Giám đốc nhân sự Baidu phát ngôn gây phẫn nộ trong dư luân

Baidu phải đối mặt với phản ứng dữ dội, sau những bình luận gây tranh cãi của giám đốc nhân sự công ty trên mạng xã hội. Ảnh: @Andrea Verdelli/Bloomberg.

Công cụ tìm kiếm khổng lồ của Trung Quốc, Baidu đã và đang phải đối mặt với vấn đề nghiêm trọng về quan hệ công chúng, sau khi người đứng đầu bộ phận nhân sự của công ty gây tranh cãi, phẫn nộ với một loạt video trên mạng xã hội.

Cụ thể, Giám đốc Nhân Sự của Baidu, Qu Jing, đã tung ra các đoạn clip trên nền tảng video Douyin của Trung Quốc, cô tự miêu tả mình là một người quản lý cứng rắn. Trong video đầu tiên, cô ấy chỉ trích những nhân viên từ chối đi công tác dài ngày, nói rằng: “Tôi không có nghĩa vụ phải biết nhân viên có khóc hay không, và cũng không có nghĩa vụ phải quan tâm đến gia đình nhân viên, vì tôi không phải là mẹ của họ. Nếu không hài lòng với công việc của mình, bạn có thể từ chức. Tôi sẽ chấp thuận ngay lập tức”, Qu Jing nói.

Cô tuyên bố rằng cô không có trách nhiệm đối với hạnh phúc cá nhân của cấp dưới. Trong một video khác, Qu Jing còn nói rõ: “Nếu bạn làm việc trong lĩnh vực quan hệ công chúng, đừng mong được nghỉ cuối tuần. Hãy giữ điện thoại của bạn 24 giờ một ngày, và luôn sẵn sàng phản hồi”. Qu Jing khẳng định rất tâm huyết với công ty đến nỗi không biết con mình đang học lớp mấy ở trường.

Trong một video khác, Qu Jing cho biết cô đã nhận được hàng trăm đơn tố cáo từ gia đình nhân viên, cô mô tả đây là chiến thuật thấp kém nhất, nói rằng cô ấy có quyền đảm bảo bất cứ ai phàn nàn về cô ấy sẽ không tìm được việc làm trong ngành.

Ngay lập tức, những nhận xét của Qu Jing đã nhanh chóng lan rộng, và gây tranh cãi ngay ở một quốc gia như Trung Quốc vốn có các công ty công nghệ từ lâu đã bị chỉ trích, vì điều kiện làm việc khắc nghiệt. Nhiều người dùng tỏ ra tức giận với nhân sự cấp cao này của Baidu, cho rằng rõ ràng những câu nói trên của cô ấy thiếu sự đồng cảm và tinh thần trách nhiệm xã hội.

Trong vài ngày qua, một số chủ đề liên quan đến bình luận của Qu Jing đã trở thành xu hướng trên mạng Weibo. Nhiều người cho rằng, cách làm việc cứng rắn của cô thể hiện sự bóc lột quá mức, và thiếu sự đồng cảm với nhân viên, mà các công ty công nghệ lớn thường hay bị chỉ trích. Một số cư dân mạng đã trực tiếp trút giận lên công ty Baidu và đăng ảnh chụp màn hình đã gỡ cài đặt ứng dụng Baidu. Đồng thời, một số cư dân mạng đã tạo ra những video châm biếm góc nhìn của Qu Jing.

Hiện tại, các video trên đã được gỡ xuống, phía Baidu đã không trả lời yêu cầu bình luận nào khi được đội ngũ tờ Nikkei Asia liên hệ. Một email gửi tới nhóm do Qu Jing dẫn đầu nhưng cũng không được phản hồi lại.

Một số phương tiện truyền thông trực tuyến cho rằng, Qu Jing đã bị sa thải vì vụ việc. Tuy nhiên, nhiều phương tiện truyền thông sau đó đã phủ nhận tuyên bố này, tờ Global Times cho biết Qu Jing vẫn làm việc bình thường tại Baidu.

