu vaccine”. Là một trong những địa phương có độ phủ vaccine cao nhất trên 94% người dân từ 18 tuổi trở lên được tiêm ngừa vaccine từ ngày 10/10, dự kiến 100% người dân tại Khánh Hòa sẽ được tiêm mũi 2 vào ngày 15/11 tới.

Theo kế hoạch, Khánh Hòa sẽ tập trung vào đón khách từ các quốc gia đã và đang kiểm soát dịch tốt như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Nga, Úc, Pháp, Đức… và một số thị trường Bắc Âu, Bắc Mỹ. Các hành khách quốc tế này phải có hộ chiếu vaccine, tự thanh toán và điều trị bệnh nếu nhiễm và được tổ chức tham quan theo các chương trình khép kín có sự giám sát chặt chẽ của công ty du lịch và cơ quan chức năng.

Tại các quốc gia châu Á triển khai hộ chiếu vaccine thế nào?

Đại dịch Covid-19 đã khiến cho việc di chuyển giữa các quốc gia để du lịch, làm việc, thăm thân… bị gián đoạn. Hộ chiếu vaccine hy vọng sẽ giải quyết được các nhu cầu di chuyển rất lớn của mọi người trên thế giới và thúc đẩy quá trình hồi phục kinh tế sau 2 năm bị ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh.

Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản đã trình lên Chính phủ đề xuất miễn cách ly đối với những người đã tiêm đủ liều vaccine nhập cảnh Nhật Bản. Nhật Bản cũng có kế hoạch cấp hộ chiếu visa online với công nhân Nhật từ tháng 12 này. Hiện tại Nhật Bản không đòi hỏi xét nghiệm nhanh Covid-19 đối với người dân và đang nghiên cứu áp dụng cho du khách nước ngoài.

Du khách trở về lại Việt Nam từ Nhật phải có kết quả xét nghiệm RT-PCR, nhưng khi quay về VN từ Nhật thì hành khách cần kết quả xét nghiệm RT-PCR. Đáp ứng nhu cầu này nhiều khách sạn của Nhật cũng trang bị máy xét nghiệm RT-PCR cho người có nhu cầu nhập cảnh lại Việt Nam.

Hàn Quốc đã tái áp dụng miễn visa cho công nhân các quốc gia châu Âu trong khối Schengen vốn đã được tạm dừng từ 1/4/2020 do dịch Covid-19. Với Việt Nam, Hàn Quốc vẫn chưa khuyến khích nộp hồ sơ visa du lịch mà chờ đến khi quốc gia này có thông báo mới hoặc mở cửa chính thức đón khách du lịch.

Singapore đã sẵn sàng đón khách du lịch và mở cửa trong thời gian tới và đang điều chỉnh từng bước để giúp du khách có thể dễ dàng nhập cảnh vào quốc gia này trong khi vẫn đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân. Hiện 80% dân số Singapore đã tiêm đủ 2 mũi vaccine, quốc gia này cũng cho biết họ đang xem xét về hộ chiếu vaccine cho du khách nước ngoài nhưng cũng tùy thuộc vào chính sách của mỗi quốc gia.

Thái Lan là quốc gia đã mở rộng du lịch với hộ chiếu vaccine. Từ ngày 1/7/2021, du khách chỉ cần tiêm đủ 2 mũi và có kết quả RT-PCR âm tính trong 72 giờ là có thể du lịch đến đảo Phuket của quốc gia này mà không cần phải cách ly. Sau 14 ngày, du khách nếu muốn du lịch đến những địa phương khác phải làm lại xét nghiệm RT-PCR và bắt buộc phải mua bảo hiểm sức khỏe trị giá ít nhất 100.000 USD/người (mức tiền phải mua tương đương khoảng từ 100 – 200 USD/người).

Dự kiến từ giữa tháng 10, Thái Lan tiếp tục mở cửa 5 điểm đón khách du lịch đã được tiêm vaccine đầy đủ và âm tính RT-PCR mà không cần phải cách ly như đã áp dụng tại Phuket, bao gồm Bangkok, Chiang Mai, Chon Buri, Prachuap Khiri Khan và Phetchaburi.

