Hôm nay 25/2, bộ luật News Media Bargaining Code đã được Thượng viện Úc thông qua. Bộ trưởng Ngân khố Úc Josh Frydenberg cho biết, bộ luật sẽ đảm bảo các doanh nghiệp truyền thông tin tức nước này được trả công xứng đáng cho nội dung mình tạo ra. Dự kiến điều này sẽ tạo tiền đề cho những bộ luật tương tự ở những quốc gia khác.
Bộ luật News Media Bargaining Code (tạm dịch Bộ luật Thương lượng Truyền thông Tin tức) nhận được sự quan tâm của những công ty công nghệ lớn và các quốc gia trên thế giới đang tìm kiếm những giải pháp quản lý những công ty công nghệ lớn.
Facebook và Google là 2 BigTech đầu tiên phản đối bộ luật ngay vào những ngày đầu bộ luật được biên soạn và lấy ý kiến. Facebook thậm chí đã khơi màu cuộc chiến chống lại sự thông qua của bộ luật bằng cách chặn người dùng Úc xem và chia sẻ tin tức trên nền tảng của hãng.
Không chỉ những trang tin mà những trang của chính phủ về sức khoẻ và các vấn đề khẩn cấp cũng bị chặn. Facebook sau đó xác nhận vấn đề do sự lầm lẫn. Chính phủ Úc nói hành động của Facebook làm giảm uy tín của hãng bởi người dân Úc đã phản ứng giận dữ về phép thử của Facebook và nhiều người dọa sẽ xóa vĩnh viễn tài khoản của mình.
Trước đó Google cũng doạ sẽ gỡ công cụ tìm kiếm khỏi quốc gia Úc trước những cố gắng thông qua bộ luật mới buộc các hãng công nghệ trả tiền bản quyền với các công ty truyền thông.
Nhưng ngay sau đó Google đã đạt được thỏa thuận trả tiền cho nội dung từ các trang web tin tức trên đế chế truyền thông của hãng News Corp do Rupert Murdoch làm chủ.
Bộ luật đảm bảo tính công bằng bằng các quy tắc thương lượng
Cơ quan quản lý của Úc cho biết bộ quy tắc thương lượng truyền thông được nước này thông qua ngày 25/2 hôm nay tạo khuôn khổ cho các cuộc đàm phán giữa các công ty công nghệ và các hãng truyền thông. Bộ Luật đóng vai trò như một vị trọng tài để giải quyết các tranh chấp.
Bộ quy tắc thương lượng quy định các công ty công nghệ lớn toàn cầu phải trả phí khi sử dụng nội dung tin tức của các hãng truyền thông Úc. Bộ trưởng Truyền thông Paul Fletcher cho biết Bộ quy tắc nhằm giúp hãng truyền thông được trả phí đúng với giá trị nội dung họ tạo ra để duy trì hoạt động vì lợi ích của người dân Úc.
Các hãng truyền thông muốn được trả phí cho nội dung xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm cần đăng ký và đáp ứng các điều kiện được quy định và doanh thu trên 150.000 AUD (120.000 USD)/năm.
Bộ trưởng Ngân khố Josh Frydenberg sẽ xem xét và buộc các nền tảng số lớn đang hoạt động tại nước này phải tuân theo bộ luật mới đặc biệt nhắm đến Facebook và Google. Khi đã xác định một nền tảng số có lợi thế lớn cạnh tranh trên thị trường sẽ phải thông báo trước 30 ngày.
Đây là bổ sung mới sau khi đàm phán với Facebook để các nền tảng này có thời gian để đưa ra những giải thích để thay đổi quyết định hoặc xem xét lại cách sử dụng nội dung tin tức. Sau khi nhận được thông báo, nền tảng số sẽ tiến hành thương lượng với các hãng truyền thông về số tiền phải trả.
Trường hợp thương lượng thất bại, trọng tài sẽ là người đưa ra quyết định cuối cùng. Đây là điều mà Facebook và Google lo ngại bởi họ phải chấp hành phán quyết của trọng tài.
Vì sao Facebook và Google phản đối mạnh mẽ bộ luật mới của chính phủ Úc?
Cơ quan quản lý Úc cho biết bộ luật đảm bảo tính cạnh tranh công bằng của các hãng thông tấn và các hãng công nghệ khổng lồ.
Nhưng theo Facebook, bộ luật đang gây thiệt hại cho các hãng truyền thông của Úc bởi nếu tuân thủ luật thì họ buộc phải ngừng cho phép việc chia sẻ nội dung tin tức hiển thị trên nền tảng này. Điều này đồng nghĩa các hãng truyền thông Úc cũng bị hạn chế chia sẻ thông tin đăng trên trang Facebook của họ.
Facebook cũng cho biết họ giúp các hãng thông tin của Úc kiếm được 407 triệu đô la Úc (316 triệu đô la Mỹ) trong năm 2020 thông qua việc chia sẻ thông tin, trong khi Facebook thu lợi từ việc chia sẻ tin tức là rất ít.
Giám đốc điều hành của Facebook ở Úc William Easton cho biết, điều luật tìm cách trừng phạt Facebook bởi họ không tạo ra nội dung.
Thực tế, Úc không phải là thị trường lớn mà Facebook và Google quan tâm. Tuy nhiên những gì đang diễn ra ở Úc đang được Canada và các quốc gia châu Âu quan tâm theo dõi. Nhiều khả năng những quốc gia này sẽ có những bộ luật tương tự.
Dù Facebook cũng đã thoả thuận trả tiền ở một số quốc gia như Anh. Mục đích cuối cùng Facebook không muốn các cơ quan chính phủ trên thế giới kiểm soát và phải trả nhiều tiền hơn.
