Hệ thống thành phố thông minh Trung Quốc bị nghi vấn sau trận ngập lụt tàn phá ở Trịnh Châu

Một phần đường hầm của tuyến tàu điện ngầm số 5 ở Trịnh Châu bị ngập, và nước tràn vào các toa tàu điện ngầm, khiến hành khách bị mắc kẹt. Ảnh: @AFP.

Hai dự án thành phố thông minh ở Trịnh Châu đã bị chỉ trích, vì hoạt động không tốt trong đợt lũ lụt tồi tệ nhất vừa qua.

Vào ngày 20/7, một trận lũ quét ở Trịnh Châu – thành phố 10 triệu dân trên sông Hoàng Hà ở Trung Quốc đã khiến một đoạn đường hầm của tuyến tàu điện ngầm số 5 ngập trong nước, khiến hơn 500 người bị mắc kẹt. Sau đó, hàng loạt video và hình ảnh kinh hoàng về sự cố tràn lan khắp các trang mạng xã hội, cho thấy những người đang đứng dưới làn nước dâng cao đến ngực. Lực lượng cứu hộ bị cản trở bởi tình trạng ngập lụt trên diện rộng, 12 người thiệt mạng trong chuyến tàu.

Các chuyên gia hiện đã xâu chuỗi các sự kiện dẫn đến thảm kịch lại với nhau, và cảnh báo về tính thực tế của các công trình gọi là “thành phố thông minh”, “thành phố bọt biển” của Trung Quốc.

Hệ thống thành phố thông minh Trung Quốc bị nghi vấn sau trận ngập lụt tàn phá ở Trịnh Châu - Trung Quoc 3
Tàu điện ngầm ở Trịnh Châu đã bị ngập và nhiều người bị chết đuối. Ảnh: @Li Yun.

Thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam nổi tiếng khi đi đầu triển khai thành công hai dự án thành phố thông minh. Chúng được quảng cáo rầm rộ và được thiết kế để giúp các nhà lập kế hoạch quản lý và an toàn thành phố, cũng như ứng phó với thảm họa thiên tai trong tình huống cấp bách.

Tuy nhiên, sự cố của các hệ thống đó trong trận lũ lịch sử vừa qua là một trong những nguyên nhân khiến khu đô thị 10 triệu dân này rơi vào thế bị động, khoảng 66 người thiệt mạng, trong số đó gần 20 người ở các khu vực được trang bị nhiều công nghệ như tàu điện ngầm và đường hầm, khi trận mưa lũ vào ngày 20/7 đã gây ra lượng mưa 800-900 milimet- nơi được truyền thông Trung Quốc mô tả là sự kiện “ngàn năm có một”.

Một trong những công nghệ thú vị của dự án là hệ thống chống lũ lụt thời gian thực được lắp đặt tại tàu điện ngầm Trịnh Châu vào tháng 12 năm ngoái bởi Shenzhou Aerospace Intelligent System Technology (ASSS) – một công ty con của Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc. Theo một tuyên bố chính thức, hệ thống sẽ giúp chính quyền thành phố theo dõi mực nước trong thời gian thực bằng cách sử dụng các cảm biến và công nghệ “Phân tích thông minh”, và sau đó thông báo cho các cơ quan có trách nhiệm trong trường hợp có nguy hiểm sắp xảy ra.

Hệ thống thành phố thông minh Trung Quốc bị nghi vấn sau trận ngập lụt tàn phá ở Trịnh Châu - Trung Quoc 4
Những bức ảnh do người dùng Weibo merakiZz chụp cho thấy, một toa tàu điện ngầm bị ngập ở Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam.Ảnh: @AFP/ Getty Images.

Tàu điện ngầm Trịnh Châu đã ngừng hoạt động lúc 6h10 ngày 20/7, nhưng lúc đó đường số 5 đã bị ngập và tràn vào đường hầm tàu điện ngầm. Mực nước dâng cao từ đầu gối đến ngực và cổ. Mặc dù thông báo chính thức trước đó cho rằng, lũ chỉ đến vào sáng sớm ngày 21/7.

