Trước giờ, để xác định từng cá thể chim riêng lẻ có thuộc cùng một loài hay không, giới khoa học thường nhìn vào bộ lông của chúng. Giờ đây, một hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) mới có thể giúp giải quyết nhanh gọn lẹ thao tác này, với độ chính xác tuyệt đỉnh.
Thực tế, việc nghiên cứu, xem xét sự khác biệt giữa các cá thể cùng loài là điều kiện rất cần thiết trong nghiên cứu động vật hoang dã, theo dõi quá trình thích nghi và hành vi, cũng như đặc điểm tiến hóa giống loài của chúng.
Và giờ đây, các nhà khoa học đến từ trung tâm nghiên cứu CEFE về Sinh thái học tiến hóa, Đại học Montpellier, Đại học Paul-Valéry-Montpellier và Trung tâm nghiên cứu về đa dạng sinh học và tài nguyên di truyền (CIBIO) lần đầu tiên xác định được các loài chim riêng lẻ có thuộc một loài hay không, với sự trợ giúp của công nghệ trí tuệ thông minh nhân tạo (AI).
Họ đã phát triển một kỹ thuật mới cho phép họ thu thập một số lượng lớn các bức ảnh, được chụp từ nhiều góc độ khác nhau của từng con chim được đeo thẻ điện tử integrated transponder (PIT). Những hình ảnh được thu thập bằng máy ảnh Raspberry Pi, sau đó được đưa vào máy tính sử dụng công nghệ học sâu, đào tạo mạng lưới Convolutional neural network (CNN) để nhận ra những con chim nào cùng một loài, bằng cách phân tích các bức ảnh đó.
Trong công nghệ học sâu, mạng lưới thần kinh tích chập (CNN) là một lớp mạng lưới thần kinh sâu, thường được áp dụng nhất để phân tích hình ảnh trực quan. Chúng còn được gọi là mạng nơ ron nhân tạo bất biến hoặc không gian bất biến, dựa trên kiến trúc trọng số chung và đặc điểm bất biến dịch.
Công nghệ này sau khi được đào tạo với hàng ngàn hình ảnh được dán nhãn đã có thể xác định chính xác các cá thể chim thuộc các loài: Sociable weaver (Đây là loài duy nhất trong chi Philetairus, là loài đặc hữu Nam Phi); Great tit (Bạc má lớn); Zebra finches- (Chim Di vằn) ở Khu bảo tồn thiên nhiên Benfontein, Kimberley, Nam Phi, vùng Möggingen, miền nam nước Đức.
Kết quả cho thấy, sau khi đào tạo, mô hình AI đã được thử nghiệm phân loại xác lập các cá thể chim cùng loài, với độ chính xác chưa từng có trước đây, với mức độ chính xác 92,4% ở các loài Sociable weaver, Great tit (Bạc má lớn) và 87% đối với loài Zebra finches- (Chim Di vằn).
Trước giờ, công tác nghiên cứu này nếu làm thủ công sẽ tốn rất nhiều thời gian, công sức, độ chính xác cũng chỉ tương đối.
Tác giả chính của nghiên cứu này, ông Andre Ferreira đến từ Pháp cho biết: “Chúng tôi thấy rằng, máy tính có thể liên tục nhận ra hàng chục con chim riêng lẻ thuộc cùng một loài, mặc dù nếu làm thủ công sẽ tốn rất nhiều thời gian, công sức”.
Kỹ thuật mới này hướng đến một phương pháp nhận dạng sinh học ít xâm lấn, giúp chúng ta có những hiểu biết mới hơn về sinh thái một cách tự động, mang lại độ chính xác cao hơn. Đồng thời, nó có thể giúp khắc phục những hạn chế của việc thu thập cũng như xử lý dữ liệu ở quy mô khổng lồ.
Claire Doutrelant – người điều hành công trình nghiên cứu này cho biết: “Phương pháp nhận diện, xác định loài không xâm lấn này trở thành một bước đột phá lớn trong nghiên cứu bảo tồn, sinh thái và tiến hóa giới động vật”.
Công trình nghiên cứu này có tiêu đề “Phương pháp học sâu để nhận biết cá thể chim nhỏ cùng loài” được thực hiện từ tháng 8/2019, sau đó được công bố trên Tạp chí Methods in Ecology and Evolution của Hiệp hội sinh thái Anh vào ngày 26/7/2020.
Theo Sciencedaily
Việc tiếp tục trì hoãn tiến trình sản xuất 7 nanomet khiến Intel sẽ phải tính đến việc thuê công ty ngoài sản xuất thay vì tự dựa vào hệ thống sẵn có của mình.
Tencent đã chính thức ngừng cung cấp dịch vụ Wechat tại Ấn Độ sau lệnh cấm của chính phủ nước này.
Google quyết định các bộ phận phù hợp có thể tiếp tục làm việc tại nhà đến tháng 6/2021 trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang hoành hành.
Trong thông cáo phát đi chiều 27/7, OPPO Việt Nam đã xin lỗi khách hàng và bạn đồng hành vì “Sự kiện giới thiệu OPPO Reno 4 – Đại tiệc công nghệ trên mặt nước – “Tôi nổi bật, tạo khác biệt”, sẽ được hủy vì sự an toàn của tất cả mọi người”.
Tính đến đầu tháng 7/2020, Realme đã có mặt tại 59 thị trường toàn cầu, ngoại trừ Bắc Mỹ, với hơn 40 triệu, đứng thứ 7 trong các thương hiệu smartphone toàn cầu trong quý một năm 2020.
William Ducker – một giáo sư kỹ thuật hóa học đã phát triển lớp phủ bề mặt, mà khi phủ lên các vật thể thông thường, nó có thể làm bất hoạt SARS-CoV-2 – virus gây ra Covid-19.
Nghe có vẻ mơ hồ nhưng đây là một phát hiện mới từ giới khoa học: Nọc độc bọ cạp mang lại nhiều lợi ích tiềm năng quan trọng để điều trị chứng tăng huyết áp, các cơn đau tim…
Giờ đây, công tác chẩn đoán triệu chứng và điều trị dịch bệnh Covid-19 có thể trở nên dễ dàng hơn nhờ sự hỗ trợ của Công nghệ học máy siêu đỉnh mới.
Hôm nay 27/7, Huawei Việt Nam công bố khởi động Chương trình đào tạo “Hạt giống Viễn thông Tương lai” năm 2020 dành cho các sinh viên ưu tú ngành ICT của các trường đại học, học viên của Việt Nam.
Hình ảnh động mới được cho là của chiếc đồng hồ Samsung Galaxy Watch 3, dự kiến xuất hiện tại sự kiện UNPACKED 2020 tiết lộ về việc hỗ trợ chế độ xoay cổ tay thông minh và chụp ảnh bằng cử chỉ.