Giải thưởng Ig Nobel 2020 – Vinh danh các nghiên cứu khoa học lạ lùng, hài hước, có giá trị để đời

Giải thưởng IG Nobel 2020. Ảnh: @CNN.

"Một nhóm các nhà khoa học đặt một con cá sấu vào buồng kín chứa đầy khí heli làm cho nó kêu to" và công trình này đã giành được giải Ig Nobel 2020. Ngoài ra, cũng có hàng loạt những nghiên cứu khoa học phi chính thống hài hước và lạ lùng nhất được xướng tên tại sự kiện đặc biệt này.

Năm nay đánh dấu lần thứ 30 của Giải thưởng Ig Nobel và nối gót một sự kiện năm 2019 cung cấp nhiều tiết lộ khoa học hữu ích và hài hước. Năm ngoái, chúng ta đã biết được một đứa trẻ 5 tuổi có thể tiết ra bao nhiêu nước bọt trong một ngày, tiền giấy polymer bẩn đến mức nào và những con gấu túi xoay sở như thế nào để tạo ra phân hình khối. Và vào năm 2020, nhiều công trình khoa học kỳ lạ vẫn tiếp tục được vinh danh.

Giải thưởng Ig Nobel 2020 - Vinh danh các nghiên cứu khoa học lạ lùng, hài hước, có giá trị để đời - IG Nobel 2020 5
Ảnh: @Pixabay.

Giải Ig Nobel là giải thưởng khoa học phi chính thống được trao hàng năm, bởi một tạp chí có tên là Annals of Improbable Research, chuyên đưa tin hài hước và các cuộc thảo luận về các nghiên cứu phát triển khoa học thú vị.


Biên tập viên Balakrishnan đã viết: “Giải thưởng Ig Nobel không chế nhạo khoa học. Ngược lại, nó phản ánh góc cạnh thú vị về khoa học. Ig Nobel phá vỡ định kiến khuôn mẫu, cứng ngắc mỗi lần người ta nghĩ tới khoa học”.


Nghĩa là không như giải Nobel danh giá, Ig Nobel lại là giải thưởng thường niên vinh danh các nghiên cứu “đầu tiên khiến mọi người cười, sau đó khiến họ suy nghĩ”. Đây là lần thứ 30 giải Ig Nobel được tổ chức, dưới sự đánh giá từ hội đồng chuyên gia khoa học quốc tế tài giỏi, có uy tín.


Giải thưởng đầu tiên được trao vào năm 1991. Và như mọi năm IG Nobel được trao giải ở Đại học Harvard, nhưng năm nay vì đại dịch Covid-19 nên buổi lễ được ghi hình trước và tổ chức ra mắt trực tuyến vào ngày 17/9 vừa qua.


Buổi lễ cũng có màn trình diễn đầu tay từ những người đoạt giải Nobel biểu diễn, trong đó có luôn các nhà khoa học thiên về âm nhạc. Người dẫn chương trình Marc Abrahams đã kết thúc buổi lễ bằng một câu nói kinh điển của Ig Nobel: “Nếu bạn không giành được giải Ig Nobel tối nay thì chúc bạn may mắn hơn vào năm tới”.


Như Sangeeta Balakrishnan, một giáo viên hóa học ở Chennai chia sẻ trên trang The Wire khi nói về giải thưởng này: “Các giải thưởng được trao bởi những người từng đoạt giải Nobel và những người được nhận giải có đúng 60 giây để trình bày bài phát biểu nhận giải”.


Marc Abrahams, biên tập viên của tạp chí Annals of Improbable Research, và cũng là nhà tài trợ chính của sự kiện này cho biết: “Đó là một “cơn ác mộng” và chúng tôi đã mất hàng tháng trời cùng các chuyên gia để nhận, sau đó phân tích đánh giá các công trình nghiên cứu khoa học thú vị, rồi vinh danh trao giải, cuối cùng thì chúng tôi cũng đã hoàn thành nó”.

Năm nay có tổng cộng 10 giải thưởng được vinh danh, quy tụ chủ yếu ở các lĩnh vực như kinh tế, tâm lý học, hòa bình…

Dưới đây là những giải thưởng tiêu biểu nhất.