Các động thái của Facebook ở Úc cho thấy họ sẵn sàng cho các chính phủ nhận hậu quả nếu cố gắng kiểm soát họ. Tuy nhiên, điều này có vẻ phản tác dụng khiến người dùng và các chính phủ càng muốn kiểm soát các hãng công nghệ hơn, và Facebook cùng Google là ví dụ rõ ràng.
Tương tự, Google là công cụ tìm kiếm có tầm ảnh hưởng lớn ở Úc, sau khi đe dọa ngừng cung cấp dịch vụ ở quốc gia này cũng đã chấp nhận nhượng bộ.
Facebook bị hạ ván, chính phủ Úc tuyên bố thắng
Cựu CEO của Facebook Australia, Stephen Scheeler cho biết rõ ràng Facebook đã nhận thấy được mức độ ảnh hưởng của cuộc chiến bản quyền số trên toàn cầu. Chính phủ khắp nơi trên thế giới đều luôn theo dõi và đưa ra những bộ luật có thể cứng rắn hơn chính phủ Úc.
Có một điều ít người biết là chính phủ Úc nhận được sự ủng hộ của các chính phủ khắp nơi trên thế giới và các hãng công nghệ đặc biệt là những hãng đang trong tầm ngắm của chính phủ.
Microsoft hồi đầu tháng 2 đã lên tiếng ủng hộ bộ luật mới, ủng hộ việc quản lý chặt các nền tảng trực tuyến và thúc giục châu Âu đưa ra các giải pháp để giải quyết các bất đồng về cách chia sẻ doanh thu của các hãng công nghệ với các hãng tin.
Chính Microsoft là hãng ủng hộ nhiệt tình việc hạn chế sức mạnh của 2 đối thủ bằng các điều luật. Ngay khi Google đe dọa rút dịch vụ tìm kiếm Google khỏi Úc thì Microsoft đã hiến kế chính phủ sử dụng công cụ Bing của họ để lấp đầy khoảng trống và đóng góp để phát triển những nền tảng số của quốc gia này.
Microsoft cũng không quên cho biết họ đã chia sẻ doanh thu với các hãng tin tức thông qua sản phẩm Microsoft News.
Cũng trong hôm nay 25/2, Facebook cam kết đầu tư 1 tỷ đô la Mỹ cho báo chí Úc trong 3 năm (2021-2023). Hãng cũng cho biết luôn ủng hộ các hãng truyền thông chất lượng và tuyên bố chiến thắng khi đạt được những thỏa thuận có lợi với chính phủ Úc.
Trong khi đó, Chính phủ Úc cũng tuyên bố chiến thắng khi buộc Facebook tuân theo bộ luật mới. Sau Úc, nhiều nước muốn Facebook trả tiền cho báo chí, bắt đầu có thể là Canada, Thuỵ Điển, Đan Mạch và nhiều quốc gia châu Âu khác.
Ba đối tác toàn cầu được OPPO ủy quyền kiểm chứng và cấp phép sử dụng công nghệ sạc siêu nhanh VOOC gồm “ông lớn” trong ngành ôtô FAW-Volkswagen, thương hiệu điện tử tiêu dùng Anker và nhà sản xuất chip NXP Semiconductors.
Công ty nghiên cứu thị trường Omdia đã công bố danh sách 10 điện thoại bán chạy nhất năm 2020, hầu hết các dòng này đều xuất xưởng trong năm 2020.
47% người tiêu dùng cho biết họ đã lựa chọn công ty có trách nhiệm với xã hội trong năm qua, so với mức trung bình trên thế giới là 33%.
YouTube công bố thử nghiệm tính năng mới, mang đến lựa chọn mới dành cho các bậc cha mẹ có trẻ ở độ tuổi thiếu niên từ 9-15, khi họ nhận thấy con mình đã sẵn sàng khám phá YouTube bằng một tài khoản được giám sát.
Hai tên miền của website Phimmoi đã bị Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) điểm mặt trong báo cáo “Các thị trường mua bán các sản phẩm giả mạo sở hữu trí tuệ và vi phạm bản quyền năm 2020”.
Theo các báo cáo gần đây, Google đã không tuân thủ lệnh của các cơ quan quản lý trong việc đàm phán phí cấp phép với các phương tiện truyền thông ở Pháp. Các nhà điều tra chống độc quyền của chính phủ Pháp cho rằng Google đang lách luật.
Trong nửa cuối năm 2020 (1 tháng 7 – 31 tháng 12), 89.132.938 video đã bị xóa trên toàn cầu do vi phạm Nguyên tắc cộng đồng hoặc Điều khoản dịch vụ của TikTok, tức là chưa đến 1% tổng số video được tải lên TikTok.
Tham gia triển lãm MWC Thượng Hải 2021, OPPO đã giới thiệu nhiều công nghệ mới với chủ đề Interconnected Life. Thu hút khách tham quan là phần trình diễn công nghệ sạc nhanh mới, điện thoại màn hình cuộn OPPO X 2021 có thể thay đổi kích thước, nhà thông minh…
10 giờ sáng nay 24/2, 117.000 liều vaccine AstraZeneca ngừa Covid-19 đầu tiên đã về tới Việt Nam. Đây cũng là lô vaccine đầu tiên trong khu vực châu Á vốn đang được các nước mong chờ để đẩy lùi đại dịch Covid-19.
Có giá khá mềm (2,39 triệu đồng) và giảm 100.000 đồng trong ngày chính thức mở bán 23/2, hơn 10.000 điện thoại Samsung Galaxy M02 đã được bán ra trên sàn TMĐT Shopee.