Hàn Quốc ra dự luật về kho ứng dụng – Google, Apple cầu cứu nhờ chính phủ Mỹ can thiệp

Nếu động thái này của Hàn Quốc được thực thi thì đây là hành động đầu tiên của một nền kinh tế lớn nhằm kiềm chế sự thống lĩnh thị trường của các gã khổng lồ công nghệ. Ảnh: @AFP.

Apple và Google nổi tiếng tính phí cao đối với các nhà phát triển khi thực hiện các giao dịch mua hàng với người dùng trong kho ứng dụng. Vì thế, giờ đây các nhà lập pháp ở Seoul muốn buộc các gã khổng lồ công nghệ phải chấn chỉnh ngay lại việc này.

Bộ luật đầu tiên thế giới khống chế nền tảng thanh toán trên kho ứng dụng Google và Apple

Dự luật mới này được đưa ra dưới hình thức sửa đổi, bổ sung của Đạo Luật Telecommunications Business Act (Đạo luật Kinh doanh Viễn thông) đã được một Ủy Ban Quốc Hội Hàn Quốc thông qua vào sáng thứ 4 ngày 24/8, theo trang Korea Times đưa tin.

Nếu dự luật được ủy ban chấp thuận, nó sẽ được đưa ra bỏ phiếu thông qua tại Quốc hội Hàn Quốc trước khi đưa vào áp dụng chính thức. Và nếu thành công, đây sẽ là bộ luật chính thức lần đầu tiên trên thế giới khoanh vùng lại thế thống lĩnh nền tảng thanh toán trên kho ứng dụng của Google, Apple.

Luật mới sẽ cấm Google và Apple có những hành vi chèn ép các nhà phát triển trong việc tính phí hoa hồng khi bán ứng dụng trên cửa hàng ứng dụng của các hãng này. Luật mới cũng cho phép chính phủ Hàn Quốc yêu cầu các công ty quản lý kho ứng dụng bảo vệ quyền lợi người dùng, kiểm tra và xử lý các tranh chấp liên quan đến thanh toán.

Thực tế, các nhà lập pháp của Hàn Quốc đã xem xét vấn đề phí hoa hồng của các kho ứng dụng lớn như App Store và Google Play Store từ giữa năm 2020. Nếu đạo luật mới được thông qua, các nhà phát triển ứng dụng cho thị trường Hàn Quốc có thể chọn dùng nhiều hệ thống thanh toán khác nhau để bán ứng dụng cho người dùng, thay vì phải sử dụng hệ thống thanh toán độc quyền của Apple hay Google.

Trước giờ, Apple và Google thường nhận tới 30% phí hoa hồng trên mỗi giao dịch trong các ứng dụng được tải xuống từ các cửa hàng ứng dụng tương ứng của họ. Các công ty như Spotify đã tuyên bố hành vi này này gây ảnh hưởng đến sự cạnh tranh công bằng, trong khi Epic Games đã bị loại khỏi cả App Store và Google Play Store khi công ty này khuyến khích người chơi sử dụng hệ thống thanh toán trực tiếp của họ để mua V-Bucks (tiền ảo trong Fortnite).

Đầu năm nay, Google cho biết sẽ giảm phí hoa hồng mà họ tính đối với các nhà phát triển trên cửa hàng ứng dụng phần mềm Google Play, với mức phí hoa hồng giảm từ 30% xuống còn 15% đối với khoản doanh thu trên 1 triệu USD mà các nhà phát triển kiếm được trong một năm. Hãng Apple được cho là cũng có những động thái tương tự như trên của Google.

Apple và Google cầu cứu chính phủ Hoa Kỳ

Trước đạo luật mới mà phía Hàn Quốc đang mạnh tay gầy dựng, Apple nói rằng luật sẽ hạn chế quyền kiểm soát của Apple, sẽ dẫn đến nhiều rủi ro hơn cho khách hàng. “Đạo luật Kinh doanh Viễn thông bổ sung mới được đề xuất sẽ khiến người dùng mua hàng hóa kỹ thuật số từ các nguồn khác có nguy cơ bị lừa đảo, phá hoại các biện pháp bảo vệ quyền riêng tư của công ty, gây khó khăn trong việc quản lý mua hàng ứng dụng”, Apple cho biết trong một tuyên bố.

“Chúng tôi tin rằng sự tin tưởng của người dùng đối với các giao dịch mua hàng trên App Store sẽ giảm do đề xuất này, làm ảnh hưởng đến các cơ hội khác cho hơn 482.000 nhà phát triển ứng dụng đã đăng ký ở Hàn Quốc, những người đã kiếm được hơn 8,55 nghìn tỷ KRW (khoảng 7,3 tỷ USD) cho đến nay nhờ Apple”.

Còn Wilson White, Giám đốc Cấp cao về Chính sách Công Cộng của Google cho biết trong một tuyên bố rằng: “Mặc dù luật vẫn chưa được thông qua, nhưng chúng tôi lo ngại rằng, bộ luật quá gấp rút này sẽ mang lại nhiều tác động tiêu cực đối với người tiêu dùng, cũng như các nhà phát triển ứng dụng Hàn Quốc”.

Nếu đạo luật được thông qua, Hàn Quốc trở thành quốc gia đầu tiên hạn chế việc thu phí của các gã khổng lồ công nghệ Mỹ. Năm ngoái, Liên minh châu Âu cũng đề xuất một đạo luật về thị trường kỹ thuật số nhằm vào việc thu phí của các cửa hàng ứng dụng. Đầu tháng này, ba thượng nghị sĩ Mỹ cũng đã đề xuất một dự luật nhằm kiềm chế các cửa hàng ứng dụng của các công ty đang kiểm soát phần lớn thị trường.

