Thượng viện Mỹ vừa chính thức phê chuẩn dự luật cấm các cơ quan chính phủ sử dụng quỹ liên bang để mua thiết bị viễn thông từ các công ty được coi là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia, bao gồm Huawei.
Theo The Hill, Đạo luật “Mạng viễn thông an toàn và đáng tin cậy” vừa được thông qua này sẽ khiến hoạt động mua thiết bị từ các công ty như Huawei và ZTE là vi phạm. Các nhà lập pháp Mỹ giải thích rằng dự luật này sẽ giúp bảo vệ mạng di động của Mỹ khỏi sự can thiệp nguy hiểm của nước ngoài.
Về cơ bản, dự luật cấm Ủy ban Truyền thông liên bang Mỹ (FCC) sử dụng tiền để giúp các nhà mạng mua thiết bị từ các công ty đó, kèm yêu cầu FCC tạo nguồn quỹ 1 tỷ USD để giúp các nhà mạng nhỏ hơn loại bỏ và thay thế bất kỳ thiết bị mạng nghi ngờ nào.
Được biết, hồi tháng 11/2019, FCC cũng đã bỏ phiếu nhất trí cấm sử dụng Quỹ dịch vụ toàn cầu (USF) trị giá 8,5 tỷ USD mỗi năm để mua thiết bị và dịch vụ từ các nhà cung cấp Huawei và ZTE.
Ngay sau khi dự luật được ban hành, Huawei đã khẳng định dự luật không giải quyết các vấn đề an ninh mạng cấp bách nhất, có thể gây rủi ro cho một số khách hàng của công ty hiện nay trong việc triển khai kết nối mạng đến các khu vực vùng sâu vùng xa. Dự luật cũng làm giảm khả năng của các nhà cung cấp băng rộng để cung cấp các thiết bị mạng an toàn nhất, gây tổn hại đến người tiêu dùng và doanh nghiệp địa phương.
Trước đó, vào tháng 5/2019, Mỹ đã đưa Huawei vào danh sách đen của Bộ Thương mại Mỹ, nơi công ty tạo ra những lỗ hổng bảo mật trên thiết bị của mình để do thám người dùng và gửi dữ liệu đến chính phủ Trung Quốc, gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia Mỹ. Lệnh cấm được đưa ra khiến Huawei không thể tham gia vào các triển khai mạng di động ở Mỹ cũng như hạn chế khả năng mua sản phẩm từ các công ty Mỹ.
Ngoài Huawei, ZTE cũng nằm trong viễn cảnh tương tự. Tuy nhiên, cả hai công ty này đã nhiều lần phủ nhận cáo buộc từ chính phủ Mỹ, trong đó Huawei đã tố chính phủ Mỹ đưa ra các cáo buộc hoàn toàn không có cơ sở.
An Nhiên
Giúp Bphone có thể giao tiếp tối ưu nhất cho người Việt là một điều rất đáng hoan nghênh, tuy nhiên cách mà BKAV đang triển khai dự án của mình đang bị nghi ngờ về tính hiệu quả.
Sáng nay 29/2, Hàn Quốc có thêm 594 nhiễm mới virus Covid-19, tăng mạnh nhất từ khi dịch bệnh bùng phát, số người nhiễm đã gần 3.000 người. Hàng ngàn người không được nhập viện phải cách ly tại nhà.
Do lo ngại virus corona, Google sẽ buộc phải thay đổi địa điểm sản xuất chiếc điện thoại Pixel của mình và Việt Nam là một điểm đến tiềm năng.
5310 Xpress Music từng là một trong những điện thoại chuyên âm nhạc bán chạy nhất trong lịch sử, và hiện tại chiếc điện thoại này đang có cơ hội hồi sinh lần thứ hai.
Kaspersky vừa tiết lộ một số nhóm tin tặc đã và vẫn đang hoạt động ở Đông Nam Á, với sự gia tăng ngày càng tinh vi của các nhóm tấn công APT, và hầu hết các chiến dịch đều liên quan đến địa chính trị.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ đã bỏ Việt Nam ra khỏi danh sách các nước cần lưu ý về nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng (Risk of Community Spread).
Theo số liệu của Canalys top 10 điện thoại bán ra nhiều nhất trên toàn cầu vào quý 4/2019, ngoài iPhone chiếm đến 5 vị trí dẫn đầu thì phía Android chỉ có 5 dòng giá mềm của Xiaomi và Samsung.
Theo hãng tin Yonhap (Hàn Quốc), 1.848 tín đồ của giáo phái Tân Thiên Địa được xét nghiệm virus Covid-19, 82% cho kết quả dương tính.
Cục phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vừa đưa ra infographic hướng dẫn để râu đúng cách khi đeo khẩu trang.
Giao tiếp bằng tiếng Việt hoàn toàn sẽ là mảnh ghép rất lớn giúp BPhone trở thành một sản phẩm hoàn toàn của người Việt.