Dữ liệu quý dễ bị tổn thương, cần được bảo vệ nhằm ngăn chặn tội phạm mạng

Tại sao bảo vệ dữ liệu lại là chìa khóa quan trọng để duy trì quyền riêng tư trong bối cảnh tội phạm mạng gia tăng. Ảnh: @AFP.

Bảo vệ dữ liệu cũng là một trong những thách thức chính của chuyển đổi kỹ thuật số trong các tổ chức thuộc mọi quy mô.

Nếu bạn từng thắc mắc tại sao các ứng dụng và trang web dường như biết trước những gì bạn muốn thì câu trả lời chính là dữ liệu. Bởi trong thời đại công nghệ số, dữ liệu vừa là nguồn tài nguyên dồi dào, vừa vô cùng quý giá. Trung bình, có khoảng hơn 328 triệu terabyte dữ liệu được tạo ra mỗi ngày, và dự kiến sẽ có 120 zettabyte lượng dữ liệu có thể được tạo ra trong năm 2023. Nhưng cho đến năm 2025, con số này sẽ đạt mức 180 zettabyte.

Nhiều người đã ví nó như dầu hoặc vàng mới, vốn là những nguồn tài nguyên thô cung cấp năng lượng quan trọng cho nền kinh tế. Vì vậy, dữ liệu dù có giá trị cao nhưng rất dễ bị tổn thương và cần được bảo vệ.

Thật không may, ngành công nghệ chưa thể ngăn chặn làn sóng vi phạm dữ liệu làm xói mòn trải nghiệm kỹ thuật số của người dùng, và gây nguy hiểm cho sự an toàn của các cá nhân, an ninh tài chính của các cá nhân, cũng như các tổ chức.

Số vụ vi phạm dữ liệu đã tăng gần như hàng năm trong hơn một thập kỷ qua, và mặc dù con số này có giảm nhẹ vào năm 2022, nhưng quy mô ảnh hưởng vẫn tăng lên, nó ảnh hưởng đến nhiều người Mỹ ở mức hơn 42% so với năm 2021.

Bảo vệ dữ liệu là tập hợp các chiến lược và quy trình bạn có thể sử dụng để bảo đảm quyền riêng tư, tính khả dụng và tính toàn vẹn của dữ liệu của mình. Nó đôi khi còn được gọi là bảo mật dữ liệu.

Theo Dimitri Shelest (người sáng lập và Giám đốc điều hành của OneRep, một công ty bảo vệ quyền riêng tư chuyên xóa các hồ sơ công khai khỏi Internet), thì giải quyết vấn đề này không hề dễ dàng, nhưng đây là những gì cần thiết để tạo ra một hệ sinh thái trực tuyến an toàn hơn, sôi động hơn, mang lại lợi ích cho tất cả mọi người.

Chúng ta cần quy định về quyền riêng tư quốc gia

Theo quan điểm của Dimitri Shelest, vì dữ liệu thúc đẩy tội phạm mạng nên chúng ta phải cắt đứt chuỗi cung ứng vấn nạn này ngay tại nguồn. Điều đó đòi hỏi các hành động pháp lý nhất định.

Tuy nhiên, việc hiểu các quy định về quyền riêng tư ngày nay rất phức tạp, vì sự chắp vá toàn cầu của các chính sách và quy định khiến người tiêu dùng thấy tràn ngập các thông báo về cookie, nhưng thường không thực sự bảo vệ được thông tin cá nhân của mọi người.

Được thông qua vào năm 2016, Quy định chung về bảo vệ dữ liệu (General Data Protection Regulation- viết tắt là GDPR) của Châu Âu là quy định về quyền riêng tư đầu tiên và nổi bật nhất. Ngày nay, cũng có 137 trong số 194 quốc gia đã thực thi luật bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư cá nhân, đồng thời nhiều quốc gia khác đang trong quá trình phát triển các giải pháp nhất định.

Ở Mỹ, vẫn còn nhiều việc phải làm để xây dựng những biện pháp bảo vệ toàn diện như vậy. Hiện tại, chưa đến 10 tiểu bang ở Mỹ có luật hiện hành quy định loại dữ liệu cá nhân mà các công ty có thể thu thập và cách sử dụng dữ liệu đó. Một số bang đang tiến hành xây dựng luật, nhưng hầu hết các dự luật bị trì trệ hoặc chưa có hành động khẩn trương nào.