Khối EU, Anh, Mỹ

Ở khối Liên minh châu Âu (EU), hộ chiếc vaccine thực ra là chứng nhận thông hành kỹ thuật số (EU Digital Covid Certificate) được lưu trên điện thoại với các trường thông tin sau: Họ tên, ngày tháng năm sinh, quốc gia thành viên EU cấp giấy chứng nhận, mã vạch (QR code).

Chứng nhận xác nhận người nào đã được tiêm chủng đủ vaccine, thông số đánh giá người đã nhiễm và khỏi, có kháng thể, hoặc xét nghiệm âm tính RT-PCR. Thông qua các thỏa thuận riêng, EU Digital Covid Certificate được công nhận và có giá trị sử dụng ở cả 27 nước thành viên, và 4 nước không phải thành viên là Thụy Sĩ, Iceland, Na Uy và Liechtenstein.

Hộ chiếu vaccine mỗi quốc gia áp dụng mỗi kiểu - visa vaccine
Hộ chiếu vaccine khối EU

Văn bản ngày 2/7/2021 của Ủy ban (EU Commission) xác định hộ chiếu vaccine của EU sẽ được cấp cho những ai ở EU tiêm một trong bốn loại vaccine sau, vốn được Cơ quan Y tế (European Medicine Agency -EMA) phê chuẩn: Comirnaty (BioNTech, Pfizer), Moderna, Vaxzevria (trước đó có tên COVID-19 Vaccine AstraZeneca, Oxford), Janssen (Johnson & Johnson).

Như vậy khối EU chưa công nhận các loại vaccine khác trong đó có vaccine từ Trung Quốc và Nga. Tuy vậy một quốc gia vẫn có thể đơn phương chấp nhận vaccine khác được EU công nhận như Hungary. Cần lưu ý các vaccine từ Trung Quốc, Nga chưa được công nhận tại khối EU chứ không có nghĩa là không công nhận giá trị của những loại vaccine này.

Thụy Sĩ đồng thời công nhận hộ chiếu vaccine của EU và ngược lại. Ngoài ra, quốc gia này còn nhận tư cách những người đã tiêm chủng nhập cảnh quốc gia này bao gồm những người tiêm Sinopharm và Sinovac của Trung Quốc.

Iceland cũng giống với Thụy Sĩ công nhận cả hộ chiếu của khối EU và công nhận cả gười đã tiêm vaccine được WHO phê chuẩn, nghĩa là bao gồm cả vaccine Trung Quốc và Nga trong danh sách WHO công nhận.

Pháp dù có nhiều du khách Trung Quốc và Nga nhưng cũng chỉ công nhận những người tiêm vaccine được EMA công nhận. Những người từ Nga và Trung Quốc vẫn chưa được nhập cảnh vào Pháp với hộ chiếu vaccine cho đến khi EMA đồng ý.

Hiện tại, sau nhiều tháng thảo luận hộ chiếu vaccine của Anh chỉ được công nhận ở Hy Lạp, Tây Ban Nha và Malta thuộc EU dù NHS Covid Pass (thông hành Covid của National Health Service – Y tế công tại Anh) chứa đựng thông số giống hệt hộ chiếu vaccine của EU. Những người đã tiêm đủ vaccine có thể dùng App NHS Covid Pass để đi lại trong nước và các quốc gia được chấp nhận.

Hộ chiếu vaccine mỗi quốc gia áp dụng mỗi kiểu - NHS Covid Pass

Vấn đề hộ chiếu vaccine của Anh khác phức tạp, dù vaccine Astrazeneca của Anh nhưng vẫn không được nước này công nhận, công dân Anh muốn nhập cảnh mà không bị cách ly 10 ngày phải tiêm đủ liều vaccine Pfizer. Quốc gia này cũng không công nhận vaccine của Nga và Trung Quốc.

Mỹ vẫn chưa công nhận hộ chiếu vaccine của Anh, EU trừ những người này là công dân Mỹ. Quốc gia này cũng chưa (hoặc không) công nhận vaccine Trung Quốc và Nga. Cũng như các quốc gia phương tây khác đang đặt câu hỏi về hiệu quả của những vaccine của 2 nước này. Một số bang của Mỹ đã ban hành luật cấm “hộ chiếu vaccine”, như Alabama, Arizona, Indiana.

