Giới CEO công nghệ Mỹ lo lắng cuộc chiến chip với Trung Quốc leo thang

Kiểm soát chip của Mỹ đe dọa tham vọng công nghệ của Trung Quốc. Ảnh: @AFP.

Mỹ đặt mục tiêu gây khó khăn cho ngành công nghiệp chip của Trung Quốc với việc sẽ tiếp tục mở rộng, tăng cường các quy tắc mới trong những tuần tới, khiến các CEO công nghệ chip của Mỹ đứng ngồi không yên.

Các công ty chip lớn của Mỹ cho rằng, việc bị cắt khỏi thị trường lớn nhất của họ như Trung Quốc sẽ gây tổn hại đến khả năng hoạt động kinh doanh, cuối cùng cũng sẽ sớm làm suy yếu vai trò lãnh đạo công nghệ của Mỹ

Các công ty chip lớn nhất của Mỹ đang bắt tay vào nỗ lực mới để vượt qua các hạn chế mới đối với việc bán hàng của họ cho thị trường Trung Quốc, với động thái các giám đốc điều hành cấp cao của các công ty chip lớn sẽ tới Washington vào tuần này để nói chuyện với các quan chức chính quyền và các nhà lập pháp Mỹ.

Các giám đốc điều hành của Intel, Qualcomm và Nvidia đang lên kế hoạch vận động hành lang chống lại việc tiếp tục mở rộng các quy tắc hạn chế bán cho Trung Quốc một số loại chip và thiết bị để sản xuất chất bán dẫn mà chính quyền Biden sắp triển khai trong những tuần tới.

Mặc dù, các giám đốc điều hành công ty chip lớn của Mỹ không mong muốn ngăn chặn tất cả các hành động, nhưng các công ty này đang nhận thấy đây là cơ hội cũng như là thời điểm thích hợp để thuyết phục nhóm chính quyền của Tổng thống Biden rằng, sự leo thang tiếp tục sẽ làm tổn hại đến các nỗ lực ngoại giao hiện tại của Nhà Trắng.

Những người nắm rõ thông tin này yêu cầu giấu tên vì chuyến đi này đến hiện tại vẫn chưa được công khai một cách chi tiết.

Các công ty chip đang là trung tâm của cuộc tranh cãi leo thang giữa Bắc Kinh và Washington. Mỹ, nơi bắt nguồn phần lớn các công nghệ chủ chốt hàng đầu tin rằng, việc hạn chế quyền truy cập của Trung Quốc vào nguồn chip bán dẫn sẽ củng cố an ninh quốc gia, và kìm hãm nỗ lực của quốc gia châu Á này khi muốn nâng cao năng lực quân sự.

Các công ty chip lớn của Mỹ đã lập luận rằng, việc bị cắt khỏi thị trường lớn nhất của họ như Trung Quốc sẽ gây tổn hại đến khả năng hoạt động kinh doanh, cũng như ảnh hưởng đến chi tiêu cho việc phát triển công nghệ của họ, và cuối cùng là điều này cũng sẽ sớm làm suy yếu vai trò lãnh đạo công nghệ của Mỹ.

Giám đốc điều hành Qualcomm, Cristiano Amon cho biết, công ty ông nhận được hơn 60% doanh thu từ khu vực Trung Quốc bằng cách cung cấp linh kiện cho các nhà sản xuất điện thoại thông minh như Xiaomi. Thậm chí, Trung Quốc chiếm khoảng một phần tư doanh số bán hàng của Intel. Và đối với Nvidia, do đồng sáng lập kiêm CEO Jensen Huang điều hành, thì Trung Quốc mang lại khoảng 1/5 doanh thu.

Bộ Thương mại Mỹ vào tháng 10/2022 đã ban hành các quy định cấm các nhà sản xuất chip Mỹ bán một số công cụ chế tạo, thiết kế chip nhất định cho Trung Quốc, cũng như cấm xuất khẩu một số chip được sử dụng trong các ứng dụng trí tuệ nhân tạo, và thông báo này đã gây chấn động trong ngành vào tháng 10 năm ngoái.