Cuối cùng thì hơn 500 hành khách mắc kẹt đã được sơ tán thành công, nhưng 12 người vẫn thiệt mạng cùng một số hành khách trên tuyến số 5 vẫn mất tích. Nước lũ cuồn cuộn quanh ngực họ, hành khách trên toa tàu điện ngầm Trịnh Châu bám vào tay vịn và cố gắng thở trong khoảng không gian nhỏ dần giữa họ và mái khoang tàu. Một số thì ngất xỉu, và một số tranh thủ gọi các thành viên trong gia đình để cung cấp cho họ thông tin ngân hàng, và các thông tin khác với nỗi lo sợ rằng, họ có thể sẽ không gặp lại người thân.

Trong một bài đăng trên Weibo, một phụ nữ đã mô tả trải nghiệm kinh hoàng của mình: “Tôi rất sợ khi nước dâng ngang ngực. Nhiều người bắt đầu khó thở. Tôi nghe điện thoại của một hành khách gần đó, cung cấp thông tin chi tiết tài khoản ngân hàng cho gia đình và tôi nghĩ tôi cũng nên làm như vậy”, cô nói.

“Nhiều thứ nảy ra trong đầu nhưng tôi cảm thấy khó diễn tả. Tôi chỉ nói với mẹ rằng ‘Con có thể không đến được’ và kết thúc cuộc gọi. Lúc đó, tôi đang trên bờ vực của sự sụp đổ… Tôi đã ngất xỉu vì thiếu không khí nhưng sau đó tôi đã được cứu hộ kịp thời”.

Từ ngày 21 đến ngày 22/7, tình trạng khôi phục của tuyến tàu điện ngầm số 5, hoạt động cứu hộ, nhiều câu chuyện về nạn nhân thương vong, mất tích, v.v. đã xuất hiện ngập tràn trên Internet.

Một dự án công nghệ khác là Hệ thống Giám sát Đường hầm Jingguang được lắp đặt như một phần trong sáng kiến của thành phố, nhằm giám sát sự an toàn của các đường hầm vào năm 2020. Hệ thống này được trang bị các cảm biến và camera thông minh phục vụ cảnh báo cho người di chuyển có mang theo điện thoại thông minh. Tuy nhiên, có vẻ như người lái xe đã không nhận được bất kỳ cảnh báo nào về nguy hiểm sắp xảy ra. Ít nhất 6 người thiệt mạng trong hầm đường bộ, bao gồm 5 người đàn ông và 1 phụ nữ.

Theo kể lại, một người đàn ông vừa thoát ra khỏi xe ô tô của mình tại hầm chui khi nước ngập qua bánh xe, đồng thời lớn tiếng cảnh báo những chủ xe bị mắc kẹt khác bỏ xe chạy thoát thân.

Hệ thống thành phố thông minh Trung Quốc bị nghi vấn sau trận ngập lụt tàn phá ở Trịnh Châu - Trung Quoc
Đường hầm Jingguang, Trịnh Châu ngập trong vòng 5 phút trong trận mưa lũ lịch sử ngày 20/7, khiến hàng trăm phương tiện bị kẹt lại cùng nhiều người chết. Ảnh: @Simon Song.

Người đàn ông tên Hou Wenchao kể lại rằng, anh ta đã bị kẹt xe hơn một giờ đồng hồ tại đường hầm khi trời có mưa lớn. Nhưng trong vòng năm phút, mực nước hầm dâng lên nhanh chóng và nhấn chìm một nửa chiếc xe của tôi”, Hou nói với Global Times.

“Vì vậy, tôi đã nhảy ra khỏi xe của mình, đập vào cửa những chiếc xe xung quanh và thuyết phục hàng chục người thoát ra khỏi xe”, Hou nói.

“Khi chúng tôi rời khỏi đường hầm khoảng 20 phút sau, nước đã ngập hoàn toàn mái ô tô; chúng tôi hầu như không thể nhìn thấy ô tô của mình trong lũ nữa”, anh nói với Global Times.