Các chuyên gia cho biết, vụ việc này là biểu tượng cho những áp lực trong ngành công nghệ Trung Quốc, và có thể báo hiệu sự xích mích giữa ban quản lý và lực lượng lao động trẻ hơn. Hiện tại, một số công ty công nghệ nước này đã đình chỉ quy định hoạt động làm việc “996” khét tiếng từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối 6 ngày một tuần, trong bối cảnh công chúng thất vọng, cũng như có sự can thiệp của chính quyền.

Zhang Zhian, giáo sư tại trường Đại học Phúc Đán Thượng Hải, cho biết: “Mặc dù văn hóa doanh nghiệp khắc nghiệt vẫn còn khá phổ biến ở các công ty công nghệ Trung Quốc, nhưng những nhận xét thẳng thắn của Giám đốc Nhân Sự Baidu, Qu Jing đã không tính đến cảm xúc của thế hệ trẻ, những người đang ngày càng phản đối môi trường nơi làm việc khắc nghiệt; Quan trọng hơn, những gì cô ấy nói trên mạng xã hội cũng không phản ánh đúng với kỳ vọng của xã hội về việc chăm sóc con người tốt hơn tại các công ty lớn”.

Sau sự cố trên, những sự thật khác cũng được phơi bày, điển hình là chuyện Qu Jing yêu cầu nhân viên bộ phận nhân sự của mình phải tạo tài khoản cá nhân trên các nền tảng bao gồm Douyin, Kênh dịch vụ video ngắn của Tencent, Xiaohongshu (một ứng dụng phong cách sống đang ngày càng định hình quan điểm và hành vi của người tiêu dùng trẻ). Theo những người quen thuộc với vấn đề này, Qu Jing nói với nhóm của mình rằng, việc không tạo những tài khoản như vậy trước ngày 2 tháng 5 có thể dẫn đến việc nhân viên đó sẽ bị điểm thấp trong đánh giá hiệu suất, hoặc thậm chí là bị sa thải.

Sau đó, một đoạn video được lan truyền rộng rãi trên mạng Trung Quốc cho thấy, Qu Jing đang sử dụng cáp dữ liệu trong văn phòng để đánh một con búp bê tự chế có ghi tên một cơ quan truyền thông trên đó. Hiện chưa rõ thời gian quay và người quay video đó.

Đồng thời, một số cư dân mạng chỉ ra rằng, những người theo dõi tài khoản của Qu Jing có thể không có thật. Theo thông tin tài khoản Douyin, tài khoản của Qu Jing đã có hàng trăm nghìn người theo dõi, trước khi cô bắt đầu đăng video và nó từng có tên là của một cửa hàng quần áo. Vì vậy, nhiều cư dân mạng đồn đoán cô ấy đã mua tài khoản.

Khoảng hai năm trước, một báo cáo ẩn danh được lan truyền trong Baidu, cáo buộc Qu Jing đã áp đặt khối lượng công việc nặng nề đáng kể lên nhóm của mình, yêu cầu họ làm việc vào cuối tuần và yêu cầu gửi tin nhắn sau 1 giờ sáng.

Có thể bạn quan tâm
Thu hồi giấy phép bán chip của Intel, Qualcomm cho Huawei

Mỹ vừa thu hồi một số giấy phép xuất khẩu chip của các công ty Mỹ vốn cung cấp sang cho Huawei của Trung Quốc. Động thái này đánh dấu sự leo thang tiếp tục của các biện pháp kiềm chế, cũng như chống lại nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc, Huawei.

iPad Pro OLED M4 là sản phẩm mỏng nhất từ ​​​​trước đến nay của Apple

Gần 20 tháng Apple mới chính thức giới thiệu các mẫu iPad Pro thế hệ tiếp theo. iPad Pro thế hệ thứ 7 này cung cấp các tùy chọn màn hình 11 inch và 13 inch, đều sử dụng tấm nền OLED.