Anh đơn phương công nhận hộ chiếu vaccine của Mỹ, trong khi đó những người không là công dân của Mỹ nếu từng ở Anh, 26 quốc gia Schengen tại châu Âu, Ireland, Trung Quốc, Nam Phi và Ấn Độ trong vòng 14 ngày trước khi tới Mỹ sẽ không được phép nhập cảnh, bất kể đã tiêm đủ vaccine hay chưa, và đã tiêm loại vaccine nào.

Nguồn cung iPhone 13 bị cắt giảm bởi tình trạng khủng hoảng chip

Một báo cáo mới cho biết Apple đang cắt giảm mục tiêu sản xuất iPhone 13 vì một số nhà cung cấp phụ trợ của họ đang gặp khó khăn trong việc đáp ứng hạn ngạch sản xuất.

Tham quan triển lãm trực tuyến thú vị không so với mô hình truyền thống?

Hội nghị và Triển lãm Thế Giới Số 2021 được diễn ra theo hình thức trực tuyến, kéo dài đến 1 tháng từ ngày 12/10 đến hết ngày 12/11/2021. Mời bạn đọc hãy cùng theo chân Thế Giới Số tham quan mô hình triển lãm trong không gian số này xem có gì thú vị!

Hội nghị và Triển lãm Thế Giới Số 2021 chính thức khai mạc tại Việt Nam

Hội nghị và Triển lãm Thế giới số 2021 (ITU Digital World 2021), do Việt Nam và Liên minh Viễn thông thế giới (ITU) đồng tổ chức với hình thức trực tuyến được diễn ra từ ngày 12/10 đến 12/11.

Chuyên gia giải mã cách tin tặc tấn công dịch vụ đám mây Huawei Cloud

Một phiên bản mới của phần mềm độc hại LoggerMiner dùng để đào tiền mã hóa trên các PC chạy Linux hiện đang được sử dụng trong các cuộc tấn công nhắm vào các nhà cung cấp dịch vụ đám mây như Huawei Cloud.

Giải pháp phòng lab truy cập từ xa dành cho giảng viên và sinh viên

Keysight Technologies vừa ra mắt giải pháp phòng lab truy cập từ xa (Remote access lab solution) được thiết kế cho việc học trực tuyến thông qua thiết lập truy nhập từ xa tới một phòng lab gồm các thiết bị đo lường cơ bản.

Top 10 smartphone hiệu suất cao nhất trong quý 3

Nhà phát triển công cụ điểm chuẩn Master Lu của Trung Quốc đã công bố bảng xếp hạng các smartphone có hiệu suất cao nhất trong quý 3 năm nay.

Tự sửa thông tin cá nhân trên ứng dụng PC-Covid và cái kết

Bản cập nhật mới của ứng dụng PC-Covid ngoài thêm lựa chọn nơi cấp còn cho phép người dùng tự sửa thông tin cá nhân nếu có sai sót.

OPPO ra mắt ColorOS 12, tối ưu Android 12, trên toàn cầu

Phiên bản thử nghiệm ColorOS 12, tối ưu hóa Android 12 sẽ được cập nhật đầu tiên trên Find X3 Pro tại thị trường Indonesia, Thái Lan và Malaysia, OPPO có kế hoạch tiếp tục mở rộng lên những mẫu sản phẩm khác trên các quốc gia và khu vực trong nhiều tháng tới đây.

Chuyển đổi số an toàn trong thời kỳ bình thường mới

Chuỗi chương trình “New Normal – Hoạt động an toàn trong thời kỳ bình thường mới” hướng đến mục tiêu cung cấp các thông tin, hướng dẫn, giải pháp uy tín và hiệu quả về tổ chức hoạt động an toàn trong thời kỳ bình thường mới vừa được Liên minh Chuyển đổi số (DTS) ra mắt ngày 9/10.

iPhone 13 sắp về, iPhone 12 giảm còn từ 15 triệu đồng

Một vài dòng điện thoại iPhone 12 đã được các hệ thống bán lẻ chính thức tại Việt Nam điều chỉnh hạ giá để kích cầu tiêu dùng. Đáng chú ý là mẫu iPhone 12 Mini giảm đến 7 triệu đồng, hiện chỉ còn từ 14,9 triệu đồng cho bản 64 GB.