EU kêu gọi cấm hoàn toàn nhận dạng khuôn mặt nơi công cộng

Các cơ quan giám sát bảo vệ dữ liệu của EU kêu gọi "lệnh cấm chung" đối với bất kỳ việc sử dụng AI để xác minh danh tính con người. Ảnh: @Pixabay.

Hai cơ quan giám sát quyền riêng tư của châu Âu đã bắt tay cùng nhau để kêu gọi cấm sử dụng hoàn toàn công nghệ nhận dạng khuôn mặt trong không gian công cộng. Điều này đi ngược lại các quy tắc dự thảo của Liên minh châu Âu cho phép sử dụng công nghệ này vì lý do an ninh công cộng.

Ủy ban châu Âu vào tháng 4/2021 đã đề xuất các quy tắc về trí tuệ nhân tạo, bao gồm lệnh cấm đối với hầu hết các hoạt động giám sát, nhằm thiết lập kiểm soát lại các tiêu chuẩn toàn cầu cho một công nghệ chủ chốt hiện do Trung Quốc và Hoa Kỳ thống trị và ủng hộ.

Trước đây, đề xuất cho phép các ứng dụng AI có rủi ro cao được sử dụng trong các lĩnh vực như kiểm soát di chuyển công cộng và thực thi pháp luật. Tuy nhiên, với biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt mới, các công ty, tổ chức tại EU nguy cơ phạt tới 6% doanh thu toàn cầu nếu vi phạm.

EU kêu gọi cấm hoàn toàn nhận dạng khuôn mặt nơi công cộng - nhan dang khuon mat
Ảnh: @Pixabay.

Lệnh phản đối mới cần được đàm phán với các nước EU và các nhà lập pháp của khối trước khi nó trở thành luật chính thức được áp dụng trong toàn khối.

Hai cơ quan bảo mật dữ liệu chủ chốt gồm Ủy ban Bảo vệ Dữ liệu Châu Âu (EDPB) và Giám sát Bảo vệ Dữ liệu Châu Âu (EDPS) đã cảnh báo về những rủi ro cực kỳ cao, do nhận dạng sinh trắc học từ xa đối các cá nhân ở các khu vực công cộng.

“EDPB và EDPS kêu gọi một lệnh cấm chung đối với bất kỳ việc sử dụng AI để nhận dạng tự động sinh trắc học các đặc điểm của con người trong các không gian công cộng, chẳng hạn như nhận dạng khuôn mặt, dáng đi, dấu vân tay, nụ cười, cảm xúc, DNA, giọng nói, thao tác gõ phím và các tín hiệu sinh trắc học hoặc hành vi khác”, hai cơ quan giám sát cho biết trong một ý kiến chung.

Họ cho biết, các hệ thống AI sử dụng sinh trắc học để phân loại các cá nhân dựa trên dân tộc, giới tính, chính trị hoặc khuynh hướng tình dục cũng nên bị cấm hoàn toàn, vì điều này vi phạm theo Điều 21 của Hiến chương về Quyền cơ bản Con người. Cả hai nói rằng, việc sử dụng công nghệ để suy luận cảm xúc của một người không nên được đặt ngoài vòng pháp luật, ngoại trừ những trường hợp rất cụ thể, chẳng hạn như mục đích sức khỏe.

EU kêu gọi cấm hoàn toàn nhận dạng khuôn mặt nơi công cộng - nhan dang khuon mat 3
Ảnh: @Pixabay.

“Các ứng dụng như nhận dạng khuôn mặt trực tiếp can thiệp vào các quyền và tự do cơ bản đến mức chúng có thể đặt câu hỏi về bản chất của những quyền và tự do này,” người đứng đầu Ban bảo vệ dữ liệu châu Âu và Giám sát viên bảo vệ dữ liệu châu Âu cho biết.

“Một lệnh cấm chung đối với việc sử dụng nhận dạng khuôn mặt ở các khu vực có thể tiếp cận công cộng là điểm khởi đầu cần thiết, nếu chúng ta muốn bảo vệ các quyền tự do của mình và tạo ra một khuôn khổ pháp lý lấy con người làm trung tâm cho AI”, Chủ tịch EDPB Andrea Jelinek và người đứng đầu EDPS Wojciech Wiewiorowski cho biết trong một tuyên bố chung.

Họ còn nói: “Quy định được đề xuất cũng nên cấm mọi loại hình sử dụng AI để chấm điểm xã hội, vì nó đi ngược lại các giá trị cơ bản của EU và có thể dẫn đến phân biệt đối xử, bất bình đẳng xã hội, cộng đồng”.

Tuy nhiên, một số nhà lập pháp EU nêu ý kiến mong muốn điều chỉnh không có lệnh cấm hoàn toàn đối với việc sử dụng công nghệ AI để nhận dạng công khai. Điều này bao gồm các ngoại lệ đặc biệt cho phép sử dụng tính năng nhận dạng khuôn mặt hàng loạt trong các trường hợp như tìm kiếm một đứa trẻ mất tích, ngăn chặn mối đe dọa khủng bố, hoặc truy tìm kẻ bị tình nghi phạm tội nghiêm trọng.