Giải thưởng Ig Nobel 2020 - Vinh danh các nghiên cứu khoa học lạ lùng, hài hước, có giá trị để đời - IG Nobel 2020 1
Các nhà khoa học đã khiến cá sấu gầm lên trong một buồng kín ngập khí heliox, một hỗn hợp oxy và heli, Ảnh: @S. Reber, T. Nishimura, J. Janisch, M. Robertson và WT Fitch.

Công trình sáng giá nhất đoạt giải tốn không ít nhiều giấy mực trên các mặt báo truyền thông quốc tế đó là công trình nghiên cứu về cá sấu của Stephan Reber, một tiến sĩ ở Đại học Lund, Thụy Điển, cùng các đồng nghiệp.


Giải thưởng của nhóm nghiên cứu này được trao bởi nhà nghiên cứu người Anh Andre Geim, người từng giành giải Nobel Vật lý năm 2010 nhờ công trình nghiên cứu về graphene.


Chia sẻ cảm xúc trước phần thưởng đặc biệt này, Stephan Reber nói ông rất vinh dự khi nhận giải Ig Nobel ở hạng mục Âm thanh. Ở đây, nhóm phát hiện cá sấu và những loài bò sát khác có thể thể hiện kích thước cơ thể thông qua âm thanh.


Cụ thể, ông cùng các đồng nghiệp đã tiến hành nghiên cứu giọng của cá sấu Dương Tử cái trong một buồng kín chứa đầy khí heli và oxy để tiến hành thử nghiệm.

Trong quá trình này, nhóm phát hiện tần số giọng của cá sấu tăng từ khoảng 400 Htz lên khoảng 800 Htz sau khi hít phải hỗn hợp khí heli và oxy. Đồng thời, nó cũng làm thay đổi sự phân bố công thức của phổ âm thanh. Nghiên cứu này cho thấy, cá sấu dùng âm vực để gây tiếng vang trong không khí, cũng như cho thấy sự liên quan của tiếng gầm lớn trong việc truyền đạt kích thước cơ thể trong quá trình tán tỉnh, và đánh dấu lãnh thổ của cá sấu cũng như các loài bò sát khác.


Bên cạnh đó, ở hạng mục Giải thưởng vật lý thì công trình nghiên cứu ghi lại hình dạng của giun đất khi rung ở tần số cao được xướng tên. Bởi khi rung một vũng nước, bạn sẽ thấy rằng trên một tần số tới hạn, có một dạng sóng đứng sẽ hình thành trên bề mặt. Chúng được gọi là sóng Faraday sau khi Michael Faraday đã nghiên cứu hiện tượng này vào nửa đầu thế kỷ 19.


Và Maksymov và Pototsky nhận định rằng, vì nhiều sinh vật sống chủ yếu được tạo ra từ chất lỏng, nên họ tò mò chúng sẽ phản ứng với hiện tượng này thế nào. Các nhà nghiên cứu đã chọn giun đất cho các thí nghiệm của mình vì chúng “có bộ xương thủy tĩnh với lớp da mềm dẻo và khoang cơ thể chứa đầy chất lỏng”. Một lý do khác vì giun đất cũng rẻ, và không cần phải được chấp thuận về mặt đạo đức để thử nghiệm chúng.


Những con giun được làm bất động bằng ethanol và đặt trên đỉnh một tấm Teflon mỏng, sau đó được rung theo phương thẳng đứng. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng phương pháp đo rung laser để phát hiện sự rung động của giun đất còn sống. Và bộ đôi này đã ghi lại một bước chuyển quan trọng sang sóng Faraday.

Giải thưởng Ig Nobel 2020 - Vinh danh các nghiên cứu khoa học lạ lùng, hài hước, có giá trị để đời - IG Nobel 2020 2
Tiến sĩ Ivan Maksymov và Andrey Pototsky từ Đại học Swinburne ở Melbourne đã giành được giải Ig Nobel Vật lý năm 2020 với nghiên cứu về con giun đất. Ảnh: @ARC Centre of Excellence for Nano BioPhotonics, Đại học Công nghệ Swinburne.

Riêng Chris Watkins, một nhà tâm lý học đến từ Đại học Abertay (Anh) đã giành giải kinh tế học. Nghiên cứu này khẳng định, nụ hôn kiểu Pháp phổ biến hơn ở các cặp đôi sống ở nơi có tình trạng bất bình đẳng thu nhập cao.


