Gần 25.000 email và mật khẩu WHO, Gates Foundation bị hack

Những tổ chức nặc danh đang tạo tiếng vang trên các diễn đàn công nghệ, khi công bố rằng sở hữu gần 25.000 địa chỉ email và mật khẩu của các tổ chức lớn như WHO, Gates Foundation, NIH (trực thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ),…

Theo The Washington Post, những kẻ tấn công nhắm mục đích vào tài khoản của các tổ chức đang làm công việc liên quan đến chống đại dịch Covid-19, do chủng virut Corona mới gây ra. Hiện tại, các nhóm này đã bắt đầu đăng tải và SITE Intelligence Group, tổ chức phi chính phủ Mỹ đang theo dõi sát sao vụ việc này để xác thực tính chính xác hay đây chỉ là chiêu trò nhằm tạo “cú hích” của những hacker. Robert Potter, một chuyên gia an ninh mạng Úc xác nhận, bước đầu một số tài khoản ông xác minh có trùng hợp với tài khoản của WHO.

Danh sách thông tin đăng nhập của người dùng được báo cáo lần đầu tiên đăng tải trên Pastebin, một trang web lưu trữ văn bản. Một liên kết dẫn tài liệu đó sau đó liên kết đến diễn đàn 4chan và sau đó lên Twitter và Telegram.

Gần 25.000 email và mật khẩu WHO, Gates Foundation bị hack - 2335 Thông tin liên quan đến các tài khoản được nhóm hacker đăng tải trên Dark Web và các diễn đàn về IT.

Rita Katz, Giám đốc điều hành của SITE cho biết có thể những thành phần theo chủ nghĩa cực đoan là người đã đứng sau vụ việc này. Bằng cách sử dụng tài liệu, họ có thể dễ dàng xây dựng các thuyết âm mưu về đại dịch Covid-19 và tiến hành chia rẽ. “Tuy nhiên hiện tại vẫn chưa thể lường trước được điều gì, bởi những người đứng sau rõ ràng có mục đích nhất định”, ông nói.

SITE cũng cho biết email và mật khẩu bị rò rỉ lớn nhất đến từ NIH, với 9,938 tài khoản được tìm thấy trong danh sách. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh có số lượng cao thứ hai, với 6,857 tài khoản. Ngân hàng Thế giới (World Bank) có 5,120 tài khoản. WHO có tổng cộng 2,732 tài khoản trong khi quỹ từ thiện của vị tỷ phú Bill Gates, Gates Foundation chỉ bị tiết lộ một số lượng nhỏ.

Phát ngôn viên của Twitter, Katie Rosborough, cho biết mạng xã hội này đã nhận thấy những tài khoản đăng tải những nội dung và đang thực thi xoá trên diện rộng. “Chúng tôi cũng đang hành động xóa hàng loạt URL liên kết đến trang web chứa thông tin trên Twitter”, bà nói.

Potter, Giám đốc điều hành công ty Internet 2.0 của Úc cho biết, ông có thể truy cập vào hệ thống máy tính của WHO bằng địa chỉ email và mật khẩu được đăng trên Internet. Bốn mươi tám người đặt mật khẩu là  ‘password’, những người khác đã sử dụng tên riêng của họ hoặc mật khẩu rất dễ như ‘123456’, ‘changeme’,… “Bảo mật mật khẩu của họ đang gặp vấn đề lớn”, ông Potter nhận định.

Potter cho biết các địa chỉ email và mật khẩu có thể đã được mua từ các nhà cung cấp trên Dark Web. Ông cũng phát hiện ra thông tin đăng nhập của WHO dường như có liên quan đến từ một vụ hack năm 2016. Katz, thuộc SITE, nói rằng thỉnh thoảng tài liệu từ các bản hack cũ xuất hiện trên Dark Web. “Nhưng chúng tôi vẫn chưa tìm thấy bằng chứng chắc chắn nào về trường hợp cụ thể này”, bà nói với The Washington Post.

