Hệ thống theo dõi nhân viên muốn nghỉ việc đang gây bão trên mạng xã hội Trung Quốc

Người dùng mạng xã hội Trung Quốc tỏ ra phẫn nộ trước một hệ thống công nghệ có thể dự đoán khi nào người lao động muốn nghỉ việc. Ảnh: @AFP.

Một hệ thống công nghệ gây tranh cãi của Trung Quốc có thể dự đoán liệu nhân viên có sắp bỏ việc hay không, bằng cách theo dõi các hoạt động trực tuyến của họ.

Người dùng mạng xã hội Trung Quốc hiện đang xôn xao trước tiết lộ rằng, một hệ thống giám sát do một công ty công nghệ có trụ sở tại Thâm Quyến tạo ra có thể dự đoán liệu nhân viên có xu hướng bỏ việc hay không, bằng cách theo dõi các hoạt động trực tuyến của họ.

Hệ thống này do Sangfor Technologies xây dựng, nó có thể theo dõi xem người lao động đã truy cập vào các trang web tìm kiếm việc làm nào, và họ đã dành bao nhiêu thời gian trên đó.

Cuộc thảo luận về hệ thống của Sangfor Technologies đã dấy lên khi một người dùng mạng xã hội ẩn danh tuyên bố, anh ta đã bị sa thải vì sếp của anh ta biết rằng anh ta đã nộp đơn xin việc cho một công ty khác, theo tờ South China Morning Post đưa tin ngày 15/2.

Trong bài đăng được chia sẻ trên ứng dụng mạng chuyên nghiệp Maimai, anh ấy viết: “Sếp của tôi đã nói với tôi rằng, “Đừng nghĩ rằng tôi không biết anh đang làm gì trong giờ hành chính. Tôi biết chính xác khi nào anh muốn rời khỏi công ty”. Anh ấy nói là hệ thống giám sát được sử dụng để theo dõi hoạt động máy tính của anh ấy tại nơi làm việc, và xác định nó là một sản phẩm của Sangfor Technologies.

Hệ thống theo dõi nhân viên muốn nghỉ việc đang gây bão trên mạng xã hội Trung Quốc - nhan vien 2
Một nhân viên cho biết anh ta đã bị sa thải sau khi ông chủ của anh ta theo dõi hoạt động web của anh ta. Những người khác nói rằng, tình trạng này đã từng xảy ra trước đây. Ảnh: @AFP.

Hiện tại, phía công ty Sangfor Technologies chưa có phản hồi nào về sự việc này. Đồng thời, không có cơ quan chức năng nào của Trung Quốc đưa ra bất kỳ bình luận nào về vụ việc. Tuy nhiên, vụ việc kể từ đó đã gây ra một cơn bão trên mạng xã hội về những lo ngại quyền riêng tư của nhân viên tại Trung Quốc.

Một số người dùng trên nền tảng mạng xã hội Weibo của Trung Quốc đã lưu hành những bức ảnh mà họ khẳng định là bằng chứng cho thấy có nhiều hệ thống giám sát người lao động, bao gồm theo dõi các trang web cụ thể mà họ đã truy cập và thậm chí thao tác gửi đi sơ yếu lý lịch dạng tệp PDF. Những người dùng khác nói rằng, họ đã phải đối mặt với những trải nghiệm tương tự trước đây tại công ty của họ. Hashtag “không bao giờ gửi đơn xin việc bằng Wi-Fi của công ty” cũng trở thành một trong nhiều chủ đề liên quan, đã được xem hơn 1,3 triệu lần trên mạng xã hội Weibo.

Người dùng Weibo @CaptainAmericaXiaowan bình luận: “Hãy nhớ chỉ xem các trang web tuyển dụng việc làm khi bạn đang ở nhà”. Một người dùng khác dưới tên @DrinkMoreMilkTea đã lên tiếng chỉ trích: “Hệ thống máy tính nội bộ sẽ luôn bị giám sát. Tôi nghĩ rằng mọi người nên biết rõ điều đó”.

Sangfor Technologies được thành lập vào năm 2000, hiện có khoảng 100.000 khách hàng, bao gồm các cơ quan của Chính phủ, Cơ quan Thuế Nhà nước, Ủy ban Giám sát và Quản lý Tài sản Nhà nước hay Văn phòng Kiểm toán của tỉnh Sơn Tây. Tuy nhiên, hiện không rõ có bao nhiêu đối tác đang sử dụng hệ thống giám sát nguy cơ nhân viên bỏ việc của Sangfor Technologies.

Theo công ty phân tích dữ liệu kinh doanh Qichacha, công ty Sangfor Technologies đã nộp đơn xin cấp bằng sáng chế vào năm 2018 cho một hệ thống tính toán rủi ro từ chức của nhân viên. Hệ thống thực hiện điều này bằng cách kết hợp thông qua hoạt động giám sát lướt web trực tuyến của nhân viên.

