EU và Mỹ chính thức công khai quy trách nhiệm Nga về sự cố mạng vệ tinh KA-SAT

Nga phải chịu trách nhiệm về sự thất bại của mạng vệ tinh KA-Sat. Hoa Kỳ và Anh cũng xem Nga đứng sau vụ tấn công mạng này. Ảnh: @AFP.

Mới đây, Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) và chính quyền Hoa Kỳ đã chính thức quy vụ tấn công mạng vào các hệ thống của Viasat- một nhà cung cấp dịch vụ mạng internet vệ tinh là do Nga thực hiện, và nước này phải chịu trách nhiệm.

Nga đứng sau một cuộc tấn công mạng lớn nhằm vào một mạng internet vệ tinh khiến hàng chục nghìn modem bị tê liệt khi bắt đầu chiến tranh Nga-Ukraine, các quan chức từ Hoa Kỳ, Anh, Canada, Estonia và Hội đồng châu Âu đồng cho biết tại một hội nghị an ninh mạng diễn ra hôm 10/5.

Cuộc tấn công kỹ thuật số nhằm vào mạng internet vệ tinh KA-SAT của Viasat vào cuối tháng 2 diễn ra ngay khi thiết giáp của Nga được đẩy vào Ukraine. Nó được cho là chủ yếu nhắm vào những người dùng quân sự Ukraine của mạng Viasat KA-SAT. Tuy nhiên, nó cũng gây ra tình trạng ngừng cung cấp dịch vụ cho hàng nghìn người dùng ở Ukraine và làm gián đoạn dịch vụ ở một số quốc gia Trung Âu khác.

Các modem bị ảnh hưởng có thể được khôi phục bằng cách khôi phục cài đặt gốc, nhưng để đề phòng, Viasat đã vận chuyển hơn 30.000 thiết bị thay thế để đưa khách hàng trực tuyến trở lại. Ngoại trưởng Mỹ AntonyBlinken cho biết, cuộc tấn công mạng nhằm “phá vỡ sự chỉ huy và kiểm soát của Ukraine trong cuộc xâm lược, và những hành động đó cũng đã có tác động lan tỏa sang các nước châu Âu khác”.

Ngoại trưởng Anh Liz Truss gọi vụ hack mạng internet vệ tinh này là “cố ý và độc hại” và Hội đồng EU cho biết, nó cũng đã gây ra “tình trạng mất liên lạc bừa bãi” ở Ukraine và một số nước thành viên EU. “Chúng tôi sẽ tiếp tục lên tiếng chỉ trích các hành vi ác độc và hành vi gây hấn vô cớ của Nga trên đất liền, trên biển và không gian mạng, đồng thời đảm bảo nước này phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng”, Liz Truss khẳng định.

Còn Josep Borrell, đại diện Cấp cao về Chính sách An ninh và Đối ngoại của Liên minh châu Âu cho biết: “Cuộc tấn công mạng không thể chấp nhận được này là một ví dụ khác cho thấy Nga tiếp tục có những hành vi vô trách nhiệm trong không gian mạng, vốn cũng là một phần không thể thiếu trong cuộc xâm lược Ukraine bất hợp pháp và phi lý. Hành vi như vậy đi ngược lại với kỳ vọng của các quốc gia thành viên Liên hợp quốc, trong khi đó Liên bang Nga cũng là quốc gia thành viên.

Người phát ngôn Josep Borrell còn cho biết: “Các cuộc tấn công mạng nhắm vào Ukraine, bao gồm cả các cơ sở hạ tầng quan trọng, có thể tràn sang các quốc gia khác và gây ra các tác động hệ thống khiến an ninh của công dân châu Âu gặp nguy hiểm”.

Liên minh châu Âu hiện cũng đang làm việc chặt chẽ với các đối tác của mình, đang xem xét các bước tiếp theo để ngăn chặn, ngăn cản, răn đe và ứng phó với các hành vi độc hại như vậy trong không gian mạng. Liên minh châu Âu cũng sẽ tiếp tục cung cấp hỗ trợ phối hợp về chính trị, tài chính và vật chất cho Ukraine để tăng cường khả năng phục hồi không gian mạng. Josep Borrell nói thêm: “Nga phải chấm dứt cuộc chiến này và chấm dứt sự đau khổ vô nghĩa cho con người”.

Có thể thấy, sự cố ngừng hoạt động của Viasat vẫn là cuộc tấn công mạng công khai nhất được thực hiện kể từ khi Nga xâm lược Ukraine, một phần vì vụ tấn công này gây ra hậu quả nghiêm trọng ngay lập tức cho người dùng internet vệ tinh trên khắp châu Âu và vì các modem bị tê liệt thường phải được thay thế thủ công.

Giám đốc An ninh mạng Rob Joyce của Cơ quan An ninh mạng thuộc Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ nói với tờ Reuters bên lề một hội nghị an ninh mạng hôm 10/5 rằng: “Hậu quả chính xác của vụ hack trên chiến trường Ukraine chưa được công khai, nhưng các hợp đồng của chính phủ cho thấy KA-SAT đã cung cấp kết nối internet cho các đơn vị quân đội và cảnh sát Ukraine. Và vụ phá hoại modem vệ tinh đã gây ra “tổn thất lớn về thông tin liên lạc trong giai đoạn đầu chiến tranh”.

