Hàn Quốc bắt tay triển khai kế hoạch tiên phong thương mại hóa 6G vào năm 2028

Hàn Quốc đặt mục tiêu triển khai mạng “6G” thương mại đầu tiên trên thế giới vào năm 2028. Ảnh: @Istock.

Hàn Quốc là quốc gia đầu tiên thương mại hóa 5G và cũng là một trong số ít quốc gia có vùng phủ sóng mạng 5G tốt nhất. Theo báo cáo mới, Hàn Quốc vừa công bố dự án 5 năm phát triển công nghệ cốt lõi cho công nghệ mạng 6G.

Hàn Quốc và tham vọng triển khai mạng 6G thương mại đầu tiên trên thế giới

Hiện tại, mạng truyền thông không dây thế hệ thứ năm (5G) đã được tiêu chuẩn hóa và đang được triển khai trên toàn thế giới, với các công nghệ hứa hẹn như sóng milimet (mmWave), công nghệ đa đầu ra- đa đầu vào…

Tuy nhiên, 5G sẽ khó có thể đáp ứng được các yêu cầu trong tương lai, do nhu cầu trong tương lai về băng thông ngày càng cao, độ tin cậy tốt hơn, tiêu thụ điện năng cực thấp và độ trễ dữ liệu phải cực thấp. Hơn nữa, Internet of Things (IoT) sẽ được định nghĩa lại là Internet of Everything (IoE), dẫn đến khả năng kết nối siêu lớn, điều này cũng thách thức cho mạng 5G.

Ngày nay, nhiều quốc gia bắt đầu trông đợi vào mạng truyền thông không dây 6G và tin rằng nó phải phổ biến, lấy con người làm trung tâm, băng tần đầy đủ, bảo mật mạnh mẽ và thông minh hơn.

Mới đây, Hàn Quốc đặt mục tiêu triển khai mạng “6G” thương mại đầu tiên trên thế giới vào năm 2028, và đã công bố chương trình bắt đầu phát triển dần các tiêu chuẩn và công nghệ cốt lõi trong vòng 5 năm tới. Kế hoạch này sẽ được Chính phủ đầu tư 220 tỷ won (khoảng 193 triệu USD). Khoản đầu tư này đã được công bố tại cuộc họp chiến lược 6G với sự tham dự của các chuyên gia, quan chức các công ty công nghệ, viễn thông và quan chức Chính phủ.

Đồng thời, đề án cũng đẩy mạnh nghiên cứu và hợp tác chung với Hoa Kỳ, tờ báo địa phương Aju Business Daily đưa tin.

Bộ trưởng Khoa học và CNTT Hàn Quốc, Lim Hye-sook đã phát biểu trong hội nghị rằng: “Vì mạng di động thế hệ tiếp theo là nền tảng của đổi mới kỹ thuật số, chúng ta nên đóng một vai trò táo bạo và tiên phong cùng nhau để dẫn đầu thị trường quốc tế trong kỷ nguyên thế hệ mạng thứ 6, dựa trên kinh nghiệm và bí quyết sẵn có trong lĩnh vực mạng viễn thông trước giờ”.

Báo cáo cũng nói thêm rằng, mạng 6G chỉ có thể được thương mại hóa khi mạng vận hành trên mặt đất và liên lạc qua vệ tinh được kết hợp đạt được hiệu suất cao và tương xứng.

Ngoài ra, với mục đích thực hiện nghiên cứu chung về công nghệ 6G, Viện Quy hoạch và Đánh giá Công nghệ Truyền thông Thông tin (IITP), một cơ quan nhà nước trực thuộc Bộ Khoa học và CNTT-TT Hàn Quốc đã ký một thỏa thuận với Quỹ Khoa học Quốc gia (NSF)-, một cơ quan của Hoa Kỳ để cùng hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu và giáo dục trong các lĩnh vực khoa học và kỹ thuật.

