FTC khởi kiện, ngăn chặn thương vụ Nvidia thâu tóm Arm với giá 40 tỷ USD

Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) hôm 2/12 đã khởi kiện nhằm ngăn việc mua lại hãng thiết kế chip Arm (Anh) của Nvidia (Mỹ) với giá 40 tỷ USD.

FTC cho rằng điều này sẽ kìm hãm sự cạnh tranh và trao cho Nvidia quá nhiều quyền kiểm soát đối với công nghệ và thiết kế chip. Vụ kiện có thể khiến cho thương vụ sáp nhập bán dẫn lớn nhất thế giới từ trước đến nay bị đổ bể. Trước đó, thương vụ này đã vấp phải những khó khăn trước sự giám sát của các cơ quan quản lý nước ngoài.

FTC cho biết trong một tuyên bố rằng: “Chip bán dẫn cung cấp năng lượng cho các máy tính và công nghệ cần thiết đối với nền kinh tế và xã hội hiện đại của chúng ta. Việc kết hợp các công ty sẽ cung cấp cho Nvidia các phương tiện và động cơ để ngăn chặn các công nghệ thế hệ tiếp theo sáng tạo, bao gồm cả những công nghệ được sử dụng để chạy trung tâm dữ liệu và hệ thống hỗ trợ người lái trên ô tô”.

Nvidia  đã công bố thỏa thuận mua Arm từ công ty đầu tư công nghệ Nhật Bản SoftBank vào tháng 9 năm ngoái với kế hoạch hoàn tất thương vụ trong vòng 18 tháng. Tuy nhiên, việc sáp nhập này đã trở nên khó khăn khi rất nhiều cơ quan giám sát toàn cầu cảm thấy lo ngại khi thương vụ hoàn tất, bao gồm Trung Quốc và cả Vương quốc Anh. Ủy ban châu Âu cũng đã mở một cuộc điều tra về thỏa thuận này chỉ hơn một tháng trước.

Trong tuyên bố trấn an với các cơ quan giám sát, Nvidia cho biết “Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc để chứng minh rằng giao dịch này sẽ mang lại lợi ích cho ngành và thúc đẩy cạnh tranh. Nvidia cam kết duy trì mô hình cấp phép mở của Arm và đảm bảo rằng IP của họ có sẵn cho tất cả những đối tác được cấp phép, cả hiện tại và tương lai”.

FTC cho biết hôm 2/12 rằng họ hợp tác chặt chẽ với các cơ quan cạnh tranh ở Liên minh Châu Âu, Vương quốc Anh, Nhật Bản và Hàn Quốc trong vụ kiện. Theo dự kiến, phiên tòa xét xử vụ kiện sẽ bắt đầu vào ngày 9/8 năm sau.

Được biết, sau sự xuất hiện của tân chủ tịch Lina Khan gần đây, FTC đã có những lập trường cứng rắn hơn đối với các vi phạm cạnh tranh và chống độc quyền, đặc biệt là trong ngành công nghệ. Được biết, bà Khan là một trong những nhà phê bình mạnh mẽ chống lại sự thống trị của Big Tech. Đầu năm nay, FTC đã rút lại một loạt các hạn chế về cách các quan chức của họ có thể khởi kiện những bên vi phạm chống độc quyền, điều này cho phép FTC có thể khởi kiện các công ty như Amazon trở nên dễ dàng hơn.

Arm là công ty thiết kế các con chip được sử dụng bởi Apple và các nhà sản xuất smartphone lớn khác. Công ty có trụ sở tại Cambridge và được biết đến là một trong những công ty công nghệ thành công nhất của Anh. Rào cản cho việc sáp nhập xảy ra trong bối cảnh sự thiếu hụt đáng kể chip máy tính trên toàn thế giới, ảnh hưởng đến tính có sẵn của mọi thứ, từ smartphone đến máy chơi game, và thậm chí cả ô tô.

