Trong bối cảnh Apple vừa áp dụng giao thức RCS cho việc giao tiếp giữa iPhone và Android, FBI và CISA đã đưa ra cảnh báo quan trọng về tính bảo mật của tin nhắn đa nền tảng.
Cụ thể, giao thức RCS mà Apple áp dụng không bao gồm mã hóa đầu cuối cho các liên lạc giữa iOS và Android, điều này khiến các cuộc hội thoại dễ bị chặn, đặc biệt là bởi nhóm tin tặc Trung Quốc “Salt Typhoon”. Trong khi giao tiếp giữa hai người dùng iOS (thông qua iMessage) hoặc giữa hai người dùng Android hoàn toàn an toàn nhờ mã hóa tích hợp, việc trao đổi giữa hai nền tảng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Trước tình hình này, chính quyền Mỹ khuyến cáo người dùng nên chuyển sang các ứng dụng nhắn tin của bên thứ ba có mã hóa đầu cuối hoàn chỉnh. WhatsApp và Signal được xem là những lựa chọn an toàn, với WhatsApp có sẵn miễn phí trên App Store và cung cấp khả năng bảo vệ tối đa cho các cuộc trò chuyện đa nền tảng. Ngược lại, Telegram không được mã hóa theo mặc định và do đó không được khuyến khích sử dụng.
Đối với người dùng iPhone đã quen với iMessage, việc chuyển sang các ứng dụng khác có thể là một thay đổi lớn trong thói quen. Tuy nhiên, bảo mật liên lạc cần được đặt lên hàng đầu, đặc biệt khi các cuộc tấn công gần đây đã chỉ ra sự dễ bị tổn thương của các mạng viễn thông truyền thống.
Vì Apple vẫn chưa triển khai mã hóa đầu cuối trong phiên bản RCS của mình nên người dùng được khuyến cáo sử dụng các ứng dụng nhắn tin bên thứ ba có mã hóa đầu cuối nếu muốn trò chuyện SMS/RCS giữa iPhone với Android.
Ngày 5/12, ASUS ra mắt thị trường Việt Nam dòng ASUS ExpertBook P, một tiêu chuẩn mới cho máy tính doanh nghiệp, được thiết kế riêng dành cho các doanh nhân, người tiêu dùng và nhân viên văn phòng chuyên nghiệp, nổi bật với sự kết hợp linh hoạt, hiệu năng và bảo mật, bao gồm ASUS ExpertBook P5 với vi xử lý Intel Core Ultra Series 2 và ASUS ExpertBook P1/P3.
Là ngân hàng đầu tiên được cấp phép triển khai đại lý thanh toán trên thị trường, qua mô hình đại lý thanh toán – VPBank mang đến cho khách hàng cơ hội tiếp cận dễ dàng hơn dịch vụ thanh toán ngay tại các điểm bán lẻ của Thế Giới Di Động.
YouTube kỷ niệm 10 năm hoạt động tại Việt Nam, một cột mốc quan trọng trong hành trình chuyển đổi toàn cảnh kỹ thuật số quốc gia.
Hơn ba năm trước, Microsoft đã gây tiếng vang lớn khi công bố hệ điều hành Windows 11 với những yêu cầu khắt khe cho hệ thống.
Các chuyên gia từ Trung tâm Báo chí Kỹ thuật số Tow tại Đại học Columbia (Mỹ) đã tiến hành thử nghiệm công cụ tìm kiếm trong chatbot ChatGPT đến từ OpenAI.
5G Standalone (5G SA) và 5G Advanced dự kiến sẽ là những ưu tiên hàng đầu của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông (CSP) trong thập kỷ này, khi họ triển khai các tính năng mới để tạo ra các dịch vụ tập trung vào giá trị thay vì chỉ chú trọng vào khối lượng dữ liệu. Phân tích này được đưa ra trong ấn bản tháng 11/2024 của Báo cáo Di động Ericsson với dự báo mở rộng đến cuối năm 2030 vừa công bố.
Ngày 3/12/2024, Lenovo Việt Nam ra mắt loạt các laptop AI Yoga và IdeaPad thế hệ mới nhất. Đặc biệt tại sự kiện, hãng đã trình diễn, thị phạm cho người dùng thấy được khả năng làm việc hiệu quả và năng lực sáng tạo vượt trội của các dòng PC AI này, rất thú vị cho những người làm trong lĩnh vực sáng tạo nội dung.
Tuần qua, nhiều vụ lừa đảo trực tuyến vẫn tiếp diễn với con số thiệt hại rất lớn, đặc biệt là hình thức thâm nhập vào điện thoại của nạn nhân để đánh cắp tiền trong tài khoản hoặc tống tiền chuộc dữ liệu. Các chuyên gia lên tiếng cảnh báo mùa cuối năm sẽ là thời điểm tội phạm mạng hoạt động mạnh.
Trong 2 ngày 3-4/12/2024, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia diễn ra chương trình Hội nghị Tác động Công nghệ Việt Nam (Vietnam Tech Impact Summit 2024 – VTIS), chia sẻ về tài sản số, sức mạnh và tiềm năng công nghệ tương lai.
Nghiên cứu mới nhất của Kaspersky đã phơi bày một thực tế đáng lo ngại: Trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành công cụ đắc lực của tin tặc, khiến các doanh nghiệp phải đối mặt với mối nguy an ninh mạng ngày càng tăng.