Thị giác sinh học đã sẵn sàng thử nghiệm trên người, tin vui cho người mù vĩnh viễn

Monash Vision Group hiện đang đặt mục tiêu sẽ thử nghiệm trên người hệ thống thị giác sinh học Gennaris. Ảnh: @Đại học Monash.

Các nhà khoa học ở Úc dành hơn 10 năm để phát triển một hệ thống thị giác sinh học Gennaris đầu tiên và nó hiện đã sẵn sàng để thử nghiệm trên người.

Tác giả chính của nghiên cứu này, Giáo sư Jeffrey Rosenfeld cho biết: “Công nghệ này hoạt động bằng cách bỏ qua tổn thương các dây thần kinh thị giác, và sau khi thử nghiệm thành công trên động vật, các nhà khoa học hy vọng một ngày nào đó nó có thể giúp khôi phục thị lực ở những người bị mù vĩnh viễn không thể chữa trị được”.

Việc phát triển một hệ thống thị giác sinh học an toàn và hoạt động hiệu quả là mục tiêu đang được các nhóm nghiên cứu trên toàn thế giới theo đuổi.

Thị giác sinh học đã sẵn sàng thử nghiệm trên người, tin vui cho người mù vĩnh viễn - Gennaris 1
Các thiết bị cấy ghép được sử dụng trong hệ thống thị giác sinh học Gennaris. Ảnh: @Đại học Monash.

Trong đó, hệ thống thị giác sinh học Gennaris được phát triển tại Đại học Monash của Úc được mô tả là một thiết bị đầu tiên trên thế giới được thiết kế để tránh các vấn đề do dây thần kinh thị giác bị tổn thương gây ra.

Đây là một nguy cơ phổ biến dẫn đến tình trạng mù lâm sàng, với các dây thần kinh bị thương ngăn chặn việc truyền các tín hiệu quan trọng thường đi từ võng mạc đến trung tâm thị giác của não.

Hệ thống Gennaris được thiết kế để thực hiện chức năng của các dây thần kinh thị giác khỏe mạnh. Nó bao gồm bộ tùy chỉnh có camera tích hợp, bộ phát không dây, bộ xử lý thị lực và phần mềm, cùng với một bộ ô vuông gắn các điện cực mỏng như sợi tóc được cấy vào não.

Thị giác sinh học đã sẵn sàng thử nghiệm trên người, tin vui cho người mù vĩnh viễn - Gennaris 2
Vào tháng 7, nhóm Monash đã công bố kết quả đầy hứa hẹn từ một nghiên cứu trong đó hệ thống thị giác sinh học của họ được cấy vào ba con cừu. Ảnh: @Đại học Monash.

Máy ảnh ghi lại cảnh và chuyển cùng với bộ xử lý thị giác có kích thước bằng điện thoại thông minh. Dữ liệu này lần lượt được truyền không dây tới các ô vuông, có kích thước chỉ 9 mm (0,35 in) dọc theo mỗi cạnh và có mạch điện phức tạp, có khả năng biến dữ liệu đó thành các xung điện kích thích não bộ.

Các xung điện này kích thích não theo cách tạo ra các mẫu hình ảnh kết hợp tới 172 điểm ánh sáng, trên lý thuyết cho phép người dùng điều hướng cả môi trường trong nhà và ngoài trời, đồng thời vẫn cảnh giác với mọi người về các vật thể, chướng ngại vật xung quanh họ.

Theo Giám đốc Arthur Lowery, cũng là trưởng Nhóm Monash Vision, cách truyền dữ liệu không dây tới các ô vuông, có kích thước chỉ 9 mm (0,35 in) dọc theo mỗi cạnh cung cấp phạm vi phủ sóng rộng là chìa khóa tiềm năng to lớn của thiết bị này, và là yếu tố tách biệt nó với các hệ thống thị giác sinh học khác đang được phát triển trên toàn cầu. Hiện công trình này đã được sẵn sàng để thử nghiệm trên người.

Thị giác sinh học đã sẵn sàng thử nghiệm trên người, tin vui cho người mù vĩnh viễn - Gennaris 3
Hệ thống thị giác sinh học Gennaris bao gồm mũ đội đầu tùy chỉnh với camera tích hợp, bộ phát không dây, bộ xử lý thị lực và phần mềm, cùng với một bộ ô vuông gắn các điện cực mỏng như sợi tóc được cấy vào não. Ảnh: @Đại học Monash.