Theo CNN

Có thể bạn quan tâm
Snapdragon 888+ thống trị bảng xếp hạng smartphone Android mạnh nhất

Nhóm nghiên cứu về điểm chuẩn AnTuTu đã công bố bảng xếp hạng hàng tháng mới nhất đối với smartphone Android có hiệu suất tốt nhất hiện nay.

Apple thừa nhận nhu cầu suy yếu của dòng iPhone 13

Apple đã nói với các nhà cung cấp của hãng rằng nhu cầu đối với dòng iPhone 13 đã chậm lại do người tiêu dùng đã không còn mặn mà với việc mua một sản phẩm đang khó kiếm trên thị trường.

Grab chính thức niêm yết trên sàn Nasdaq

Ngày 2/12 tại Singapore, Grab Holdings Limited chào mừng cột mốc trở thành công ty đại chúng cùng với nhân viên, đối tác tài xế, đối tác giao hàng, đối tác thương nhân trong Lễ Rung Chuông trên sàn Nasdaq được tổ chức lần đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á.

Mỹ thử nghiệm kẹo cao su mới: Có tác dụng bẫy và giảm tải lượng virus SARS-CoV-2 trong nước bọt

Các nhà nghiên cứu Mỹ cho rằng, một loại kẹo cao su thử nghiệm mới có chứa một loại protein “bẫy” các virus SARS-CoV-2, từ đó có thể giúp hạn chế số lượng virus trong nước bọt, đồng thời giúp hạn chế sự lây truyền khi người bị nhiễm bệnh nói chuyện, thở hoặc ho.

Huawei Việt Nam tổng kết chương trình Hạt giống tương lai 2021, trao thưởng cho những sinh viên xuất sắc nhất

Ngày 3/12, Huawei đã tổ chức lễ tổng kết chương trình Hạt giống cho Tương lai 2021 (Seeds for the Future) và trao thưởng cho những sinh viên có kết quả học tập xuất sắc nhất.

Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á với 47,6 triệu tấn công giao thức RDP được ngăn chặn

Từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2021, Kaspersky phát hiện và ngăn chặn tổng cộng 47.602.256 tấn công brute force vào giao thức Remote Desktop Protocol (RDP – giao thức kết nối máy tính từ xa) tại Việt Nam. Đây cũng là khoảng thời gian doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số.

Đại dịch là cơ hội để chuyển đổi số, thay đổi và bứt phá

Tại Diễn đàn Chuyển đổi số Việt Nam 2021 (Vietnam DX Summit 2021), FPT tiếp tục đưa ra những định hướng chiến lược và các chương trình hành động cụ thể trong các lĩnh vực trọng điểm như tài chính – ngân hàng, giao thông, y tế…, đồng hành trong cuộc chuyển đổi số quốc gia tại tất cả các trụ cột Chính phủ số, Kinh tế số, Xã hội số.

Hàn Quốc muốn sử dụng VR để thi bằng lái xe cho người 65 tuổi trở lên

Hàn Quốc có kế hoạch sử dụng VR để kiểm tra kỹ năng lái xe của những người 65 tuổi trở lên. Quốc gia này có kế hoạch thử nghiệm và triển khai chương trình vào năm 2025.

OPPO sẽ ra mắt smartphone trang bị SoC Snapdragon 8 Gen 1 vào Quý I 2022

Thông tin được đại diện OPPO chia sẻ tại Hội nghị Snapdragon Tech Summit 2021. Bên cạnh đó, OPPO sẽ tiếp tục hợp tác với Qualcomm Technologies để thúc đẩy sự phát triển của 5G và khai phá những cải tiến smartphone thế hệ tương lai.

Thành lập Phân viện Blockchain và Tài sản số đầu tiên tại Việt Nam

Ngày 1/12, Hiệp Hội Thương Mại Điện Tử Việt Nam (VECOM) cùng Liên Minh Chuyển Đổi Số DTS và Học viện chuyển đổi số IM GROUP vừa công bố thành lập Phân viện Blockchain và Tài sản số đầu tiên tại Việt Nam.