Theo ông, thường thì nụ hôn là cử chỉ để duy trì mối quan hệ lâu dài, những công trình này cho thấy các cặp đôi hôn kiểu Pháp nhiều hơn trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt về kinh tế. Để thực hiện, nhóm đã tuyển chọn 3.109 người tham gia từ khắp nơi trên thế giới (gồm 13 quốc gia và 6 lục địa) trong một nghiên cứu trực tuyến.

Giải thưởng Ig Nobel 2020 - Vinh danh các nghiên cứu khoa học lạ lùng, hài hước, có giá trị để đời - IG Nobel 2020 4
Ảnh: @Headtopic.

Còn Giải thưởng về giáo dục y tế thuộc về một loạt các nhà lãnh đạo lớn của thế giới có thể kể đến như: Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thủ tướng Anh Boris Johnson, Tổng thống Nga Putin, Tổng thống Brazil Bolsonaro, cũng như một số lãnh đạo quốc gia khác, vì phát hiện này đã cho thế giới thấy rằng, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hoành hành, các nhà chính trị gia có thể tác động nhất định đến sự sống và cái chết con người nhiều hơn cả các nhà khoa học và bác sĩ, hay nhân viên y tế.

Giải thưởng Ig Nobel 2020 - Vinh danh các nghiên cứu khoa học lạ lùng, hài hước, có giá trị để đời - IG Nobel 2020 3
Những người ái kỷ có lông mày đặc biệt. Ảnh: @ Shutterstock.

Không những thế, Giải thưởng tâm lý học năm nay thuộc về nghiên cứu tìm ra phương pháp xác định người ái kỷ (chứng yêu bản thân thái quá, một nhân cách tối, có phần ích kỷ, tự cao và luôn cho mình là nhất), qua trạng thái dấu hiệu lông mày của 39 sinh viên chưa tốt nghiệp, khi họ được yêu cầu để chụp ảnh với biểu cảm trung tính và sau đó yêu cầu họ điền vào “Bản kiểm kê tính cách”.

Nghĩa là lông mày là chìa khóa phát hiện ra người hay ái kỷ, cụ thể là hãy cẩn thận với người có lông mày đặc biệt hay thường xuyên chải chuốt kỹ càng.

Giải Ig Nobel Hòa bình năm nay thuộc về chính phủ Ấn Độ và Pakistan với “thành tựu” để các nhà ngoại giao của họ ấn chuông cửa của nhau vào lúc nửa đêm, sau đó chạy đi trước khi có người mở cửa.
Thú vị hơn, Richard Vetter, một nhà nghiên cứu đã nghỉ hưu từng công tác tại trường Đại học California (Mỹ) bất ngờ được nhận giải thưởng côn trùng học, vì nghiên cứu về chứng sợ nhện của các chuyên gia côn trùng.

Ông đã tiến hành nghiên cứu trên 41 nhà côn trùng học và phát hiện ra rằng “bất kể sự đa dạng của côn trùng mà họ xử lý, vẫn có các phản ứng với nhện khác hơn so với các côn trùng khác ở họ. Công trình này cho thấy, nỗi sợ nhện từ lúc còn nhỏ không thể nào xóa nhòa, dù có làm chuyên gia về côn trùng đi nữa.
Riêng Giải thưởng y học thuộc về công trình nghiên cứu chứng rối loạn nhịp tim, tâm trạng lo âu khi nghe tiếng người khác nhai với tỉ lệ tới 81%. Trong đó, cách điều trị tốt nhất trong tình huống này là hãy nói chuyện rôm rả.


Ngoài ra, có khoảng 64% di ứng với âm thanh hơi thở to, hoặc 59% không thể chịu được âm thanh khi gõ bàn phím hoặc liên tục nhấp cán bút.


Còn Giải thưởng về khoa học vật liệu thuộc về nhóm gồm Metin Eren, Michelle Bebber, James Norris, Alyssa Perrone, Ashley Rutkoski, Michael Wilson và Mary Ann Raghanti, họ đã chế tạo một con dao làm từ phân đông lạnh.


Ban tổ chức giải thưởng chia sẻ trên trang web của họ: “Giải Ig Nobel vinh danh những thành tựu khiến mọi người phải bật cười và suy nghĩ”.

Giải thưởng Ig Nobel 2020 - Vinh danh các nghiên cứu khoa học lạ lùng, hài hước, có giá trị để đời - IG Nobel 2020 6
Ảnh: @Pixabay.