Bên cạnh đó, Viện Nghiên cứu Điện tử và Viễn thông (ETRI) Hàn Quốc cho biết, họ đang nghiên cứu dải tần terahertz (THz) có khả năng đáp ứng các yêu cầu mạng 6G về tốc độ truyền dữ liệu terabit mỗi giây.

Hàn Quốc bắt tay triển khai kế hoạch tiên phong thương mại hóa 6G vào năm 2028 - 6G 1
Ảnh: @Pixabay.

Vào tháng 4, LG cho biết họ đã hợp tác với công ty đo lường và thử nghiệm mạng Keysight Technologies có trụ sở tại Mỹ và Viện Khoa học & Công nghệ Tiên tiến Hàn Quốc (KAIST), với mục đích thực hiện nghiên cứu về các công nghệ 6G trong tương lai.

Nhiều quốc gia khác bao gồm Trung Quốc, Liên minh Châu Âu và Hoa Kỳ cũng đã khởi động các dự án, chương trình và liên minh để định hình khuôn khổ mạng 6G và lấy nó làm trọng tâm kinh doanh chính.

Vào tháng 2, một dự án nghiên cứu 6G liên quan đến các nhà khai thác lớn của châu Âu đã được công bố, trong khi các nhà mạng Mỹ trước đó đã cam kết với Next G Alliance, một nhóm được thành lập với mục tiêu chính là xác định phát triển công nghệ 6G.

Phát triển mạng 6G đối mặt với nhiều thách thức lớn

Trước đây, tại diễn đàn thượng đỉnh của “Hội nghị phát triển mạng tương lai lần thứ năm  ” được tổ chức ở Nam Kinh, Giang Tô, Trung Quốc, Gao Tongqing, Phó tổng giám đốc của China Mobile Group nói rằng, 5G đã tăng tốc độ kết nối của mọi thứ. Ông cũng tuyên bố rằng, Trung Quốc đã trở thành một nhà lãnh đạo quan trọng trong sự phát triển mạng 5G toàn cầu. Đồng thời, ông cũng chia sẻ một số quan điểm của China Mobile về sự phát triển trong tương lai của mạng 6G.

Gao Tongqing tin rằng, nền kinh tế và xã hội đang tăng tốc vào kỷ nguyên của trí thông minh kỹ thuật số. Hơn nữa, tỷ trọng của nền kinh tế kỹ thuật số trong GDP đang tăng lên hàng năm. Theo ông, mạng 6G sẽ đạt được các khả năng nội sinh, đẩy mạnh mạng lưới tự phát triển và tự động tối ưu hóa. Tuy nhiên, ông ấy cho rằng, 6G sẽ phải đối mặt với những thách thức sau đây:

•  Về cơ bản, không chỉ đầy đủ trên lý thuyết, mạng 6G vẫn cần sự đột phá ngoài ứng dụng thực tế. Các lý thuyết và luật hiện có đang tiến gần đến giới hạn này. Điều này có nghĩa là 6G sẽ cần thêm một số đổi mới về công nghệ nguồn.

•  Các tiêu chuẩn kỹ thuật số đối mặt với nguy cơ khác biệt hóa. Liệu 6G có thể hình thành một tiêu chuẩn thống nhất toàn cầu hay không, đó là điều không chắc chắn được.

•  Khó khăn của việc xây dựng sinh thái ngày càng tăng. Mạng 6G sẽ mở rộng nhiều kịch bản hơn, tích hợp nhiều lĩnh vực hơn và trao quyền cho nhiều ngành hơn, từ đó khả năng ứng biến, thay đổi thích ứng sẽ ngày càng phức tạp.