TikTok và ByteDance chính thức đệ đơn khởi kiện chống lại đạo luật buộc TikTok phải bị bán hoặc cấm tại Mỹ

ByteDance, chủ sở hữu nền tảng truyền thông xã hội TikTok, đã đệ đơn kiện Chính phủ Mỹ trong nỗ lực ngăn chặn một đạo luật buộc họ phải thoái vốn khỏi TikTok tại Mỹ.

DSA 2024: Viettel mở rộng kinh doanh sản phẩm quốc phòng-công nghệ cao ở Malaysia

Tại Lễ Khai mạc Triển lãm Quốc phòng, An ninh Châu Á – DSA & NATSEC diễn ra ngày 06/05/2024 tại Kuala Lumpur (Malaysia), đại diện của Viettel Group là Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (Viettel High Tech), đã ký kết Thỏa thuận hợp tác chiến lược với các công ty hàng đầu tại Malaysia.

Công cụ mô phỏng mạch tần số vô tuyến thế hệ mới cho các nhà thiết kế chip RFIC

Keysight Technologies vừa giới thiệu ra thị trường công cụ RFPro Circuit mô phỏng tần số vô tuyến (RF) thế hệ sau, đáp ứng các yêu cầu phức tạp, đa hiệu ứng của các nhà thiết kế mạch tích hợp tần số vô tuyến (RFIC) ngày nay.

Thông tin Samsung Galaxy S25 sẽ được trang bị tính năng “Pin AI” gây xôn xao

Việc giới thiệu tính năng “Pin AI” trên dòng Galaxy S25 thể hiện cam kết của Samsung đối với sự đổi mới, và luôn dẫn đầu trên thị trường điện thoại thông minh.

Báo cáo xu hướng nhu cầu vàng toàn cầu và tại Việt Nam

Báo cáo về Xu hướng Nhu cầu Vàng của Hội đồng Vàng Thế giới trong quý 1 năm 2024 vừa công bố cho thấy, tổng nhu cầu vàng toàn cầu (bao gồm lượng mua vào của thị trường phi tập trung OTC) tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái lên 1.238 tấn, đánh dấu quý 1 tăng mạnh nhất kể từ năm 2016. Không tính thị trường OTC, nhu cầu vàng giảm 5% xuống còn 1.102 tấn trong quý 1 so với cùng kỳ năm 2023. Trong khi đó, Việt Nam ghi nhận nhu cầu đầu tư vàng miếng và vàng xu tăng 12%, với tổng nhu cầu tiêu dùng tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Khởi động giải đấu lập trình “Da Nang Code League 2024” chuẩn quốc tế, mở rộng đối tượng tham gia

Từ ngày 6/5 đến 2/6, giải đấu lập trình “Da Nang Code League 2024” chính thức mở cổng đăng ký dành cho các bạn đam mê lập trình toàn quốc tiếp nối thành công 2023. Cuộc thi do FPT Software hợp tác với Đại học (ĐH) Bách khoa – Đại học Đà Nẵng cùng Hội đồng ICPC Miền Trung tổ chức, thiết lập theo tiêu chuẩn kỳ thi lập trình quốc tế ICPC với tổng giải thưởng lên tới hơn 200 triệu đồng.

Microsoft đầu tư 2,2 tỷ USD vào dịch vụ đám mây và AI tại Malaysia

Tập đoàn Microsoft sẽ đầu tư 2,2 tỷ USD để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số ở Malaysia như là một phần của loạt đầu tư lớn của công ty vào thị trường công nghệ Đông Nam Á.

Nhận “Lương Linh Hoạt” với sáng kiến của Visa và Vui App

Vui App hiện thực hóa mô hình EWA, hay còn gọi là mô hình trả lương tức thì, trả lương theo yêu cầu, đây là một sáng kiến công nghệ cho phép người lao động tiếp cận một phần thu nhập trước ngày trả lương cố định. Đặc biệt, thoả thuận hợp tác này đánh dấu lần đầu tiên Visa triển khai sáng kiến EWA tại thị trường Việt Nam.