Người thắng cuộc nhận được một tờ giấy bạc trị giá 10 nghìn tỷ đô la Zimbabwe. Nhìn chung quy lại, tờ tiền này nếu dùng để quy đổi ra tiền tiêu được thì không thể nào, nhưng xét về giá trị lịch sử, khoa học hay xét về giá trị sưu tầm thì tờ tiền này mang một giá trị đặc biệt, không phải ai cũng có được.

Theo Livescience / Sciencemag / Thewire / The-scientist/ Huffpost/ Newatlas

Có thể bạn quan tâm
Học sinh và smartphone, người chủ và phương tiện

Dù muốn, dù không, chúng ta cũng phải thừa nhận các thiết bị di động, bao gồm cả smartphone, tablet, laptop… đã trở thành các phương tiện thiết yếu của đời sống hiện nay. Trong cách nhìn đó, một phương tiện tốt hay xấu, lợi ích hay không, tùy thuộc vào việc sử dụng, tùy thuộc vào cách chúng ta tận dụng các phương tiện ấy.

Nhiều nâng cấp trên bộ đôi máy tính để bàn ThinkCentre M70t và M70s mới

Lenovo vừa giới thiệu ra thị trường bộ đôi máy tính để bàn mới ThinkCentre M70t (dạng tháp) và M70s (nhỏ gọn) dành cho ngành tài chính, ngân hàng, hoặc các doanh nghiệp có nhu cầu sở hữu cỗ máy tính hiệu suất và độ bảo mật cao.

AMD đã có giấy phép làm ăn với Huawei

Hôm 18/9, một lãnh đạo AMD xác nhận rằng công ty đã có được giấy phép cung cấp cho Huawei, vì vậy lệnh cấm Huawei của Mỹ dự kiến không có tác động đáng kể đến hoạt động kinh doanh của AMD.

PS5 chính thức không chơi được các game PS3, PS2 và PS1

Đây là tin rất buồn dành cho các game thủ muốn chơi các tựa game Playstation độc quyền của các phần cứng cũ trên thế hệ console mới nhất của Sony.

700 học sinh huyện Mê Linh tranh tài chung kết Đấu trường toán học

Gần 700 em học sinh tiểu học trên toàn huyện Mê Linh đã tập trung tại trường Tiểu học Thạch Đà A, hoàn thành vòng chung kết cuộc thi Đấu trường Toán học VioEdu do Hệ thống giáo dục trực tuyến VioEdu và Phòng GD&ĐT huyện Mê Linh phối hợp tổ chức ngày 19/9.

Những rủi ro tiềm ẩn từ công nghệ 5G

Theo những dự đoán về công nghệ mạng 5G năm 2020 của Kaspersky, sự gia tăng đáng kể về số lượng và tốc độ truyền phát dữ liệu của các thiết bị 5G trong thời gian tới sẽ dẫn đến nhiều mối đe dọa, thách thức cho an toàn không gian mạng.

Viettel tặng phòng Lab mạng di động 8,5 tỷ đồng cho Học viện Công nghệ BCVT

Ngày 19/9, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) đã tổ chức trao tặng phòng Lab mạng di động thế hệ thứ 4 cho Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông dành cho sinh viên học tập, nghiên cứu.

Từ 20/9, TikTok và WeChat sẽ biến khỏi các cửa hàng ứng dụng tại Mỹ

Các ứng dụng phổ biến TikTok và WeChat sẽ bị cấm trên các cửa hàng ứng dụng ở Mỹ từ Chủ nhật, ngày 20/9, do Sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Trump ban hành vào tháng Tám.

4 cách mà AI tạo nên sự khác biệt trong ngành công nghiệp vệ tinh

Trí tuệ thông minh nhân tạo (AI) đang mở ra kỷ nguyên mới cho ngành công nghiệp vệ tinh ở giai đoạn hiện tại. Nó trở thành một trợ thủ đắc lực từ khâu lên thiết kế, chế tạo cũng như vận hành các thiết bị vệ tinh, tàu không gian…

Dựa vào sức gió, tàu Oceanbird sẽ chở 7.000 ô tô cùng lúc trên biển

Tận dụng nguồn năng lượng xanh từ sức gió cùng với thiết kế siêu khủng, tàu chở hàng Oceanbird đã thu hút sự chú ý của cộng đồng ngay những thông tin, hình ảnh đầu tiên được công bố.