WHO đã xác nhận vụ việc trên, trích dẫn số tài khoản có thể bị rò rỉ ở mức cao hơn SITE công bố là 6,835 tài khoản. World Bank từ chối đưa ra câu trả lời. Quỹ Gates cho biết họ đang theo dõi vụ việc và sẽ sớm đa ra lời tuyên bố, trong khi NIH không xác nhận thông tin trên và từ chối về việc họ có sử dụng các yếu tố xác thực để bảo vệ tài khoản hay không.

Khi các vận động viên làm việc tại nhà

Các vận động viên chuyên nghiệp ở khắp nơi trên thế giới vẫn đang miệt mài luyện tập để giữ phong độ theo cách riêng của mình trong dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp.

Thủ tướng chấp thuận sống trong có dịch, một số lĩnh vực hoạt động từ 23/4

Kết luận cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng chống dịch Covid-19 chiều 22/4, Thủ tướng đã đồng ý tình trạng sống trong trạng thái có dịch, chuyển sang giai đoạn chống dịch dài hơi hơn, song song với phát triển kinh tế xã hội và nhấn mạnh người dân “vui mừng nhưng cảnh giác”.

Ra mắt Messenger Kids: giúp trẻ kết nối bạn bè dưới sự kiểm soát của phụ huynh

Ngày 22/4, Facebook chính thức giới thiệu Messenger Kids tại hơn 70 quốc gia trên toàn cầu, bao gồm cả Việt Nam. Đây là ứng dụng nhắn tin và gọi video giúp trẻ kết nối với bạn bè và gia đình dưới sự kiểm soát của phụ huynh.

Người Mỹ bỏ ra 2,8 triệu đồng cho một lần xét nghiệm Covid-19 tại nhà

Bộ xét nghiệm Covid-19 mang tên “Pixel” được sản xuất bởi công ty LabCorp đã được Cục Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ FDA phê chuẩn cho mục đích sử dụng khẩn cấp.

Ngắm hành tinh xinh đẹp kỷ niệm “50 năm Ngày Trái Đất”

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Trái Đất (22/4), hãy cùng ngắm và khám phá trái đất xinh đẹp của chúng ta để hiểu thêm, yêu quý và gìn giữ môi trường.

Việt Nam cần làm gì sau dịch?

Dịch Covid-19 tràn tới gây ra rất nhiều hệ lụy, bẻ gãy nhiều cấu trúc mong manh mà trước đây, khi chưa đụng phải những thử thách lớn, vẫn tồn tại. Vậy Việt Nam cần làm gì sau dịch? Câu trả lời rất ngắn gọn “Chuyển đổi”.

Mạng Internet tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế

Theo số liệu từ Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) công bố về tốc độ mạng trung bình của nước ta, hầu hết các thông số đều đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của quốc tế.

Samsung đang nghiên cứu phát triển chip nhớ V-NAND 160 lớp

Dựa trên công nghệ xếp chồng kép Double-stack, Samsung cho biết họ đang nghiên cứu và phát triển dòng chip nhớ V-NAND thế hệ thứ 7 có ít nhất 160 lớp, giúp tạo ra các dòng sản phẩm lưu trữ có sức chứa nhiều hơn nhưng kích thước không thay đổi, thậm chí sẽ nhỏ hơn.

Ra mắt Sàn giao dịch thương mại điện tử ngành CNTT-VT TP.HCM

Sàn giao dịch thương mại điện tử ngành CNTT-VT TP. Hồ Chí Minh vừa chính thức đi vào hoạt động ngày 21/4 là dự án do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM đã chỉ đạo Hội Tin học TP.HCM phối hợp cùng doanh nghiệp xây dựng và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu giao thương của doanh nghiệp CNTT-VT trên địa bàn.

Huawei P40 ra mắt thị trường Việt Nam, giá từ 18 triệu đồng

Tối 21/4, một trong những smartphone mạnh và camera đẹp nhất hiện tại, Huawei P40 series đã chính thức ra mắt tại thị trường Việt Nam với hai phiên bản tùy chọn cấu hình và không hỗ trợ dịch vụ của Google.