Grab sắp cung cấp dịch vụ công nghệ bản đồ riêng

GrabMaps là dịch vụ thuật toán trí tuệ và công nghệ định vị được chính Grab phát triển, dịch vụ GrabMaps đã có mặt tại 7 trên 8 quốc gia mà Grab đang hoạt động.

Được phát triển đầu tiên cho mục đích sử dụng nội bộ, GrabMaps được tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng có nhiều giải pháp bản địa hóa của Grab, từ đó ngày càng hoàn thiện các dịch vụ của Grab. 

Hiện nay, GrabMaps cung cấp các dịch vụ và thuật toán trí tuệ định vị cho tất cả dịch vụ của Grab tại 7 trên 8 quốc gia mà Grab đang hoạt động. Dự kiến, Grab sẽ hoàn toàn tự chủ về cơ chế bản đồ với GrabMaps vào quý III năm 2022.

Bà Tan Hooi Ling, Đồng sáng lập Grab, cho biết: “Grab luôn tìm cách phát triển công nghệ để đáp ứng nhu cầu địa phương hóa tại Đông Nam Á và GrabMaps là một ví dụ điển hình cho nỗ lực này. Những con hẻm và trục đường nhỏ trên khắp các thành phố ở Đông Nam Á thường không hiển thị trên bản đồ thông thường, nhưng lại được các đối tác tài xế của chúng tôi điều hướng định vị mỗi ngày. Chúng tôi đã đầu tư phát triển công nghệ này thành một ưu thế cạnh tranh để mang đến cho người dùng và đối tác của Grab trải nghiệm tốt hơn, đồng thời rút ngắn thời gian vận chuyển và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp”.

Từ việc phân bổ cuốc xe cho đối tác tài xế/đối tác giao hàng, tính toán thời gian đến dự kiến, thiết lập lộ trình, tối ưu hóa chi phí giao nhận và nhiều hơn nữa, công nghệ định vị, xác định  các địa điểm được người dùng quan tâm (Point Of Interest – POI)  hay thuật toán trí tuệ sắp xếp lộ trình đều đóng vai trò quan trọng đối với hầu hết tính năng cốt lõi của các nền tảng như Grab. GrabMaps hiện đang hỗ trợ cho hơn 800 tỷ cuộc gọi API mỗi tháng từ các dịch vụ Grab khác nhau.

Ưu thế cốt lõi của GrabMaps chính là việc dịch vụ này được xây dựng dựa trên các nguyên tắc thiết lập bản đồ dựa theo dữ liệu từ cộng đồng, bao gồm người dùng, đối tác cửa hàng và đội ngũ đối tác tài xế. Những giải pháp của GrabMaps hình thành dựa trên các dữ liệu mới từ hàng triệu đơn hàng và cuốc xe được thực hiện mỗi ngày, cùng với phản hồi theo thời gian thực từ  các đối tác về các tuyến đường bị chặn, thay đổi địa chỉ doanh nghiệp và các vấn đề khác. Các đối tác tài xế cũng có cơ hội đóng góp vào bản đồ của Grab thông qua việc thu thập các điểm POI và nhiều dữ liệu hữu ích khác như hình ảnh đường phố, tên đường, biển báo giao thông, đồng thời có cơ hội gia tăng thu nhập. Điều này tạo cho GrabMaps lợi thế về độ chính xác, độ phủ và luôn được cập nhật mới, đồng thời vẫn tối ưu hiệu quả chi phí.

Grab sắp cung cấp dịch vụ công nghệ bản đồ riêng - Hinh anh thuc te cua mot doi tac tai xe Grab su dung Kartacam Kartacam in action
Hình ảnh thực tế của một đối tác tài xế Grab sử dụng Kartacam

Dịch vụ GrabMaps cho doanh nghiệp sẽ có nhiều mức độ khác nhau, bao gồm các nền tảng công nghệ, công ty viễn thông, công ty logistics và các cơ quan Chính phủ. GrabMaps dành cho mô hình B2B (Doanh nghiệp với Doanh nghiệp) sẽ có Dữ liệu Bản đồ nền cho phép các công ty sử dụng dữ liệu từ Grab, như Địa điểm, Dữ liệu Đường phố & Lưu lượng xe, Hình ảnh; Công cụ lập bản đồ và phần mềm dạng dịch vụ (SaaS) là một hệ thống tổng thể đầu-cuối mà khách hàng doanh nghiệp ở bất kỳ đâu trên thế giới đều có thể sử dụng để thiết lập bản đồ của riêng mình. Kartacam – máy ảnh tạo bản đồ do Grab sở hữu – được thiết kế để thích ứng với điều kiện ở các thị trường mới nổi. Kartacam có chi phí thấp nhưng vẫn duy trì được chất lượng tương đương với các giải pháp thông thường; Giao diện lập trình ứng dụng (API) và bộ công cụ phát triển phần mềm di động (SDK) mà Grab dự định ra mắt lần lượt vào cuối năm 2022 và trong năm 2023.

