Đủ các chiêu trò lừa đảo, từ giả vờ yêu đến hội kín Illuminati

Kaspersky đã phát hiện hơn 5.260 vụ lừa đảo qua email do các đối tượng Nigeria dẫn đầu tại Việt Nam trong năm 2023 và 2024. Ngoài những hứa hẹn béo bở để dụ dỗ nạn nhân nhằm chiếm đoạt tài sản, các chiêu trò lừa đảo mới nhất còn có thể đến như giả vờ yêu đương để yêu cầu nạn nhân thanh toán chi phí đi lại, mạo danh doanh nhân giàu có tìm kiếm cơ hội đầu tư, và thậm chí kẻ lừa đảo tự nhận đại diện cho Illuminati – một hội kín có từ thời kỳ Khai sáng (thế kỷ 17-18).

Chiêu trò lừa đảo của nhóm người Nigeria thường yêu cầu nạn nhân phải thanh toán trước một khoản phí nào đó. Kẻ gian thường hứa hẹn một số tiền lớn, cơ hội đầu tư hấp dẫn hoặc đặc quyền riêng biệt và yêu cầu nạn nhân phải trả trước một khoản phí. Khoản phí này được ngụy trang dưới các hình thức như phí xử lý, phí pháp lý hoặc phí đi lại. Ngay khi nạn nhân nhẹ dạ nghe theo, kẻ gian sẽ lập tức biến mất cùng số tiền. Tên gọi của thực trạng lừa đảo này bắt nguồn từ việc những email lừa đảo được gửi dưới danh nghĩa của các cá nhân giàu có và có tầm ảnh hưởng từ Nigeria. Theo thời gian, nội dung của các email lừa đảo này ngày một biến tướng, khi kẻ gian trở nên tinh vi hơn trong việc khai thác các sự kiện thời sự và xu hướng phổ biến để thu hút sự chú ý của nạn nhân.

Trong năm 2024, Kaspersky đã phát hiện những biến thể mới của hình thức lừa đảo yêu cầu thanh toán trước, bao gồm cả những chiêu trò quen thuộc (như mạo danh người giàu mắc bệnh nặng) lẫn các thủ đoạn hiếm gặp hơn. Một số chiêu trò lừa đảo trong số đó rất tinh vi, chẳng hạn như giả vờ kết bạn qua mạng. Trong đó, kẻ gian sẽ làm quen và trò chuyện trực tuyến với nạn nhân, nhưng khi nạn nhân muốn gặp mặt trực tiếp, “đối tác” sẽ viện cớ không đủ tiền mua vé máy bay hoặc làm visa và yêu cầu hỗ trợ tài chính. Hoặc trong một thủ đoạn khác, kẻ xấu có thể nói muốn gửi một món quà đắt tiền cho đối phương, nhưng yêu cầu người nhận thanh toán phí vận chuyển vì chúng không đủ khả năng chi trả. 

Một trường hợp lừa đảo kỳ lạ khác là email giả danh hội kín Illuminati, khi kẻ gian tuyên bố sẵn sàng chia sẻ quyền lực và tài sản nếu người nhận đồng ý gia nhập tổ chức bằng cách phản hồi email. 

Đủ các chiêu trò lừa đảo, từ giả vờ yêu đến hội kín Illuminati - AD 4nXcMAtiBd2sWP41ipx73tqNstFvwANv Er5PtiLRjzkqrVq5r7s4IU1q7ZmHVQqC0zmuPbc4uDiknGT76x2G2JcAhxFmrcGXAtxSOqeav0KCDhDPQnpFeptVk9bbZuh g8U4fkgYyHul0HBCWVmj4aA?key=tMVgefSUkpDkNmIx6s Ku SL

Một email lừa đảo được cho là gửi thay mặt cho hội kín Illuminati

Nhóm nghiên cứu của Kaspersky còn phát hiện một chiêu trò lừa đảo khác là email giả danh giám đốc của một công ty xổ số châu Âu, với nội dung email gần như trống rỗng. Thông tin về “giải thưởng” được đính kèm trong tệp PDF, yêu cầu người nhận cung cấp tên, địa chỉ, số điện thoại và thậm chí cả chức danh công việc để nhận thưởng.


Đủ các chiêu trò lừa đảo, từ giả vờ yêu đến hội kín Illuminati - AD 4nXfzO zpCIAbM6lV4gzR40g4TsLIsYguBWhD3rORmd zn00 HGwhEiutl8kh3c uOiG yaSAjWtt39OhH0MuXUsTcS8twLQFl8pMUGgoDC8QtFt 03m7KgL3Qpd8GFWeGfv9PaO70tY9riVQ1eyMdpU?key=tMVgefSUkpDkNmIx6s Ku SL
Đủ các chiêu trò lừa đảo, từ giả vờ yêu đến hội kín Illuminati - AD 4nXdGeLcQ1L 6hHjv10d7LfbJ3glksHO82zsV77EnyMM39KbYfNrM3jj5pgMSH5 32b4ST0Ml WxfirmYekp59ZYPmCas0sh9 hQdRYldWqz oK tM0Nxd7kST t IXXF7oG5oiX KFrxb2NAhv639w?key=tMVgefSUkpDkNmIx6s Ku SL

Một ví dụ về trò lừa đảo xổ số với email trống và tệp PDF đính kèm hướng dẫn về cách nhận giải thưởng

Một số vụ lừa đảo bị phát giác thậm chí còn có nội dung liên quan đến các sự kiện thế giới như đại dịch COVID-19 hoặc khả năng Ả Rập Saudi gia nhập khối BRICS, và tuyên bố người nhận email có quyền được hưởng lợi từ những sự kiện này. Kẻ lừa đảo cũng lợi dụng cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024, với nội dung tuyên bố người nhận email đã may mắn trúng thưởng hàng triệu đô la từ Quỹ Donald J. Trump. 