Cho đến nay, các nhà sản xuất thiết bị chip như Applied Materials đã chịu ảnh hưởng lớn nhất về doanh thu, thiệt hại lên tới hàng tỷ đô la vượt ngoài dự đoán ban đầu của họ. Nhưng những hạn chế mà các công ty lo ngại sẽ được mở rộng sang các loại chip khác, cũng như nó đang dần ảnh hưởng đến một số nhà sản xuất thiết bị chế tạo chip khác của Mỹ. Điển hình là câu chuyện khả năng vận chuyển các máy gia tốc trí tuệ nhân tạo hàng đầu trong ngành của Nvidia đến Trung Quốc đã bị hạn chế bởi một quy trình phê duyệt, khiến hãng này phải trả giá cực đắt.

“Tôi lo ngại rằng, một số CEO công nghệ chip Mỹ tiếp tục ủng hộ việc kiểm soát xuất khẩu nhẹ hơn đối với công nghệ nhạy cảm cho thị trường Trung Quốc”, Đại diện Mike Gallagher, Đảng viên Đảng Cộng hòa Wisconsin và là chủ tịch ủy ban Hạ viện về cạnh tranh với Trung Quốc, cho biết trong một tuyên bố hôm 14/7.

Phía Chính quyền Mỹ đang có kế hoạch cập nhật và hoàn thiện mở rộng các biện pháp hạn chế, bằng cách tăng cường mức độ, quy mô của những gì đã được công bố. Đầu tuần qua, tờ Bloomberg đã báo cáo rằng Mỹ đang sử dụng một số quyền hạn của mình để gây ảnh hưởng đến các công ty nước ngoài nhằm tiếp tục cắt đứt quyền tiếp cận thị trường công nghệ chip nước ngoài của Trung Quốc.

ASML Holding NV, một trong những nhà cung cấp thiết bị sản xuất chip lớn nhất, đang phải đối mặt với những hạn chế chặt chẽ hơn từ chính phủ quê hương Hà Lan của mình, và cũng phải chịu ảnh hưởng từ những hạn chế mới từ Mỹ, vì một số thành phần công nghệ của chính công ty này cũng được sản xuất và cung cấp từ Mỹ.

Giới CEO công nghệ Mỹ lo lắng cuộc chiến chip với Trung Quốc leo thang - chip
Các công ty chip trên khắp thế giới bắt đầu vật lộn với hành động mới nhất của Hoa Kỳ, với cổ phiếu của các nhà sản xuất thiết bị chế tạo chip bán dẫn suy giảm cực mạnh. Ảnh: @AFP.

Điều này sẽ khiến Trung Quốc phải lùi lại nhiều năm

Chia sẻ về câu chuyện này, Jim Lewis, một chuyên gia về công nghệ và an ninh mạng tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington DC, cho biết: “Điều này sẽ khiến Trung Quốc phải lùi lại nhiều năm. Trung Quốc sẽ không từ bỏ việc sản xuất chip, nhưng điều này sẽ thực sự làm họ chậm lại”.

Eric Sayers, một chuyên gia về chính sách quốc phòng tại Viện Doanh nghiệp Mỹ, cho biết động thái này phản ánh nỗ lực mới của chính quyền Biden nhằm ngăn chặn những bước tiến của Trung Quốc, thay vì chỉ đơn giản là tìm cách tạo sân chơi bình đẳng.

Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn, đại diện cho các nhà sản xuất chip, cho biết họ đang nghiên cứu các quy định và kêu gọi Mỹ thực hiện các quy tắc theo cách có mục tiêu và cần hợp tác với các đối tác quốc tế để giúp tạo sân chơi bình đẳng.

Mặt khác, cuộc xung đột công nghệ này đã và đang đưa ra cảnh báo rằng, nền công nghệ thế giới có thể bị tách rời hoặc chia thành các lĩnh vực riêng biệt với các tiêu chuẩn công nghệ không tương thích, nghĩa là máy tính, điện thoại thông minh và các sản phẩm khác từ một khu vực sẽ không hoạt động ở những khu vực khác. Điều đó sẽ làm tăng chi phí và có thể làm chậm quá trình đổi mới công nghệ toàn cầu.

Vào đầu tháng 4/2023, Thủ tướng Lý Hiển Long của Singapore cho biết tại một diễn đàn kinh tế ở Trung Quốc rằng: “Sự phân chia trong các hệ thống công nghệ và kinh tế đang ngày càng sâu sắc. Và tất nhiên, điều này sớm muộn gì cũng sẽ áp đặt một chi phí kinh tế rất lớn lên toàn ngành”.

