Ngày 4/4/2012, hội Tin học TPHCM (HCA) đã tổ chức cuộc tọa đàm “khẩn cấp” về dự thảo Nghị định Dịch vụ công nghệ thông tin vừa được Bộ TT-TT soạn thảo với sự tham dự của các doanh nghiệp hội viên, cơ quan báo chí. Nhiều ý kiến tại buổi tọa đàm cho rằng các điều khoản trong Nghị định được xây dựng sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp và cho cả sự phát triển của chính bản thân các dịch vụ. Các ý kiến được TH&ĐS ghi nhận.
Nghị định gồm 6 chương, 30 điều và một bảng danh mục dịch vụ CNTT được phân thành 9 nhóm với 54 loại dịch vụ đính kèm. Nghị định Dịch vụ CNTT được đánh giá là một nghị định cực kỳ quan trọng, bởi hầu như tất cả các doanh nghiệp CNTT Việt Nam hiện nay đều liên quan đến cung cấp dịch vụ CNTT. Tuy nhiên, theo ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch HCA, tinh thần xuyên suốt nổi bật lên trong Nghị định này là sự “ôm đồm” của Bộ TT-TT, vai trò quản lý của các địa phương thì lại rất mờ nhạt, không hề được nhắc đến trong Nghị định, những ưu đãi cho các dịch vụ CNTT càng không rõ ràng.
Điều đó thể hiện rõ khi Nghị định quy định, Bộ TT-TT sẽ cấp mã số quản lý sản phẩm của dịch vụ CNTT, doanh nghiệp sẽ phải đăng ký sản phẩm, đăng ký dịch vụ với Bộ TT-TT. Trong khi đó, theo nguyên tắc, khi cung cấp dịch vụ doanh nghiệp đã phải đăng ký kinh doanh, còn việc quản lý mã số sản phẩm, dịch vụ thì thường do Cục Thống kê phụ trách. Hay như trong đào tạo không chính quy, dạy nghề, cấp chứng chỉ hành nghề về CNTT, Nghị định cũng đã tạo nên sự chồng chéo với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội khi đặt ra thêm những quản lý, đăng ký mới. Việc cấp phí đào tạo trong Nghị định dự đoán cũng sẽ khó thực hiện vì “đụng” đến những quy định đã có của Bộ Tài chính và luật thuế thu nhập doanh nghiệp…
Theo phân tích của ông Lê Trường Tùng, Hiệu trưởng ĐH FPT, tại Điều 9 quy định “Khoản kinh phí của tổ chức, cá nhân tài trợ, hỗ trợ cho hoạt động giáo dục đào tạo và nghiên cứu – phát triển về CNTT của các sở ngành đào tạo, các trung tâm nghiên cứu – phát triển được tính vào chi phí hợp lý của tổ chức, cá nhân khi tính thuế” sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lách thuế. Bởi các doanh nghiệp sẽ “đẻ” ra cơ sở đào tạo, nghiên cứu của riêng mình và chuyển hết lợi nhuận sang cho đơn vị đó dưới dạng tài trợ thì doanh nghiệp sẽ được lợi từ phần chênh lệch thuế và lợi nhuận của đơn vị đó (hiện thuế thu nhập doanh nghiệp dành cho các cơ sở đào tạo chỉ khoảng 10%, còn thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp CNTT từ 20 – 25%).
Điều kiện cấp phép cung cấp dịch vụ CNTT (Điều 15) quy định đối với dịch vụ điện toán đám mây, doanh nghiệp phải đã áp dụng hệ thống quản lý an toàn, bảo mật thông tin theo tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC 27001:2009 hoặc ISO/IEC 27001:2005 mới được cung cấp, theo ông Lữ Hồng Chương, Phó Tổng Giám đốc Misa cũng là một quy định ngặt nghèo, vì như thế chỉ đếm trên đầu ngón tay doanh nghiệp đạt được tiêu chuẩn này. Tại Điều 5 quy định các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó nêu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ CNTT cho tổ chức, cá nhân để tổ chức, cá nhân sử dụng vào các hoạt động bất chính, gây phương hại đến xã hội sẽ bị quy trách nhiệm theo ông Tùng rất khó, vì khi cung cấp dịch vụ doanh nghiệp làm sao biết được người sử dụng dùng vào mục đích gì.