EU và Mỹ chính thức công khai quy trách nhiệm Nga về sự cố mạng vệ tinh KA-SAT - Nga 2
Sự cố ngừng hoạt động của Viasat vẫn là cuộc tấn công mạng dễ thấy nhất được thực hiện kể từ khi Nga xâm lược Ukraine.Ảnh: @AFP.

Trong một tuyên bố, Cục Bảo vệ Thông tin và Truyền thông Đặc biệt của Nhà nước Ukraine tuyên bố rằng, Nga “là một quốc gia gây hấn, tấn công Ukraine không chỉ trên đất liền của chúng tôi mà còn trên cả không gian mạng”.

Đại sứ quán Nga tại Washington đã không đưa ra bình luận ngay lập tức nào sau khi các ý kiến này mới được công bố chính thức. Trước đây, phía Moscow thường xuyên phủ nhận họ thực hiện các hoạt động tấn công mạng.

Viasat cho biết trong một tuyên bố rằng họ “công nhận” các công bố này từ các quan chức phương Tây và sẽ tiếp tục làm việc với các quan chức chính phủ để điều tra vụ hack. Tuy nhiên, công ty đã không cung cấp cập nhật về bình luận của một quan chức Viasat cho Reuters vào cuối tháng 3 rằng, các tin tặc vẫn đang cố gắng can thiệp vào hoạt động của công ty, mặc dù hiệu lực của động thái này hoàn toàn bị hạn chế.

Vụ tấn công mạng internet vệ tinh phá hoại modem vẫn là vụ tấn công dễ thấy nhất trong cuộc chiến, nhưng nhiều vụ khác đã diễn ra kể từ đó và không phải tất cả chúng đều được công khai. Giám đốc An ninh mạng Rob Joyce nói: “Đó là sự kiện đơn lẻ lớn nhất. Chiến sự này cho thấy đang có một hình thức tấn công mới lạ, nhưng đã có nhiều cuộc tấn công ăn theo sau đó nhưng chưa được phát hiện hoặc công khai”.

Theo Reuters/Computerweekly

Có thể bạn quan tâm
Realme 9 4G: Lựa chọn mới trong phân khúc 7 triệu đồng

Realme 9 sẽ là đối thủ đáng gờm trong phân khúc 7 triệu đồng khi sở hữu nhiều đặc tính được người dùng trẻ yêu thích.

Galaxy S22 tại Mỹ rớt giá thảm 50% sau 2 tháng ra mắt

SellCell gần đây đã tiến hành một nghiên cứu tại thị tgrường Mỹ để tìm ra chiếc smartphone nào mất giá nhanh hơn, và có lẽ đây là điều mà người dùng Samsung không hề mong muốn.

Loạt laptop Yoga thế hệ mới được Lenovo nâng cấp có thiết kế mỏng nhẹ, hiệu năng cao

Lenovo vừa công bố loạt laptop thế hệ mới của dòng Yoga cao cấp, siêu mỏng, sử dụng Windows 11, vận hành bộ xử lý mới nhất của Intel hoặc AMD tại thị trường Mỹ.

Galaxy S23 Ultra sẽ sở hữu camera khủng 200 MP

Samsung, một trong những nhà sản xuất cảm biến hình ảnh nhiều nhất cho smartphone, có thể sẽ trang bị cho Galaxy S23 vào năm tới hệ thống máy ảnh ấn tượng.

FPT Digital ra mắt Dịch vụ đánh giá mức độ trưởng thành số của doanh nghiệp

Công ty tư vấn chuyển đổi số FPT Digital (thuộc Tập đoàn FPT) vừa tung ra Dịch vụ đánh giá về mức độ trưởng thành số. Được thiết kế phù hợp và sát thực với hoạt động của các doanh nghiệp tại Việt Nam, dịch vụ giúp doanh nghiệp nhìn nhận toàn bộ năng lực và vấn đề nội tại trong hành trình chuyển đổi số của doanh nghiệp.

Atos Unify giới thiệu giải pháp liên lạc thông tin hiệu quả dành cho ngành tài chính, ngân hàng

Atos Unify, hãng công nghệ có trụ sở tại Đức đã tổ chức giới thiệu các giải pháp mới cho các sàn giao dịch, thuộc ngành tài chính, ngân hàng tại Hà Nội ngày 6/5/2022.

Người dùng đã có thể mua bản sao vật lý của Windows 11

Sau hơn nửa năm ra mắt, cuối cùng Windows 11 cũng có thể đến tay người tiêu dùng thông qua một bản sao vật lý của hệ điều hành này.

Lenovo, Xiaomi và nhiều hãng công nghệ Trung Quốc đang rời thị trường Nga

Các công ty công nghệ Trung Quốc đang ngừng kinh doanh tại Nga bất chấp việc chính phủ Trung Quốc kêu gọi các công ty chống lại sức ép từ các lệnh trừng phạt của Mỹ và nhà cung cấp.

Teachmint ra mắt nền tảng dạy học trực tuyến qua di động phiên bản tiếng Việt

Teachmint, nhà cung cấp về giải pháp cơ sở hạ tầng cho giáo dục vừa công bố ra mắt nền tảng giảng dạy trên di động tại khu vực Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam với phiên bản tiếng Việt.

Apple sẽ làm mới toàn bộ dòng tai nghe AirPods

Apple sẽ ra mắt các thành viên mới trong gia đình tai nghe không dây AirPods của mình trong những tháng tới nhằm tiếp nối thành công của các thế hệ trước.