Rạng Đông – Tổng hợp từ Bloomberg/Yahoo News/Reuters/APNews


Có thể bạn quan tâm
Google đánh cắp dữ liệu hàng triệu người dùng để huấn luyện AI

Một vụ kiện tập thể tuyên bố, Google đã lấy dữ liệu của nhiều người Mỹ (mà bản thân họ không biết, hoặc không đồng ý) để đào tạo các sản phẩm trí tuệ nhân tạo (AI) của công ty, và vi phạm luật bản quyền để đào tạo và phát triển các sản phẩm trí tuệ nhân tạo của mình.

AI, liệu có phải là internet thế hệ mới?

Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) là một trong những điểm nhấn công nghệ của năm 2023. Nhưng câu hỏi được đặt ra là liệu AI có thể biến đổi hoạt động kinh doanh với tư cách như internet thế hệ mới, hay chỉ sẽ kết thúc theo kiểu của Metaverse (vũ trụ ảo)?

Ngày hội giảm giá Xiaomi, chỉ một ngày 15/7 duy nhất trên Lazada

Với chương trình “Ngày hội Xiaomi – Giá mê ly” chỉ diễn ra ngày 15/7 trên Lazada, người dùng sẽ có cơ hội sở hữu các thiết bị di động và sản phẩm gia dụng thông minh Xiaomi giá khuyến mại lên đến 49%, cùng hàng ngàn voucher giảm giá tổng giá trị lên đến 200 triệu đồng.

Microsoft phát hiện nhóm tin tặc xâm phạm email chính phủ Tây Âu

Trong một bài đăng trên blog được xuất bản hôm 11/7, Microsoft cho biết một nhóm tin tặc có tên Storm-0558 đã thực hiện các hành vi xâm phạm email của chính phủ Tây Âu.

Nothing Phone 2 rất “có gì”

Sau rất nhiều lời quảng cáo, cuối cùng chiếc Nothing Phone 2 cũng chính thức ra mắt với thông số hấp dẫn hơn nhiều so với tiền nhiệm của nó.

Hợp tác xây dựng thao trường đào tạo và diễn tập bảo vệ hệ thống công nghệ vận hành OT

Tại Công viên Phần mềm Quang Trung, OPSWAT – công ty về lĩnh vực an ninh mạng bảo vệ cơ sở hạ tầng trọng yếu và công ty Cổ phần Dịch vụ An toàn thông tin Thành phố Hồ Chí Minh (HISSC) vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác xây dựng thao trường Cyber Range đào tạo và diễn tập an toàn thông tin cho hệ thống công nghệ vận hành (OT).

10% “chiến thần chốt đơn” chiếm 42% giao dịch mua hàng trực tuyến tại Việt Nam

Đó là con số từ báo cáo nghiên cứu “Dự đoán xu hướng tương lai Thương mại điện tử tại Đông Nam Á?” do Ninja Van hợp tác với Geopost thực hiện trên 6 quốc gia – Singapore, Malaysia, Philippines, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam – với hơn 9.000 người tham gia.

Việt Nam Bứt Phá Đổi Mới’ thúc đẩy các công ty khởi nghiệp công nghệ Việt Nam phát triển

Sau thành công của chương trình ‘Google For Google for Startups: Startup Academy Vietnam’ năm 2022, hôm nay, Google tiếp tục hợp tác với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) thuộc Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam giới thiệu chương trình ‘Google for Startups Accelerator, Southeast Asia: Việt Nam bứt phá đổi mới’; chương trình hàng đầu của Google dành cho các startups tại Đông Nam Á.

Cisco công bố những cải tiến đột phá của ứng dụng Đám mây bảo mật tích hợp AI

Nhằm đơn giản hóa an ninh mạng và trao quyền cho người dùng làm việc hiệu quả ở mọi nơi với công nghệ điện toán đám mây, Cisco vừa công bố giải pháp Cisco Secure Access và những cải tiến vượt trội trong ứng dụng công nghệ AI và học máy, cho phép các nhóm vận hành bảo mật đơn giản hóa quá trình, nâng hiệu suất hoạt động.

HONOR X8a, mạnh mẽ, nhiều tính năng, giá rất vừa, bán độc quyền tại FPT Shop

Vào 18h00 tối ngày 7/7/2023 tại FPT Shop, HONOR X8a đã được nhà phân phối này mở bán độc quyền với nhiều ưu đãi