Cho đến khi mà các quốc gia, khu vực thiết lập các luật toàn diện và rõ ràng nhằm hạn chế việc tích lũy, và sử dụng bừa bãi dữ liệu người tiêu dùng, thực trạng xâm phạm dữ liệu hiện tại có thể vô tình tiếp tục trang bị cho những bọn hacker nhiều cơ hội để lấy thông tin dữ liệu người dùng cần thiết cho các hoạt động bất chính.

Chúng ta cần sự tự thân vận động từ các cá nhân cho đến các tổ chức công ty

Với tư cách là lãnh đạo công ty, họ phải nhận thức được môi trường trực tuyến đầy rủi ro, và thực hiện các bước để bảo vệ thông tin cá nhân (và công ty) của mình.

Theo báo cáo của Deloitte, 91% các cuộc tấn công mạng bắt đầu bằng email lừa đảo. Những email độc hại này tận dụng những thông tin sẵn có để tạo ra những hành vi lừa đảo nghe có vẻ thuyết phục và ngày càng khó phát hiện.

Ở cấp độ cá nhân, chúng ta không thể tiếp tục cung cấp cơ hội thuận lợi cho những kẻ xấu để thực thi những cuộc tấn công này. Để đáp lại, các cá nhân nên thực hiện các bước để lấy lại quyền kiểm soát thông tin cá nhân của mình, và giúp đỡ những người khác như người thân và đồng nghiệp của chúng ta làm điều tương tự.

• Xóa thông tin khỏi các trang tìm kiếm người trực tuyến

Hàng chục nền tảng tìm kiếm người trực tuyến đã thu thập thông tin nhận dạng cá nhân và bán lại cho các khách hàng của họ. Vì thế, việc bạn nên xóa dữ liệu khỏi các dịch vụ này có thể loại bỏ một nguồn được sử dụng giúp các hành vi lừa đảo trực tuyến dần được đẩy lùi.

• Hạn chế đăng thông tin cá nhân, dữ liệu lên mạng xã hội

Đăng bài trên mạng xã hội là việc thường xuyên của nhiều người, nhưng điều quan trọng là phải kiểm soát quyền truy cập vào thông tin này để bảo vệ dữ liệu riêng tư.

Ví dụ: Một cuộc khảo sát người tiêu dùng cho thấy, hơn một nửa số người được hỏi cho biết đã chia sẻ quá mức dữ liệu cá nhân của mình trên mạng xã hội, trong nhóm người này, 50% đã đăng tên và hình ảnh của con cái họ, 72% đăng lễ kỷ niệm sinh nhật và nhiều bài đăng còn gắn thẻ vị trí địa lý của họ.

• Xem lại các phương pháp hay nhất về an ninh mạng

Thực hiện theo các phương pháp hay nhất về an ninh mạng đơn giản, như sử dụng mật khẩu mạnh, duy nhất và bật xác thực hai yếu tố cho mọi tài khoản, có thể giảm đáng kể nguy cơ bị tấn công mạng hoặc bị tấn công vi phạm dữ liệu.

Ngoài ra, các cá nhân nên kiểm tra cài đặt quyền riêng tư trên các trang truyền thông xã hội, đóng các tài khoản không sử dụng, và xóa các ứng dụng điện thoại thông minh không sử dụng, kiểm tra cài đặt quyền riêng tư của trình duyệt và cân nhắc sử dụng VPN.

Nói cách khác, chúng ta phải luôn nghĩ rằng, dữ liệu cá nhân và thông tin riêng tư của mình luôn trở thành mồi nhử tiếp cận sâu rộng hơn những gì chúng ta nghĩ hoặc dự đoán, vì thế mà chúng ta nên thực hiện các bước chủ động để ngăn chặn sự lây lan tấn công tiếp cận dữ liệu đó.

Dữ liệu quý dễ bị tổn thương, cần được bảo vệ nhằm ngăn chặn tội phạm mạng - du lieu
Ngày càng có nhiều tội phạm mạng sử dụng dữ liệu trực tuyến của các cá nhân, tổ chức để tiến hành lừa đảo. Ảnh: @AFP.

Chúng ta cần những tiến bộ công nghệ và sự hợp tác

Theo Dimitri Shelest, chúng ta sẽ không giải quyết những thách thức an ninh mạng này một mình. Chúng ta phải làm việc cùng nhau, hợp tác giữa các ngành và trong các tổ chức để ngăn chặn tội phạm mạng.

Văn hóa hợp tác giữa các doanh nghiệp, cơ quan chính phủ và các tổ chức an ninh mạng có thể tăng cường và đẩy nhanh việc chia sẻ thông tin, áp dụng các tiêu chuẩn được chấp nhận rộng rãi về an ninh mạng, và thúc đẩy các phương pháp phòng thủ hay nhất.