Hệ thống thành phố thông minh Trung Quốc bị nghi vấn sau trận ngập lụt tàn phá ở Trịnh Châu - Trung Quoc 1
Nước lũ được bơm từ Đường hầm Jingguang. Ảnh: @Simon Song.

Trên mạng xã hội Trung Quốc, nhiều ý kiến cho rằng các hệ thống thành phố thông minh hiện nay không thể bảo vệ người dân. Ge Wenyao, người đứng đầu một quỹ đầu tư tư nhân ở Thượng Hải bình luận trên Weibo rằng, các dự án thành phố thông minh ở Trịnh Châu là “lãng phí tiền bạc và hoàn toàn vô dụng”. Bình luận này nhanh chóng nhận được hàng nghìn lượt yêu thích.

Trong khi đó, các nhà phân tích khác cho rằng cán bộ địa phương phối hợp chưa hiệu quả dẫn đến thông tin không đồng bộ, không có cảnh báo kịp thời. Còn Carman Lee, phó giáo sư tại Đại học Bách khoa Hồng Kông cho biết: “Trận mưa lịch sử này lớn đến mức có thể đã vượt quá khả năng thiết kế của hệ thống”.

Trước sự nghi ngờ về”sự sụp đổ của các dự án” được dư luận đặt ra, Viện Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Trung Quốc (thường được gọi là Viện Quy hoạch Trung Quốc), cơ quan chịu trách nhiệm thiết kế liên quan đã trả lời rằng, trận bão lũ vượt quá khả năng chịu đựng của quy hoạch thành phố Trịnh Châu. Trong trường hợp mưa bão quá lớn, tác dụng của dự án sẽ “khác với thực tế”. Viện Kế hoạch Trung Quốc cho rằng điều cần thiết hiện tại là cần tập trung vào việc cứu trợ thảm họa.

Tuy nhiên, phản ứng lại quan điểm trên, cộng đồng mạng cho rằng, nếu tất cả đều đổ lỗi cho thời tiết khắc nghiệt, thì cuối cùng việc xây dựng có ích lợi gì?

Chẳng phải Trịnh Châu đã được xây dựng thành một “thành phố bọt biển thông minh không ngại nước và khó khăn sao?”, cộng đồng mạng đặt câu hỏi.

Hệ thống thành phố thông minh Trung Quốc bị nghi vấn sau trận ngập lụt tàn phá ở Trịnh Châu - Trung Quoc 2
Một chiếc xe được trục vớt từ đường hầm Jingguang bị ngập nước nằm bên vệ đường. Ảnh: @Simon Song.

Có thể thấy, thảm họa kinh hoàng ở Trịnh Châu đã ảnh hưởng trực tiếp đến bức tranh thành phố thông minh tưởng chừng hoàn hảo, giờ đây sau thảm họa, nó cũng khiến nhiều người dân địa phương và dư luận Trung Quốc hoang mang. Làm thế nào mà Trịnh Châu, nơi từng hưởng ứng việc xây dựng “thành phố bọt biển” của quốc gia lại sụp đổ chỉ trong một đêm, và hàng loạt người chết? Điều gì đã xảy ra với kế hoạch thành phố “bọt biển” thông minh này?

“Thành phố bọt biển” do Trung Quốc đề xuất là một tập hợp các bức tranh thiết kế kiến trúc đô thị tập trung vào các chức năng phòng chống lũ lụt và ngập úng. Như tên gọi cho thấy, thành phố có thể giống như một miếng bọt biển, có thể hấp thụ, giải phóng và tích trữ nước khi trời mưa. Quản lý thoát nước sạch, hấp thụ và sử dụng nước mưa và làm cho nó lưu thông trong thành phố. Chức năng lớn nhất là chống ngập lụt quy mô lớn cho thành phố và giảm thiệt hại do lũ lụt.

Sau khi Trung Quốc đưa ra tầm nhìn về xây dựng thành phố bọt biển vào năm 2012, dưới sự lãnh đạo của chính quyền trung ương, nước này đã liên tiếp khởi động các dự án thí điểm đô thị ở nhiều nơi, mà hai dự án thành phố thông minh ở Trịnh Châu bị gọi tên ở trên là một ví dụ.

