Đó là phần nội dung quan trọng trong dự thảo đang được Bộ Thông tin và Truyền thông báo cáo Chính phủ, để sửa đổi và bổ sung Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về tình hình thực hiện, quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin điện tử.
Theo Bộ TTTT, nếu như trước đây, hoạt động cung cấp thông tin chủ yếu thông qua hệ thống báo chí, bao gồm báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử thì ngày nay việc sản xuất và phát hành nội dung không còn là vị trí độc tôn của các cơ quan báo chí nữa mà đã chuyển dần sang chính người dùng trên các mạng xã hội như Facebook, YouTube, Twitter, Instagram…
Do đó, Bộ TTTT đã có những đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 và Nghị định số 27/2018/NĐ-CP ngày 01/3/2018 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin điện tử (gọi chung là Nghị định 72/2013/NĐ-CP).
Mạng xã hội có lượng người sử dụng cao phải xin giấy phép
Theo dự thảo sửa đổi, đối với những mạng xã hội có từ 10.000 thành viên dùng thường xuyên hoặc có lượng người dùng tương tác đạt 1 triệu người/ tháng tùy theo điều kiện nào đạt trước, phải xin cấp phép và được cơ quan quản lý nhà nước đo, xác định lượng truy cập.
Đối với các mạng xã hội mới thành lập, lượng thành viên ít, lượng truy cập chưa đạt mức phải cấp phép thì chỉ cần thông báo theo mẫu (không phải cấp phép), và hoạt động tuân thủ theo quy định, nếu vi phạm vẫn bị xử lý theo quy định. Bộ sẽ gắn công cụ đo để theo dõi lượng truy cập.
Hết tháng 9/2019, top 6 mạng xã hội Việt Nam có lượng thành viên trên 1 triệu người là: Nhaccuatui, Mocha, Tinhte, Gapo, Webtretho, Hahalolo. Trong đó, có 3 mạng xã hội có lượng người dùng thường xuyên trên 1 triệu là Nhaccuatui, Mocha và Gapo.
Ước tính, lượng người sử dụng tại Việt Nam của top mạng xã hội hàng đầu Việt Nam có thể đạt tới hơn 21 triệu người dùng, nhưng mức độ ảnh hưởng và phổ biến vẫn còn rất hạn chế so với các mạng xã hội Facebook và YouTube hiện nay. Facebook có khoảng 65 triệu thành viên Việt Nam, còn YouTube có khoảng 35 triệu người Việt Nam theo dõi.
Quy định điều kiện cấp phép, hoạt động, quy chuẩn đảm bảo an toàn thông tin: – Chỉ các tài khoản đã được định danh (xác thực tài khoản với tên thật) mới được viết bài, đăng bình luận, livestream, tặng quà, nếu không chỉ được xem như user vãng lai. – Yêu cầu thống nhất về mẫu giao diện, không được phân chia các chuyên mục nhiều lĩnh vực như báo chí. – MXH phải tiền kiểm, không cho phép đăng tải các bài viết dưới hình thức sản phẩm báo chí. |
Mạng xã hội được cấp phép mới cho phép người dùng livestream
Dự thảo cũng bổ sung quy định, chỉ các mạng xã hội đã được cấp phép mới có quyền thu phí dịch vụ nội dung từ người sử dụng theo quy định, cung cấp dịch vụ livestream: dịch vụ văn hóa, giải trí, quảng cáo, khoa học công nghệ, thường thức.
Khi những video sai phạm, mạng xã hội cung cấp đa dịch vụ sẽ phải gỡ bỏ theo yêu cầu của cơ quan quản lý có thẩm quyền. Mạng xã hội của nước ngoài như Facebook, YouTube, Instagram, Twitter… cũng phải thực hiện thủ tục thông báo/xác nhận thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước tương tự mạng xã hội Việt Nam. Trường hợp không tuân thủ, sẽ yêu cầu mạng xã hội dừng hoạt động.