Với việc các cửa hàng ứng dụng bị đe dọa bởi một dự luật do Hàn Quốc đề xuất, Apple và Google đang tìm đến chính phủ Hoa Kỳ để mong được giúp đỡ, mong nhận được một hành động can thiệp, tinh tế, kịp thời từ chính quyền Biden.

Tuy nhiên, không riêng gì tại Hàn Quốc, chính quyền Biden gần đây cũng liên tục mạnh tay với các gã công nghệ khổng lồ Mỹ về việc chống độc quyền. Thế nên, lời cầu cứu này được xem là “khó xử” đối với Biden. Trong khi đó, một số chuyên gia khác nhận định, các nhà lập pháp Hoa Kỳ hiện cũng đang lo ngại về ngành công nghiệp công nghệ nước này đang bị các công ty công nghệ lớn “tung hoành”, nhiều người trong số đó cũng cùng chung quan điểm với Hàn Quốc.

Theo CNET

Có thể bạn quan tâm
Bản tin tình hình dịch Covid-19 sáng 26/8

Tính đến 6 giờ sáng ngày 26/8, Bộ Y tế ghi nhận Việt Nam có tổng cộng 381.363 ca mắc Covid-19, trong đó có 169.921 ca khỏi bệnh. Trong số các bệnh nhân đang điều trị có gần 780 ca nặng và rất nặng, cùng hơn 18 triệu liều vaccine đã được tiêm phòng cho người dân.

Khẩu trang lọc khí LG PuriCare thế hệ mới sạc nhanh dùng lâu, có chế độ thoại

Khẩu trang lọc khí LG PuriCare thế hệ mới có nhiều cải tiến như tăng cường hiệu quả lọc không khí, thiết kế gọn nhẹ hơn, bổ sung module thoại giúp giao tiếp dễ dàng, pin lâu kéo dài thời gian sử dụng.

Rò rỉ hợp đồng quân đội Mỹ nhận dạng khuôn mặt để xác định danh tính từ mạng xã hội

Quân đội Mỹ có hợp đồng với Clearview AI, một công ty khởi nghiệp nhận dạng khuôn mặt có trụ sở tại Thành phố New York để tăng cường khả năng như “phát hiện mạng lưới tội phạm”, và “xây dựng lực lượng bảo vệ và an ninh khu vực”. Tuy nhiên, cú bắt tay này gây tranh cãi dữ dội.

TikTok tham vọng xây dựng nền tảng phát triển hiệu ứng AR của riêng mình

TikTok gần đây đã tung ra bản thử nghiệm beta riêng tư cho một công cụ mới dành cho nhà sáng tạo có tên là TikTok Effect Studio. Công cụ này sẽ cho phép người sáng tạo xây dựng hiệu ứng AR (Augmented Reality – Thực tế Tăng cường) cho các video dạng ngắn.

Chỉ cần thay đổi địa lý thành Pháp, hiệu suất pin trên iPhone sẽ tốt hơn?

Một số người dùng iPhone vừa phát hiện ra rằng chỉ cần thay đổi khu vực địa lý iPhone thành Pháp sẽ giúp thiết bị của họ được tăng tốc cả về giao diện xử lý và hiệu suất ứng dụng nói chung.

Tình hình dịch Covid-19 sáng 25/8

Tính đến 6 giờ sáng ngày 25/8, Bộ Y tế ghi nhận Việt Nam có tổng cộng 369.267 ca mắc Covid-19, trong đó có 162.279 bệnh nhân đã khỏi, cùng hơn 17,6 triệu liều vaccine Covid-19 đã được tiêm chủng cho người dân.

3 dòng màn hình Dell thích hợp học và làm việc từ xa

Hãng Dell vừa ra mắt 3 mẫu màn hình tích hợp sẵn webcam lẫn micro, đáp ứng nhu cầu họp và học trực tuyến, mang lại góc làm việc rộng rãi lẫn sự thoải mái cho người dùng.

Nhiều người dùng iPhone bị mất kết nối sau khi nâng cấp lên iOS 14.7.1, cách khắc phục

Vào tháng 7, Apple đã phát hành iOS 14.7.1 để vá một vấn đề bảo mật nghiêm trọng trên iPhone cũng như sửa lỗi giúp Apple Watch mở khóa các thiết bị iPhone khi người dùng đeo khẩu trang.

Đại dịch, thiết bị di động nhiễm mã độc tăng cao tại khu vực Đông Nam Á

Khi đại dịch tiếp tục lan rộng ở các quốc gia Đông Nam Á, nhiều người lao động dự kiến sẽ phải thiết lập môi trường văn phòng ở xa cho mình, hoặc tiếp tục làm việc trực tuyến. Xu hướng này đảm bảo an toàn sức khỏe cho mọi người, nhưng lại tạo ra các điểm yếu cho doanh nghiệp.

Cuộc thi D-Open 2021 khép lại với 9 tác phẩm xuất sắc, mang đậm dấu ấn Việt

Sau 2 tháng tổ chức (24/5 – 25/7), cuộc thi vẽ kỹ thuật số thường niên D-Open mùa 2 (D-Open 2021) đã chính thức khép lại với đêm Gala được diễn ra bằng hình thức trực tuyến. Sự kiện được diễn ra trên nền tảng Zoom và livestream trên fanpage của D-Open.