Có thể bạn quan tâm
ASUS ExpertBook B9: laptop tăng tốc kết nối số dành cho doanh nhân thời đại dịch

ASUS ExpertBook B9 là mẫu laptop ưu điểm mỏng nhẹ, thời lượng pin 20 tiếng, sử dụng bộ vi xử lý Intel Core thế hệ 11, sở hữu ổ cứng SSD kép lên đến 2TB, đầy đủ các cổng kết nối, và tích hợp nhiều tính năng tiên tiến cho doanh nhân luôn trong xu thế làm việc từ xa hay hội họp.

Sử dụng nền tảng đo kiểm 5G của Keysight, Samsung đẩy nhanh giải pháp 5G thương mại

Bộ phận Hệ thống LSI của Samsung Electronics, doanh nghiệp hàng đầu thị trường linh kiện bán dẫn và công nghệ 5G toàn cầu, đã lựa chọn các nền tảng đo kiểm 5G của Keysight để thiết lập kết nối dữ liệu 5G dựa trên thông số kỹ thuật của tiêu chuẩn 3GPP Phiên bản 16 (Rel-16).

Trợ lý Kiki của Zalo được tích hợp trên GOTECH – màn hình thông minh xe hơi

Từ tháng 6/2021, trợ lý Kiki được tích hợp trên 6 phiên bản màn hình xe hơi thông minh GOTECH và chính thức bán ra thị trường từ ngày 15/6.

Trợ lý ảo AMI của VNPT hỏi khách hàng “có người yêu chưa?”

VNPT đã chính thức ra mắt trợ lý ảo AMI để mở rộng kênh hỗ trợ tương tác với khách hàng, hỗ trợ, giải đáp thắc mắc 24/7 và cả trò chuyện.

Người dân Bình Định tra cứu vi phạm giao thông trên Zalo

Từ ngày 15/6, Bình Định cho phép tra cứu vi phạm giao thông trên Zalo và truy xuất hình ảnh các camera quan sát trên địa bàn TP Quy Nhơn thông qua Trang thông tin Chính quyền điện tử tỉnh Bình Định trên nền tảng này.

Bị chỉ trích tỷ lệ nhân viên kho hàng gặp tai nạn cao, Amazon ứng dụng robot để thay thế

Amazon đang thử nghiệm các công nghệ mới trong nỗ lực làm cho các gói xử lý kiện hàng và các công việc khác trở nên an toàn hơn cho nhân viên, sau khi một phân tích của tờ Washington Post cho thấy, nhân viên kho hàng của Amazon bị thương nặng với tỷ lệ cao hơn các công ty khác.

Vĩnh Phúc và Hải Dương dùng mã QR khai báo y tế thay cho ảnh chụp màn hình

Vĩnh Phúc và Hải Dương cũng là 2 địa phương đầu tiên áp dụng hình thức trả mã QR sau khi khai báo y tế cho người dân qua Zalo thay vì phải chụp lại màn hình khai báo y tế.

Keysight C-V2X ADE: giải pháp đo kiểm ô tô tự hành kết nối IoT qua mạng di động

C-V2X Autonomous Drive Emulation (ADE) là giải pháp mô phỏng tự lái mới vừa được Keysight công bố ra mắt, cho phép thực hiện các phép đo chức năng, giao thức và tần số vô tuyến (RF) trên các thiết bị 3GPP Release14 C-V2X từ nền tảng đo kiểm vô tuyến 5G Keysight UXM 5G Wireless Test platform.

Giải pháp báo cáo chi tiêu, quản lý chi phí đơn giản cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Visa đã hợp tác với ngân hàng Sacombank cung cấp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam công cụ quản lý chi tiêu nâng cao, được thiết kế để giúp doanh nghiệp SME quản lý chi phí kinh doanh hiệu quả hơn.

Giải pháp đo kiểm hợp quy IOT0047A cho các thiết bị vô tuyến trong băng tần không phép

Keysight IOT0047A là giải pháp đo kiểm hợp quy, cho phép khách hàng đẩy nhanh quá trình chứng nhận hợp quy các thiết bị vô tuyến sử dụng các băng tần không giấy phép 2,4 và 5 GHz, rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường.