Giáo dục Việt Nam thay đổi trên nền tảng CNTT

Công nghệ số tác động làm thay đổi toàn bộ diện mạo đời sống sinh hoạt của con người. Tuy nhiên, một ngành đáng quan tâm nhất hiện nay là giáo dục lại chưa có những thay đổi vượt bậc so với các nước trong khu vực.

Theo tổng cục thống kê Việt Nam tới tháng 9/2012 nước ta có tới 4 triệu thuê bao internet và có tới 31,1 triệu người dùng internet thường xuyên. Việt Nam đứng thứ 8 ở khu vực châu Á và đứng thứ 20 trên thế giới với số lượng người dùng internet nhiều nhất. Thế nhưng điều này chưa tác động nhiều đến nền giáo dục nước nhà.
 

Giáo dục Việt Nam thay đổi trên nền tảng CNTT - IMG 2908

 

Kinh nghiệm gần
 

Nền giáo dục ở các nước trong khu vực Đông Nam Á: Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippin đã có sự chuyển mình đáng kể. Tại Malaysia, mô hình học tập dựa trên công nghệ đã được áp dụng từ cuối những năm 80. Hầu hết các trường ở đây đều được chính phủ cho phép tự chủ về một số môn học với điều kiện thông qua hội phụ huynh. Chính sách này đã tạo cơ hội cho Malaysia phát triển các phòng lab CNTT trong những năm 90 một cách thành công tại các trường cộng đồng nói tiếng Hoa. Và cũng từ sự thành công này, hiện nay chính phủ Malaysia cũng đang lên kế hoạch áp dụng mô hình phòng lab CNTT với dự án 100 triệu USD dành cho truy cập 4G tại các trường. “Chính sách này cho phép sự phát triển thực chất mô hình đào tạo dựa trên CNTT thay vì chỉ là mua sắm máy móc” – Ông Pang Chong Leong, Chủ tịch hiệp hội hiệu trưởng Malaysia chia sẻ. 

Đối với Philippin, cũng là nước phát triển giáo dục trên nền tảng CNTT thông qua việc giới thiệu mô hình học tập trên các phương tiện thông tin đại chúng, giới thiệu tới từng trường học, đến các hiệu trưởng về kỹ năng học tập thế kỷ 21. Hơn nữa Chính phủ Philippin cũng khá ủng hộ nên luôn có chính sách khuyến khích các trường học tập theo mô hình này. Vì thế mà chỉ trong vòng 1 năm mô hình đào tạo robotics lan rộng hàng ngàn học sinh và sắp tới lên tới 1.300 trường. “Ở nước tôi, học sinh được học robotics từ tiểu học đến phổ thông trung học”- bà Ferrer, Hiệu trưởng trường San Beda, Tổng thư ký hiệp hội các trường công giáo Philippin nhấn mạnh.
 

Giáo dục Việt Nam thay đổi trên nền tảng CNTT - 61cb70w7

 

Đã có tiên phong
 

Trong khi đó, thực tế nền giáo dục ở Việt Nam vẫn gần như dừng lại ở cách thức và phương tiện như cách đây 1 thế kỷ và những người làm công tác giáo dục vẫn đang chủ trương vận hành giáo dục theo cách thức mà chính họ đã được giáo dục thế kỷ 20. “Chúng ta cần phải thay đổi cách thức giáo dục theo hướng dạy kỹ năng thế kỷ 21, không nặng về kiến thức, phải tư duy, sáng tạo, chuyên môn sâu. Cốt lõi nhất vẫn là khả năng nắm bắt được kiến thức một cách nhanh nhất để vận dụng ngay kiến thức đó trong công việc, và kỹ năng xử lý vấn đề, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng sử dụng công nghệ và kỹ năng sáng tạo. Đây chính là tập hợp kỹ năng thế kỷ 21” –  TS. Phạm Phương Luyện (Nguyên Chủ nhiệm Khoa ngôn ngữ và văn hóa Anh – Mỹ, ĐH Ngoại Ngữ, ĐHQG, Hà Nội, Nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng bộ môn Tiếng Anh, Bộ GD và ĐT) nhấn mạnh.

Giáo dục Việt Nam thay đổi trên nền tảng CNTT - TS
 

Để thực hiện được kỹ năng giáo dục thế kỷ 21 thì phải đầu tư lớn, phải có sự kết hợp công  – tư (tức là mô hình cho phép nhà trường, phụ huynh tự chủ môn học). Giáo viên học xong phải dạy học ngay, dạy liên tục nếu không sẽ quên nhanh hoặc tiến bộ chậm. Nhờ áp dụng mô hình này mà Malaysia đã đào tạo được nhiều học sinh giỏi về CNTT, ngoại ngữ, đặc biệt môn robotics. Ngay từ bậc tiểu học, học sinh ở đây đã được đào tạo trong môi trường CNTT, học robotics nên từ lớp 7 đến lớp 12 các em học sinh đã là những lập trình viên, có kỹ năng phần mềm tốt. Và cho đến nay, nhờ hoạt động công – tư mà việc đào tạo học sinh trên nền tảng CNTT đã trở nên phổ cập với 10.000 trường áp dụng. Trong khi đó, Việt Nam cũng đã áp dụng mô hình hợp tác công tư trong một số lĩnh vực và thành công ở lĩnh vực xây dựng cơ bản. Tuy nhiên, khi áp dụng mô hình này sang ngành giáo dục thì rất khó bởi rào cản tâm lý lớn. Theo ông Đào Việt Dũng, cán bộ cao cấp quản lý khu vực công của ADB cho biết: “Nước ta đầu tư công cho giáo dục với một lượng dân số tương đối lớn, do đó, dù có dành ưu tiên ngân sách cũng không thể đầu tư hết được, vì lượng đầu tư cho giáo dục vô cùng lớn và yêu cầu cho công dân toàn cầu trong tương lai liên tục đa dạng hơn. Do đó, đầu tư cho giáo dục trên nền tảng công nghệ và công nghệ thông tin là một điều đúng đắn”. Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã xây dựng mô hình này tại một số trường: Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm, Trường Tiểu học Xuân Đỉnh (Hà Nội), Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (TPHCM)… Trong đó, trường Đoàn Thị Điểm đã triển khai cả 3 mô hình học tập trên nền CNTT: Tiếng Anh, CNTT, robotics. Đây cũng là trường đầu tiên ở Việt Nam có phòng lab dạy tiếng Anh và CNTT bằng tiếng Anh.
 

Từ những bài học kinh nghiệm phổ cập hóa giáo dục trên nền tảng CNTT cho thấy, việc thay đổi giáo dục nước nhà cần được đặt lên hàng đầu và cần có sự chung tay của cả xã hội để đạt hiệu quả nhất.

 

Thu.Phạm

Tin học & Đời sống 168 – Tháng 12.2012

 

TPHCM thí điểm lắp camera đếm lưu lượng xe

Thông tin từ Sở Giao thông Vận tải TPHCM, sở này vừa chấp thuận cho Công ty TNHH Giải pháp công nghệ cao FPT thực hiện đề xuất triển khai thí điểm giải pháp đếm lưu lượng xe bằng công nghệ camera tại 02 vị trí: giao lộ Pasteur – Lý Tự Trọng, quận 1 và trên đường Điện Biên Phủ (đoạn gần giao lộ Điện Biên Phủ – Hai Bà Trưng, quận 1).

Thị trường vi xử lý, cuộc chiến muôn thuở

Khi thị trường máy tính bảng đang dần trở nên lớn mạnh hơn với động lực là các nền tảng di động như iOS, Android và tất nhiên là cả Windows 8, Intel thực sự đang có một đối thủ cạnh tranh năng ký. Đó chính là ARM với loạt sản phẩm PC sử dụng tảng xử lý của hãng hứa hẹn sự cạnh tranh quyết liệt trên lãnh địa mà Intel thống trị trong nhiều năm qua.

Dell muốn “bán mình”?

Cổ phiếu của Dell tăng gần 13% vào hôm qua 14/1 sau khi Bloomberg News cho biết Dell đang đàm phán với ít nhất 2 công ty đầu tư vốn cổ phần tư nhân về vụ mua lại công ty máy tính đang gặp khó khăn này.

Di động ở bản vùng cao

Điện thoại di động đến với miền núi muộn hơn miền xuôi và nhanh chóng trở thành thiết bị quen thuộc, tuy nhiên cách sử dụng của đồng bào dân tộc vùng cao cũng có những điểm khác biệt so với cách thường biết.

Windows 8 chưa thể ngăn PC tụt dốc

Báo cáo mới nhất từ hãng Gartner cho thấy, lượng tiêu thụ máy tính toàn cầu tiếp tục đi xuống và hệ điều hành mới Windows 8 chưa giúp được gì nhiều trong việc chặn đứng đà tụt dốc này.

Facebook giới thiệu công cụ tìm kiếm Graph Search

Công cụ này sẽ thay thế cho thanh tìm kiếm mặc định trên Facebook, cho phép các thành viên không chỉ tìm kiếm thông tin của nhau theo dạng chữ viết mà còn cả hình ảnh lẫn video một cách thông minh và tiện lợi.

MobiFone bị “sờ gáy” khuyến mại “nhận tin nhắn quảng cáo”

Cục Viễn thông – Bộ Thông tin và truyền thông vừa chuyển công văn yêu cầu nhà mạng MobiFone phải dừng ngay chương trình khuyến mại cho các thuê bao trả trước và trả sau đăng ký nhận các thông tin giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, khuyến mại từ MobiFone.

Intel mang đến hàng loạt trải nghiệm di động mới tại CES 2013

Vào ngày 7/1/2013 tại triển lãm CES 2013 diễn ra ở Las Vegas, Tập đoàn Intel đã tổ chức họp báo công bố kế hoạch phác thảo nhằm nhanh chóng tạo ra những trải nghiệm mới trên các sản phẩm di động trong toàn danh mục các sản phẩm đang phát triển của công ty như smartphone, máy tính bảng và Ultrabook.

Nhận quà liền tay với chương trình ” Khoảnh khắc Canon”

Chương trình “Khoảnh khắc Canon” được tổ chức rộng khắp trên toàn quốc với tổng giá trị giải thưởng hơn 4 tỉ đồng.

Hội thảo lắp ráp máy tính bảng

Từ 14h – 16h30 vào các ngày 18-25/1/2013, tại tòa nhà 319A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, F.7, Q.3, TPHCM (gần chùa Vĩnh Nghiêm) sẽ diễn ra hội thảo Lắp ráp máy tính bảng và ứng dụng điện toán đám mây.