Sau sự cố, Chính quyền thành phố Trịnh Châu đã thông báo rằng, họ sẽ điều tra hai hệ thống thành phố thông minh này.

Theo Sciencemag/ Theguardian

Có thể bạn quan tâm
Bộ Y tế: Người đã tiêm mũi 1 vaccine nào thì tốt nhất tiêm mũi 2 bằng loại đó

Sáng nay 4/8, Bộ Y tế cho biết cả nước đã ghi nhận thêm 4.271 ca mắc Covid-19 mới, trong đó nhiều nhất vẫn là TP.HCM với 2.365 ca. Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đã gửi công văn hướng dẫn tiêm 2 liều vaccine phòng Covid-19 cho người dân.

ATM Oxy, cung cấp miễn phí dưỡng khí cứu người

ATM Oxy có thông điệp “Trao oxy – nối dài sự sống”, bằng cách cung cấp miễn phí máy oxy, bình oxy tại nhà và cho hệ thống bệnh viện, cơ sở y tế.

Huawei đầu tư 100 triệu USD vào hệ sinh thái khởi nghiệp Châu Á – Thái Bình Dương trong 3 năm tới

Hôm nay ⅜, trong sự kiện khai mạc tại Hội nghị các nhà sáng lập Spark HUAWEI CLOUD diễn ra đồng thời ở Singapore và Hong Kong, Huawei đã công bố kế hoạch đầu tư 100 triệu USD vào hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp châu Á – Thái Bình Dương.

Các nhà phân phối chip của ngành ô tô bị giới chức Trung Quốc sờ gáy

Cơ quan quản lý Trung Quốc đang mở một cuộc điều tra đối với các nhà phân phối chip trong ngành công nghiệp ô tô với lý do nghi ngờ về việc tăng giá.

Apple sắp khắc phục được vấn đề thời lượng pin của iPhone

Một báo cáo mới chỉ ra rằng Apple có thể bắt đầu sử dụng các thành phần nhỏ hơn trên các thiết bị iPhone, iPad và MacBook trong tương lai để nhường chỗ cho pin lớn hơn, về mặt lý thuyết sẽ cho phép kéo dài tuổi thọ pin.

Vaccine Covid-19 sẽ về nhiều, Việt Nam chuẩn bị sẵn sàng hệ thống dây chuyền bảo quản lạnh

Sáng ngày 3/8, Bộ Y tế ghi nhận thêm 3.578 ca mắc mới, trong đó nhiều nhất vẫn là TP.Hồ Chí Minh với 1.998 ca. Ngoài ra, Bộ Y tế cho hay, nhiều loại vaccine phòng Covid-19 có nhiệt độ bảo quản khác nhau sẽ về Việt Nam trong thời gian tới.

Không cần rò rỉ, Google tự tiết lộ thông tin Pixel 6 và Pixel 6 Pro

Google vừa tiết lộ một số thông tin chi tiết ban đầu về bộ đôi Pixel 6 và Pixel 6 Pro. Trong số này đáng chú ý nhất là sự xuất hiện của chip Google Tensor mới trong điện thoại.

Giữa mùa dịch ‘Tra cứu điểm thi ĐH’ vẫn được quan tâm nhất

Ngay giữa khi dịch bệnh đang chiếm nhiều mối quan tâm, lo lắng, thì dẫn đầu top xu hướng tìm kiếm trên Google trong tuần vừa rồi lại là “tra cứu điểm thi đại học”.

Các nhà mạng lớn cung cấp gói hỗ trợ viễn thông trị giá hàng ngàn tỉ đồng, trong 3 tháng

Dưới sự chủ trì của Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) và với sự tham gia của các doanh nghiệp viễn thông, gói hỗ trợ dịch vụ viễn thông lớn nhất trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 đã được kích hoạt.

Ra mắt ổ cứng di động Seagate One Touch SSD tốc độ đọc ghi 1.030 MB/s

Seagate Technology vừa ra mắt dòng ổ cứng di động Seagate One Touch SSD mới, có tốc độ lên tới 1.030 MB/s cùng thiết kế độc đáo nhôm phay xước và vải dệt.