EU kêu gọi cấm hoàn toàn nhận dạng khuôn mặt nơi công cộng - nhan dang khuon mat 1
Ảnh: @Pixabay.

Việc đưa ra các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn đối với việc sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt có thể sẽ khơi lại cuộc tranh luận về việc liệu hoạt động này có nên bị cấm hoàn toàn hay không, vì các chuyên gia cảnh báo rằng nó vẫn đầy rủi ro.

Mặc dù ý kiến này không có tính ràng buộc, nhưng nó có sức nặng nhất định đối với Ủy ban, các nước EU và Nghị viện châu Âu ở giai đoạn hiện tại cũng như thời gian tới. Các đề xuất đưa ra này hiện sẽ được Nghị viện châu Âu và các quốc gia thành viên thảo luận cho đến ít nhất là năm 2023 trước khi trở thành luật chính thức.

Có thể bạn quan tâm
Xiaomi mở xưởng phim, thúc đẩy quay phim bằng camera điện thoại

Mới đây, Xiaomi đã tạo một tài khoản mới trên Weibo để dành riêng cho một bộ phận mới. Đó là xưởng phim rất riêng của họ có tên gọi chính thức là Xiaomi Studios. Một số chuyên gia nhận định, đây có thể là một chiến lược tiếp thị tốt để Xiaomi quảng bá tính năng camera của mình.

Samsung tìm cách chiêu mộ các cựu kỹ sư của Apple và AMD cho dự án chip mới

Một tin đồn lan truyền, Samsung đang cố gắng thuê các cựu kỹ sư của Apple và AMD cho một dự án kiến trúc chip tùy chỉnh sắp tới của mình.

FPT đồng hành trợ lực doanh nghiệp kinh doanh không gián đoạn trong mùa dịch

Ngày 21/6, đồng hành cùng doanh nghiệp Việt hướng tới mục tiêu kinh doanh không gián đoạn, giảm thiểu và chủ động ứng phó trước tác động của đại dịch Covid-19, FPT công bố triển khai chuỗi hành động nhằm tìm kiếm giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp trên tất cả các khía cạnh, từ kinh doanh, vận hành đến quản trị nhân sự.

Lỗi iOS khiến tên mạng cụ thể có thể vô hiệu hóa Wi-Fi trên iPhone

Một lỗi liên quan đến việc đặt tên mạng không dây đã được phát hiện trong iOS làm vô hiệu hóa hiệu quả khả năng kết nối Wi-Fi của iPhone.

Các đại gia công nghệ Đài Loan thay chính phủ mua vaccine Covid-19

Với số ca mắc Covid-19 ngày càng tăng đe dọa ngành công nghệ quan trọng của đất nước, nổi bật là việc thiếu hụt chất bán dẫn toàn cầu, chính phủ Đài Loan đang cho phép các tập đoàn công nghệ hùng mạnh mua vaccine Covid-19 thay mặt cho họ.

Bộ TT&TT ban hành Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội

Ngày 17/6, Bộ TT&TT ra Quyết định 874/QĐ-BTTTT ban hành Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội. Nội dung chính xoay quanh 4 quy tắc ứng xử chung: Tôn trọng, tuân thủ pháp luật; Lành mạnh; An toàn, bảo mật thông tin và Trách nhiệm.

KLEVV ra mắt hai ổ cứng SSD M.2 PCIe mới

Hai ổ cứng SSD M.2 PCIe mới là CRAS C920 và CRAS C720 đều là bản nâng cấp của phiên bản CRAS C710 ra mắt vào năm ngoái. Trong đó, phiên bản CRAS C920 sử dụng chuẩn giao tiếp PCIe Gen4 x4 cho tốc độ đọc đạt 7.000MB/s.

TP.HCM khởi động chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 thần tốc

Sáng 19/6, TP.HCM khởi động chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 tại một công ty ở Khu Công nghệ cao, phường Long Thạnh Mỹ, TP Thủ Đức cho khoảng 500 công nhân, khởi đầu cho đợt tiêm chủng vaccine Covid-19 lớn nhất diễn ra trong 7 ngày tới.

Google xây dựng giải pháp giúp các thiết bị Android thấy nhau khi bị thất lạc

Google được cho là đang phát triển giải pháp Find My Device Network để giúp các thiết bị Android được tìm thấy khi bị mất lạc thông qua cộng đồng, tương tự như cách Apple làm.

Apple muốn mượn LG để trả thù Samsung ngay tại xứ Hàn

Apple rõ ràng đang có kế hoạch thiết lập quan hệ đối tác mới với LG. Sự hợp tác này sẽ giúp Apple bán các sản phẩm của mình từ các cửa hàng bán lẻ thực tế trước đây của LG ở Hàn Quốc.