Trong khi đó, trang Nikkei đã báo cáo năm ngoái rằng, công ty Sangfor Technologies đã tạo ra phần mềm để theo dõi lịch sử duyệt web trên thiết bị di động của nhân viên bất cứ khi nào họ sử dụng Wi-Fi của công ty. Báo cáo còn cho biết các hệ thống như vậy không yêu cầu sự chấp thuận trước của người dùng.

Trong khi vụ việc mới nhất này đã làm dấy lên làn sóng phẫn nộ trên mạng xã hội, phần lớn cũng cho rằng, các công cụ giám sát công nghệ cao không phải là hiếm ở các nơi làm việc tại Trung Quốc.

Vào tháng 6/2021, Insider đưa tin rằng các công ty bao gồm Huawei, China Mobile, China Unicom và PetroChina đã sử dụng hệ thống nhận dạng cảm xúc AI do công ty công nghệ Taigusys của Trung Quốc thiết kế để theo dõi cảm xúc của nhân viên, bằng cách theo dõi nét mặt của họ tại nơi làm việc.

Cùng tháng đó, có thông tin cho rằng các công ty Trung Quốc bị cáo buộc sử dụng chế độ giám sát nghiêm ngặt để đảm bảo công nhân làm việc hiệu quả, bằng cách ghi lại số giờ họ đã làm trên các trang web cụ thể.

Theo Insider/Scmp

Có thể bạn quan tâm
Ericsson có khả năng đã trả tiền cho các tổ chức khủng bố để được vào Iraq

CEO Ericsson, Borje Ekholm, vừa tiết lộ với tờ Dagens Industri của Thụy Điển rằng công ty có thể đã thực hiện các khoản thanh toán cho tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS để được hoạt động ở Iraq.

Người dùng sẽ biết trước chi phí sửa iPhone ngay trong ứng dụng Apple Support

Apple gần đây đã phát hành một bản cập nhật có liên quan cho ứng dụng Apple Support, trong đó có tiết lộ chi phí sửa chữa iPhone của người dùng.

Máy chiếu thông minh The FreeStyle về Việt Nam với giá 24,9 triệu đồng

Dòng máy chiếu thông minh The FreeStyle nhỏ gọn, trình chiếu khung hình đến 100inch và tích hợp Smart TV được Samsung bán tại thị trường Việt với giá 24,9 triệu đồng.

Bồi thường 90 triệu USD, Meta thua kiện trong cuộc chiến quyền riêng tư kéo dài 10 năm

Meta đã đồng ý trả 90 triệu USD để giải quyết một vụ kiện về quyền riêng tư kéo dài một thập kỷ với cáo buộc công ty theo dõi hoạt động internet của người dùng ngay cả khi họ đã đăng xuất khỏi trang web Facebook.

Người dân có thể dùng giấy tờ hộ tịch điện tử từ ngày 18/2/2022

Theo thông tư 01/2022/TT-BTP do Bộ Tư pháp ban hành, người dân có thể sử dụng các loại giấy tờ hộ tịch điện tử kể từ ngày 18/2/2022.

Gigabyte giới thiệu loạt laptop mới tại Hội nghị khách hàng iCafe 2022

Các dòng laptop mới sẽ được Gigabyte bán ra thị trường Việt Nam trong thới gian tới gồm hai dòng laptop gaming Aorus 17, Gigabyte G5 và dòng laptop studio AERO 16.

Nền tảng vay vốn kỹ thuật số Funding Societies vừa được VNG rót 22,5 triệu USD sắp vận hành tại Việt Nam

VNG vừa đầu tư 22,5 triệu USD vào Funding Societies (hoạt động với tên gọi Modalku tại Indonesia), nền tảng tài trợ vốn kỹ thuật số cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) lớn nhất Đông Nam Á.

Trung Quốc dùng ngỗng canh gác biên giới, phát hiện người nhập cư trái phép

Ngỗng tỏ ra cảnh giác với người lạ và tiếng động bất thường hơn chó, giúp các nhân viên tuần tra biên phòng ở Long Châu, Trung Quốc đã bắt được một số người cố gắng nhập cảnh trái phép vào đất nước này, trong bối cảnh áp lực kiểm soát dịch Covid-19 ngày càng căng thẳng.

48% người Việt dùng Zalo làm ứng dụng liên lạc với người thân

Báo cáo “The Connected Consumer Q4 2021” vừa công bố của Decision Lab cho biết khi được hỏi về việc dùng ứng dụng nào để liên lạc với người thân, 48% số người được hỏi đều cho biết họ sử dụng Zalo. Trong khi đó, con số này của Facebook và Messenger lần lượt là 27% và 20%.

Sẽ cần hơn 17.600 máy bay mới vào năm 2040 tại khu vực APAC

Theo Dự báo Thị trường Toàn cầu của Airbus, trong 20 năm tới, lưu lượng hành khách ước tính tăng trưởng ở mức 5,3% mỗi năm và việc tăng tốc ngừng sử dụng các máy bay cũ ít tiết kiệm nhiên liệu hơn sẽ thúc đẩy khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cần 17.620 máy bay chở khách và chở hàng mới.