Lowery giải thích: “Vào tháng 7, nhóm đã công bố kết quả đầy hứa hẹn từ một nghiên cứu trong đó hệ thống thị giác sinh học này được cấy vào ba con cừu được thử nghiệm trong suốt chín tháng. Đây là một trong những thử nghiệm dài hạn đầu tiên về một bộ phận giả thị giác có thể cấy ghép hoàn toàn trên vỏ não. Và theo nhóm nghiên cứu, thiết bị này được mô não dung nạp tốt và không hề gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe”.

Nếu thử nghiệm thành công trên người, nhóm nghiên cứu hy vọng thiết bị này sẽ được chế tạo rộng rãi ra thị trường để giúp phục hồi thị lực ở những người bị mù không thể chữa trị, với tư cách là một thiết bị y tế.

Theo Newatlas

Có thể bạn quan tâm
Modem Wi-Fi quang học cho phép liên lạc dưới nước cực nhanh

EPFL spin-off Hydromea đã phát triển một modem quang học thu nhỏ có thể hoạt động ở độ sâu 6.000m dưới bề mặt đại dương. Nó đủ nhạy để thu thập dữ liệu ở tốc độ rất cao từ các nguồn cách xa hơn 50m dưới nước.

Intel được cấp phép giao dịch với Huawei

Một báo cáo cho biết Intel đã được chính phủ Mỹ cấp giấy phép để tiếp tục kinh doanh với Huawei. Có nghĩa Huawei này có thể tiếp tục sản xuất các thiết bị máy tính xách tay của mình.

Những tính năng hay ho trên Google Maps có thể bạn chưa biết

Google Map – một ứng dụng quen thuộc thường để tìm điểm đến, thời gian di chuyển, những dịch vụ xung quanh… Thật ra còn có rất nhiều tính năng thú vị sẵn có trên ứng dụng này, đặc biệt hữu ích cho người đi du lịch nơi xa.

MobiFone “Đánh thức khát vọng” lan tỏa tới 30 trường tại TP.HCM

Chương trình “Đánh thức khát vọng” do MobiFone tổ chức và First News đồng hành sẽ diễn ra tại 30 trường ở TP.HCM, với sự tham gia của diễn giả Nguyễn Sơn Lâm cùng ca sĩ, nhạc sĩ Hà Chương.

TikTok ra mắt Hội đồng Cố vấn An toàn châu Á Thái Bình Dương

Ngày 22/9, TikTok công bố thành lập Hội đồng Cố vấn An toàn châu Á Thái Bình Dương (APAC), gồm các chuyên gia về nội dung, chính sách và học thuật được chọn lọc trong cả khu vực.

Nhảy xuống sông cứu hai em nhỏ khỏi chết đuối, nhân viên được VinaPhone khen thưởng

Hai em nhỏ tại huyện Xuân Trường, Nam Định đã bị rơi xuống sông trên đường đi học về. May mắn cả hai em đã được anh Phạm Quang Thiện nhân viên kinh doanh của VinaPhone kịp thời cứu sống.

Realme7/ 7 Pro bán độc quyền tại hệ thống Thế Giới Di Động

Bộ đôi smartphone trung cấp realme 7 và realme 7 Pro sẽ chính thức được bán ra thị trường từ ngày 26/9 thông qua hệ thống Thế Giới Di Động với giá bán lần lượt 6,99 triệu đồng và 8,99 triệu đồng.

Giáo viên 4.0 với bộ công cụ của Google

Với những công cụ trực tuyến miễn phí và đa dạng của Google, các giáo viên có thể quản lý lớp học hiệu quả, dễ dàng gia tăng sự tương tác, bài giảng trực quan, sống động và tiết kiếm thời gian.

Giải thưởng Ig Nobel 2020 – Vinh danh các nghiên cứu khoa học lạ lùng, hài hước, có giá trị để đời

“Một nhóm các nhà khoa học đặt một con cá sấu vào buồng kín chứa đầy khí heli làm cho nó kêu to” và công trình này đã giành được giải Ig Nobel 2020. Ngoài ra, cũng có hàng loạt những nghiên cứu khoa học phi chính thống hài hước và lạ lùng nhất được xướng tên tại sự kiện đặc biệt này.

Học sinh và smartphone, người chủ và phương tiện

Dù muốn, dù không, chúng ta cũng phải thừa nhận các thiết bị di động, bao gồm cả smartphone, tablet, laptop… đã trở thành các phương tiện thiết yếu của đời sống hiện nay. Trong cách nhìn đó, một phương tiện tốt hay xấu, lợi ích hay không, tùy thuộc vào việc sử dụng, tùy thuộc vào cách chúng ta tận dụng các phương tiện ấy.