Riêng về bảng danh mục dịch vụ CNTT, ông Dũng nhận xét, danh mục chủ yếu được phân loại theo tên gọi mà không xếp theo bản chất của dịch vụ. Dẫn đến tên một dịch vụ nào đó có thể được xếp ở nhóm này nhưng cũng đúng nếu đứng ở nhóm kia. Theo ông Dũng, dịch vụ ươm tạo doanh nghiệp cần nên bổ sung vào bảng danh mục và có những chính sách hỗ trợ, vì hiện nay dịch vụ này không phát sinh lãi, nếu không có những ưu đãi sẽ khó có doanh nghiệp nào theo.
Theo nhiều ý kiến tại cuộc họp, dự thảo cần phải gia cố thêm chất lượng và tập trung vào trọng tâm. Theo đó, Nghị định phải bắt đầu xây dựng từ mục tiêu, dịch vụ nào được quản lý, hỗ trợ thì đưa vào, ngược lại thì không đưa vào để tránh sự chồng chéo giữa các luật, giữa các bộ ngành cùng nhau quản lý.
Bạch Đông
Dù đã qua đời năm 1996, Tupac Shakur, được mệnh danh là thiên tài rapper và là người tình cũ của Madonna, vẫn “bận rộn” trình diễn trong Lễ hội âm nhạc Coachella tại California (Mỹ).
Từ một trang web sex, alauxanh… trở thành đường dây cung cấp gái gọi quy mô lớn. Hàng trăm chân dài xinh đẹp dưới sự chỉ đạo của alauxanh sẵn sàng phục vụ quý ông khắp các miền Bắc – Trung – Nam.
Trong khi câu chuyện về thuế còn nhiều tranh cãi, có một thực tế cho thấy hiện nay vẫn còn tình trạng không công bằng khi quản lý nội dung giữa các dịch vụ trực tuyến nước ngoài và trong nước.
Năm 2001, Đề án Tin học hóa hành chính nhà nước (Đề án 112) đã được Chính Phủ thông qua mở đầu cho việc xây dựng Chính phủ điện tử (CPĐT) tại Việt Nam. Hơn 10 năm triển khai, mô hình CPĐT gặt được những thành công và cả thất bại. Những tư liệu và đánh giá trong tài liệu “Tổng quan quá trình phát triển CPĐT Việt Nam và những giải pháp trong tương lai” (gọi tắt là tài liệu) chuẩn bị cho hội thảo Quốc gia về CPĐT năm 2012 (eGov 2012) tháng 7/2012 dưới đây là sự soi lại chặng đường đã đi qua cũng như cố gắng đạt được các kết quả thích đáng hơn cho nền hành chính Việt Nam.
Cuộc đời nhà sáng lập trang web WikiLeaks sẽ trở thành chủ đề cho một bộ phim mới, với sự tham gia diễn xuất của những diễn viên gạo cội.
AOL đã bán phần lớn số bản quyền sáng chế của mình cho Microsoft với giá khoảng 1 tỉ USD. Đây có lẽ đã là con số khiến cho AOL hài lòng sau một khoảng thời gian rất dài đi tìm đối tượng bán phù hợp.
Charlie Kindel, người vừa mới rời khỏi Microsoft sau 21 năm làm việc, từng trên cương vị phụ trách mảng Windows Phone đã có một bài viết nói về vần đề mà nền tảng non trẻ này gặp phải. Đó là mối quan hệ không được ngọt ngào giữa các nhà mạng, các nhà sản xuất và tất nhiên là cả Windows Phone. Theo ông, các nhà mạng và các OEM đã miễn cưỡng phát hành Windows Phone trong khi Android của Google thì giảm bớt “va chạm” trong chặng đường cuối tới tay người dùng.
Các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài cung cấp thông tin công cộng qua biên giới có số lượng lớn người sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam sẽ phải thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Gã khổng lồ Web một thời Yahoo tiếp tục lún sâu trong khủng hoảng khi một loạt quan chức chủ chốt dứt áo ra đi.
Chín tháng sau khi đồng ý mua lại Skype với cái giá 8,5 tỷ USD, các thiết bị cầm tay Microsoft Windows Phone đã được trang bị phiên bản beta của dịch vụ chat bằng giọng nói và video này. Phiên bản beta được cung cấp miễn phí trên Windows Phone Marketplace. Mặc dù những chiếc điện thoại thông minh đầu tiên chạy Windows Phone không có camera phía trước cho chức năng gọi video, nhưng những mô hình mới đã xuất hiện và hỗ trợ cuộc gọi video trên Skype. Dưới sự điều hành và định hướng của Microsoft, Skype hứa hẹn sẽ là vũ khí cạnh tranh xứng đáng với món tiền khổng lồ mà hãng này đã bỏ ra.