Có thể bạn quan tâm
Huawei công bố loạt phát minh AI, 5G và trải nghiệm người dùng mới

Huawei đã công bố một loạt các phát minh quan trọng trong khuôn khổ Giải thưởng “10 phát minh hàng đầu” được tổ chức hai năm một lần tại diễn đàn “Mở rộng bối cảnh đổi mới sáng tạo 2022”.

Thương mại điện tử xuyên biên giới, nhiều cơ hội cho Việt Nam

Tiềm năng lớn cho các doanh nghiệp trong nước: xuất khẩu qua thương mại điện tử B2C của Việt Nam được dự báo tăng từ 3,3 tỷ USD năm 2021 lên 11,1 tỷ vào năm 2026, theo báo cáo về xu hướng thương mại điện tử xuyên biên giới lần đầu tiên được Amazon công bố.

Từ vũ trụ ảo đến thương mại trong thế giới thực

Tại Diễn đàn Đô thị Thông minh châu Á trong khuôn khổ của Triển lãm Smartcity Asia 2022, các nhà đầu tư và tư vấn chiến lược nhận định Metaverse (vũ trụ ảo) sẽ bùng nổ tại châu Á.

Dragon Capital Việt Nam hợp tác MoMo, cho đầu tư chứng chỉ quỹ trên ví điện tử

Người dùng có thể mở tài khoản, mua, bán chứng chỉ quỹ trực tiếp với Dragon Capital thông qua nền tảng của MoMo một cách nhanh chóng, dễ dàng với nhiều lựa chọn tùy thuộc khẩu vị đầu tư.

Huawei sẽ mở trung tâm khởi nghiệp ở Việt Nam

Nhận thức được tiềm năng của khu vực, Huawei đã liên tục đầu tư đáng kể để giúp các doanh nghiệp ở châu Á – Thái Bình Dương chuyển đổi số để linh hoạt hơn và nắm bắt các cơ hội trong nền kinh tế số.

Ngành kho hàng đang đầu tư mạnh về tự động hóa, giải quyết thiếu hụt lao động

Theo nghiên cứu toàn cầu về tầm nhìn quản lý kho hàng để khám phá những xu hướng và tư duy đang dẫn dắt các quyết định về vận hành và chi tiêu trong ngành kho hàng do Zebra Technologies Corporation vừa công bố, các doanh nghiệp vận hành kho hàng đang đầu tư mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu của cả khách hàng và nhân viên, cũng như tăng cường khả năng tuyển dụng.

FPT Telecom cung cấp giải pháp giảm chi phí truyền dữ liệu từ Amazon Web Services

Tháng 5/2022 – FPT Telecom đã ra mắt FPT Cloud Connect Edge với sự hợp tác của Amazon Web Services (AWS), một công ty thuộc Amazon. Giải pháp cho phép khách hàng kết nối giữa các site tại Việt Nam và AWS bằng công nghệ SD-WAN với đường truyền internet và thông qua SDN Gateway của FPT Telecom tại địa điểm gần nhất.

Huawei ra hệ thống cung cấp điện thế hệ mới PowerPOD 3.0

Giải pháp cung cấp năng lượng thế hệ mới PowerPOD 3.0 giúp tối ưu hóa bố cục và xây dựng hệ thống cung cấp điện giúp trung tâm dữ liệu tiết kiệm diện tích, năng lượng, thời gian.

Người Việt Nam đang mang ít tiền mặt hơn trong ví

Nghiên cứu mới của Visa cho thấy 65% người tiêu dùng Việt mang ít tiền mặt hơn trong ví và 32% cho biết họ sẽ ngưng sử dụng tiền mặt sau đại dịch.

Công nghệ dẫn dắt chiến lược – chìa khóa chuyển đổi số

Ngày trước, xây dựng chiến lược rồi chọn công nghệ phù hợp để thực hiện. Ngày nay, có hiện tượng lạ là đảo ngược lại, dựa vào công nghệ mà xây dựng chiến lược phát triển. Có không ít việc, nếu cứ tư duy như cũ thì vừa không giải quyết được vấn đề, vừa thêm rối mà tư duy theo cách mới lại mở ra cả chân trời.