Facebook cho biết, họ đang làm việc để chống lại các bài đăng mang tính do dự về vaccine Covid-19, khiến người dùng mất lòng tin về chế phẩm này.
Facebook đã và đang làm việc để xóa các lý thuyết âm mưu chống vaccine Covid-19 khỏi nền tảng của mình, bao gồm cấm các tuyên bố sai lệch và gây hiểu lầm kể từ tháng 12/2020.
Tuy nhiên trên thực tế, hiện có một số bài đăng không thực sự sai, nhưng có thể gây ra sự “do dự về vaccine Covid-19”, bản thân bài đăng đó không vi phạm chính sách nào, và Facebook đã báo cáo rằng, một nửa trong số phần lớn bài đăng mang nội dung do dự này được đóng góp bởi 111 tài khoản.
Các nhà khoa học dữ liệu Facebook đã chia người dùng, nhóm và trang của Hoa Kỳ từ ít nhất 3 triệu người, theo một báo cáo tuần này của The Washington Post, trích dẫn các tài liệu nội bộ của Facebook. Trong đó, họ phát hiện có 111 tài khoản đóng góp nội dung do dự về vaccine.
Theo các chuyên gia, dù không mang thông tin sai lệch quá sâu đậm, phản khoa học nhưng các bài đăng do dự về vaccine góp phần làm lan truyền nỗi sợ hãi và không tin tưởng vào vaccine Covid-19, cũng như tính hiện thực hóa của chế phẩm này. Facebook đã và đang chống lại các kiểu bài đăng như vậy.
Nhưng theo các tài liệu, Facebook lo lắng rằng nội dung “do dự về vaccine” không hoàn toàn vi phạm các quy tắc, nhưng nó có thể để lại nhiều tác động đáng kể nếu không kiểm soát. Các kỹ sư của Facebook còn nhận thấy rằng, nguy cơ gây hại này dường như đang ảnh hưởng không cân xứng đến một số cộng đồng.
Thậm chí, qua nền tảng này, Facebook muốn tìm hiểu lý do tại sao một số người có thể không muốn tiêm vaccine Covid-19 và cách mạng xã hội có thể giúp giải quyết những lo ngại đó. Hôm thứ hai 15/3, Facebook thông báo họ sẽ cung cấp dữ liệu và thông tin chi tiết về “thái độ sử dụng vaccine” để giúp các quan chức trên toàn thế giới hiểu lý do tại sao một số người cảm thấy do dự về vaccine.
“Các chuyên gia y tế công cộng Mỹ đã làm rõ rằng, giải quyết tình trạng do dự về vaccine là ưu tiên hàng đầu trong công cuộc theo sát phản ứng của người dùng với Covid-19, đó là lý do tại sao chúng tôi đã khởi động một chiến dịch toàn cầu để kết nối 2 tỷ người với thông tin đáng tin cậy từ các chuyên gia y tế, và xóa bỏ các tuyên bố sai lệch về Covid-19 và vaccine”, Dani Lever của Facebook cho biết trong một tuyên bố gửi qua email.
Trước đây, có nghiên cứu cho rằng, gần 30% người Mỹ – và một nửa nam giới của Đảng Cộng hòa nói rằng, họ không có ý định tiêm một trong ba loại vaccine được liên bang phê duyệt, theo một cuộc thăm dò hồi tháng 3 của PBS NewsHour, Marist và NPR. Một nghiên cứu của Associated Press-NORC từ cuối tháng 1/2020 cho thấy lý do hàng đầu khiến mối quan tâm về việc tiêm chủng bị do dự là do sợ tác dụng phụ, không tin tưởng vào vaccine và mong muốn chờ đợi một siêu chế phẩm tốt nhất trong vài năm tới.
Gần đây nhất vào ngày 15/3, trang Reuters đưa tin, Facebook thông báo đang tung ra một công cụ ở Mỹ để cung cấp cho người dân thông tin về nơi tiêm vaccine Covid-19. Hãng cũng sẽ thêm vùng thông tin Covid-19 vào trang mạng xã hội chia sẻ ảnh Instagram.
Công ty cho biết đang gán nhãn cho các bài đăng trên Facebook và Instagram thảo luận về tính an toàn của vaccine Covid-19 với nội dung lưu ý vaccine phải trải qua các cuộc kiểm tra an toàn và hiệu quả trước khi được phê duyệt.
Trong bài đăng trên blog, Facebook cũng cho biết kể từ khi mở rộng danh sách các tuyên bố sai lệch bị cấm về Covid-19 và vaccine vào tháng 2, hãng đã xóa thêm 2 triệu nội dung khỏi Facebook và Instagram.
Facebook cũng đã thực hiện các biện pháp tạm thời, bao gồm giảm phạm vi tiếp cận nội dung từ những người dùng liên tục chia sẻ nội dung được người kiểm duyệt xác nhận là sai sự thật.
Theo CNET
Công nghệ Chống Lừa đảo của Kaspersky (Kaspersky’s Anti-Phishing) đã phát hiện và ngăn chặn tổng cộng 2.890.825 tấn công nhắm vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực Đông Nam Á năm 2020, tăng 20% so với 2.402.569 tấn công lừa đảo bằng đường dẫn website giả mạo năm 2019 .
Nokia có kế hoạch cắt giảm tới 10.000 việc làm và dành số tiền tiết kiệm được để đầu tư vào hoạt động kinh doanh phát triển công nghệ mạng 5G của mình.
Các nhà nghiên cứu an ninh mạng tại McAfee đã trình bày chi tiết về một chiến dịch gián điệp mạng đang diễn ra, nhắm vào các công ty viễn thông trên khắp thế giới.
Nhà chức trách Nga cho biết, họ sẽ chặn Twitter trên toàn quốc trong một tháng trừ khi công ty truyền thông xã hội này tuân thủ yêu cầu xóa một số nội dung nhất định.
Ngày 16/3, MCV Group cùng Liên minh Chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (DTS) ký kết hợp tác thành lập ban chuyển đổi số ngành truyền thông truyền hình, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số, tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
Trong năm 2020 vừa qua, FPT Shop cho biết đã bán hơn 20.000 laptop gaming. Đến giữa tháng 3/2021, hệ thống bán lẻ này chiếm hơn 30% thị phần, dẫn đầu thị trường bán lẻ laptop gaming tại Việt Nam.
Trụ sở mới của trụ sở mới của Tập đoàn Viettel sử dụng hệ thống Dicentis trên nền tảng IP của Bosch cho chất lượng tốt các cuộc họp, hội thảo từ xa.
Một thẩm phán liên bang tạm thời dỡ bỏ lệnh cấm của Bộ Quốc phòng đối với các khoản đầu tư của Mỹ vào nhà sản xuất điện thoại có trụ sở tại Trung Quốc Xiaomi.
Ngày 15/3, công ty Network Hub công bố trở thành nhà phân phối những dòng sản phẩm công nghệ Thermaltake tại Việt Nam.
Ứng dụng video dạng ngắn phổ biến TikTok không còn khả dụng trên các thiết bị di động ở Pakistan, sau khi các nhà quản lý ban hành lệnh chặn “ngay lập tức”.