Khi kết hợp với các công nghệ mới nổi như trí tuệ nhân tạo và máy học, chúng ta có thể nhận được các công cụ tinh vi để xác định, giảm thiểu và ngăn chặn các mối đe dọa trên mạng.

Nói tóm lại, khi chúng ta điều hướng thế giới kỹ thuật số được kết nối với nhau, điều quan trọng là phải hiểu rằng, bảo vệ dữ liệu không chỉ là trách nhiệm của cá nhân, mà còn là trách nhiệm của tập thể. Bằng cách thúc đẩy những thay đổi mang tính hệ thống, đồng thời thực hiện các biện pháp cá nhân và toàn công ty để bảo vệ dữ liệu của mình, chúng ta có thể hạn chế sự gia tăng của tội phạm mạng, đảm bảo một hệ sinh thái kỹ thuật số an toàn hơn, sôi động hơn cho tất cả mọi người.

Theo Forbes

Có thể bạn quan tâm
FPT hợp tác với LandingAI của Mỹ trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Joe Biden

Ngày 11/9, nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT Trương Gia Bình công bố chiến lược đầu tư vào Mỹ, phát triển nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực AI và thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam.

Sony ra mắt bộ đôi máy ảnh nhỏ gọn, đa dụng Alpha 7CR và 7C II

Hai sản phẩm mới nhất trong dải sản phẩm máy ảnh full-frame nhỏ gọn Alpha 7C: Alpha 7C II và Alpha 7CR vừa được chính thức ra mắt ở Việt Nam với giá từ 50,99 triệu đồng.

Khởi động cuộc thi DENSO Factory Hacks dành cho cộng đồng công nghệ

DENSO Factory Hacks là cuộc thi Hackathon dành riêng cho cộng đồng đam mê công nghệ, lần đầu tiên được tổ chức bởi Công ty DENSO Việt Nam và FPT Software.

Apple sẽ không ra mắt iPhone 15 Ultra trong năm nay

Apple sẽ không ra mắt iPhone 15 Ultra hoặc iPhone Ultra tại sự kiện Wonderlust. Thay vào đó, công ty có thể ra mắt dòng Ultra dưới dạng dòng iPhone riêng biệt vào năm 2024.

Mỹ và Việt Nam ký thỏa thuận chuỗi cung ứng bán dẫn

Chính phủ Mỹ và Việt Nam hôm 10/9 đã ký thỏa thuận chuỗi cung ứng chất bán dẫn nhằm mở rộng khả năng trong hệ sinh thái bán dẫn Việt Nam, hỗ trợ ngành công nghiệp Mỹ.

Keysight cải tiến giải pháp kiểm thử phần mềm tự động

Eggplant Test 7.0, một phiên bản nâng cao của giải pháp kiểm thử phần mềm tự động với các tính năng tích hợp mạnh mẽ sẽ giúp cho đội ngũ đảm bảo chất lượng (QA) kiểm thử ứng dụng di động đồng thời trên nhiều thiết bị và hệ điều hành.

Chiến lược của Apple là tăng giá iPhone 15

Các nhà phân tích từ Wedbush nói rằng, bất chấp việc Apple tăng giá đối với iPhone 15 Pro, nhu cầu vẫn khá cao do người dùng đang bị dồn nén một thời gian.

Công cụ AI đang cướp mất công việc của dịch giả

Một nhà văn, biên tập viên kiêm dịch giả nói rằng, anh ấy đã bị sa thải sau khi một công ty truyền thông bắt đầu sử dụng AI (trí tuệ nhân tạo) để dịch các bài báo.

Cập nhật ngay iPhone để vá lỗ hổng quan trọng

Apple vừa phát hành bản cập nhật bảo mật quan trọng cho iPhone và iPad để vá một lỗ hổng đặc biệt độc hại cho phép tin tặc chiếm lấy thiết bị của người dùng mà không cần lừa nạn nhân tương tác.

Metaverse, Web 3.0 với Internet Tương lai: Điều doanh nghiệp cần biết!

Bỏ qua những lời cường điệu thổi phồng hay cả lời phê bình, Web3 và metaverse (vũ trụ ảo) đang định hình các lớp ứng dụng mới cho Internet. Làm thế nào các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về sự phát triển này, và ý nghĩa của nó đối với các doanh nghiệp, tổ chức và xã hội?