Mạng xã hội phải phối hợp cơ quan thẩm quyền gỡ bỏ thông tin sai
Bộ TTTT cũng đưa vào dự thảo các quy định về quản lý nội dung thông tin xuyên biên giới đã quy định tại Thông tư 38/2016/TT-BTTT. Đưa các quy định về quản lý hoạt động cung cấp thông tin xuyên biên giới đã được quy định tại Thông tư 38/2016/TT-BTTT lên dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 72/2013-CP-NĐ, cụ thể:
– Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin xuyên biên giới phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam. – Các cơ quan quản lý có thẩm quyền của Việt Nam có quyền thực thi các biện pháp cần thiết trong các trường hợp: Cung cấp thông tin vi phạm pháp luật VN; Không hợp tác để ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm. – Các trang web cung cấp dịch vụ nội dung có từ 01 triệu lượt tương tác hoặc từ 10.000 thành viên thường xuyên hàng tháng trở lên phải thực hiện các nghĩa vụ sau: Thông báo/xác nhận thông báo hoạt động với Bộ TTTT; Phối hợp với Bộ TTTT để xử lý thông tin vi phạm theo quy trình. – Quy trình: Phải ngăn chặn, gỡ bỏ dịch vụ, thông tin vi phạm trong vòng 24h đến 48h khi có yêu cầu từ cơ quan có thẩm quyền Việt Nam. – Các doanh nghiệp viễn thông thực hiện biện pháp kỹ thuật cần thiết để ngăn chặn nội dung vi phạm cung cấp tới người sử dụng tại Việt Nam. – Người sử dụng tại Việt Nam có quyền: Thông báo vi phạm yêu cầu DN cung cấp xuyên biên giới xử lý; Thông báo cho Bộ TTTT về những vi phạm nội dung trên các website cung cấp dịch vụ xuyên biên giới cho người sử dụng tại Việt Nam; Khởi kiện nếu DN cung cấp xuyên biên giới gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. – Các Bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm xác định nội dung vi phạm thuộc chuyên ngành quản lý và chuyển Bộ TTTT là đầu mối yêu cầu các doanh nghiệp xuyên biên giới xử lý, gỡ bỏ thông tin vi phạm. – Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung xuyên biên giới phải tuân thủ các quy định chuyên ngành khi cung cấp dịch vụ tại Việt Nam như: Mạng xã hội, cung cấp trò chơi điện tử trên mạng, Kho cung cấp ứng dụng… |
Dự kiến, Bộ TTTT sẽ hoàn thiện và trình Chính phủ thông qua Nghị định bổ sung này vào quý IV năm 2020.
Vì một số lý do, LG đã quyết định dời ngày ra mắt smartphone 5G đầu tiên của hãng đến ngày 15/5, trễ hơn một tuần so với dự kiến.
Người đứng đầu mảng bán lẻ của Apple cho biết hãng sẽ mở cửa trở lại dần dần các Apple Store trong tháng 5 tới sau khi đóng cửa toàn bộ các cửa hàng bên ngoài Trung Quốc từ tháng 3 vì dịch bệnh Covid-19.
Bubble Shield – tên của loại áo giáp bong bóng do Design Libero, một xưởng thiết kế ở Italia thiết kế ra nhằm phục vụ cho việc ngăn chặn sự lây lan của virus Covid-19.
Cơ quan chống khủng bố Indonesia vừa ra lệnh cấm sử dụng ứng dụng trực tuyến Zoom do lo ngại nguy cơ rò rỉ dữ liệu.
UV Robot do nhóm nghiên cứu thuộc trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng nghiên cứu và chế tạo trong 3 tuần. Robot khử khuẩn bằng tia cực tím UV này đã được chạy thử nghiệm tại bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng.
Khoảng 300.000 khẩu trang là khẩu trang tái sử dụng có trị giá lên tới 430 triệu USD được gửi đến các phụ nữ mang thai tại Nhật Bản trong chương trình cấp phát miễn phí của Chính phủ không thể sử dụng được.
Năm 2020 là năm có rất nhiều sự kiện lớn, khiến ban giám khảo vốn đã khó khăn hơn trong việc chọn lựa một tác phẩm đẹp với câu chuyện thời sự giờ càng khó khăn hơn để chọn đâu là câu chuyện ấn tượng nhất của năm. Cùng thế giới số nhìn lại năm 2020 qua các bức ảnh.
Mang đến tốc độ truy cập intenet cực nhanh và cho phép nhiều thiết bị kết nối cùng lúc nhưng vẫn ổn định, Wi-Fi 6 sẽ trở thành tiêu chuẩn Wi-Fi phổ biến bây giờ và tương lai.
Mạng xã hội những ngày nay bỗng trở nên sôi động, khi các group lớn nhất về chia sẻ kinh nghiệm học IELTS, luyện thi tiếng Anh là nơi bàn tán xung quanh việc một nữ giáo viên sửa điểm IELTS 6.5 trở thành 8 bị học viên tố giác.
Bộ kit xét nghiệm Covid-19 được nhập từ Trung Quốc đang khiến chính quyền Ấn Độ đau đầu sau khi có thông báo kết quả lấy từ các bộ kit này không được chính xác.