Trong một số trường hợp khác, để làm cho email trông đáng tin cậy hơn, kẻ gian thậm chí còn đính kèm hình ảnh các tài liệu nhằm xác nhận danh tính giả mạo của chúng. 

Đủ các chiêu trò lừa đảo, từ giả vờ yêu đến hội kín Illuminati - AD 4nXfX8Y8cfTH6RkaM1fyQtu ecmZVh06oWqQEQtDF6OhbYU7MzDTnjOCvRI8iylPSA3feQx4BnEM2xdxKfcJ8C5YTUwcU54C71 mg5oNFyt2izgQfR uxH 3p9 9 73 SBna18zgdNcDJHQKQ3ztmiy8?key=tMVgefSUkpDkNmIx6s Ku SL

Ví dụ về email lừa đảo gây quỹ

Mặc dù hình thức lừa đảo yêu cầu thanh toán trước thường nhắm đến người dùng cá nhân, song các cuộc tấn công tương tự cũng xuất hiện trong lĩnh vực B2B. Tội phạm mạng có thể giả danh nhà đầu tư đang tìm kiếm doanh nghiệp để rót vốn, biến công ty của người nhận email thành mục tiêu. “Mối quan hệ hợp tác” giữa đôi bên sẽ hình thành nếu người dùng phản hồi email.

“Chiêu trò lừa đảo của nhóm người Nigeria đã tồn tại trong nhiều năm và vẫn là một trong những hình thức lừa đảo trực tuyến tinh vi và linh hoạt nhất. Kẻ gian có thể giả danh nhân vật có thật hoặc hư cấu, chẳng hạn như chủ ngân hàng, luật sư, giám đốc doanh nghiệp, thậm chí cả quan chức cấp cao, và dựng lên những câu chuyện phức tạp để thao túng nạn nhân. Không giống như nhiều hình thức tấn công mạng qua email khác dựa vào liên kết độc hại hoặc tệp đính kèm, những vụ lừa đảo do nhóm người Nigeria dẫn đầu chủ yếu khai thác phương thức tấn công phi kỹ thuật (social engineering), duy trì các cuộc trò chuyện kéo dài để tạo dựng lòng tin và sự hợp pháp giả tạo. Khả năng thích nghi, biến hóa khôn lường chính là lý do khiến hình thức lừa đảo này trở nên đặc biệt nguy hiểm. Để tăng độ tin cậy với nạn nhân, kẻ gian không ngừng điều chỉnh chiến thuật, tận dụng các sự kiện toàn cầu, tin tức mới nhất, hay thậm chí cả những bi kịch cá nhân. Trong tương lai, những chiêu trò lừa đảo này sẽ ngày càng tinh vi hơn và có thể trở nên khó phát hiện hơn. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức và cải thiện kỹ năng an toàn số để nhận diện và chống lại những thủ đoạn thao túng này” – bà Anna Lazaricheva, chuyên gia phân tích thư rác tại Kaspersky, nhận định. 

Để bảo vệ bản thân, Kaspersky khuyến nghị: 
– Luôn cảnh giác trước những lời đề nghị hấp dẫn và thận trọng với các email tự xưng được gửi từ cá nhân có tầm ảnh hưởng. Tốt nhất, không nên trả lời những tin nhắn từ các địa chỉ không được xác minh.
– Nếu bắt buộc phải trao đổi với một người lạ, hãy kiểm tra kỹ thông tin trong email trước khi trả lời, đặc biệt chú ý đến các điểm bất thường, lỗi ngữ pháp, hoặc chi tiết không hợp lý. Nếu địa chỉ phản hồi khác với địa chỉ người gửi hoặc xuất hiện một địa chỉ khác trong nội dung email, đó có thể là dấu hiệu của một vụ lừa đảo.
– Nếu email thực sự đến từ một người gửi hợp pháp nhưng nội dung có dấu hiệu bất thường, hãy xác minh lại thông tin qua một kênh liên lạc khác trước khi phản hồi.
– Luôn sử dụng giải pháp bảo mật đáng tin cậy khi lướt web. Dựa trên dữ liệu về mối đe dọa an ninh mạng từ các nguồn quốc tế, các giải pháp này có thể phát hiện và ngăn chặn các chiến dịch spam và lừa đảo hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm
Điện thoại gập 3 cùng loạt sản phẩm đầy ngạc nhiên của Huawei ra mắt

Nhóm Kinh Doanh Tiêu Dùng Huawei vừa giới thiệu loạt sản phẩm mới, gồm tai nghe, thiết bị đeo, máy tính bảng và điện thoại gập tại Sự Kiện Ra Mắt Sản Phẩm Sáng Tạo được tổ chức tại Kuala Lumpur, Malaysia.

“1 Triệu 3 Cam”, giám sát an toàn cùng chương trình ưu đãi dành cho gia đình, quán, cửa hàng

Theo thống kê từ VnEconomy, tại Việt Nam, 50% thiết bị giám sát được sử dụng cho mục đích gia đình, cao hơn rất nhiều so với mức trung bình toàn cầu là 15%. Điều này phản ánh sự quan tâm ngày càng lớn của người dân đối với các giải pháp giám sát thông minh.

Người dùng tức giận khi Apple muốn đưa quảng cáo vào Apple Maps

Theo báo cáo mới nhất từ Mark Gurman của Bloomberg, Apple đang tìm cách gia tăng doanh thu dịch vụ bằng cách tích hợp quảng cáo vào ứng dụng Apple Maps.

Tín dụng tiêu dùng còn nhiều dư địa phát triển

Sau cú sốc 2023 với cầu vốn tiêu dùng giảm, mức tăng trưởng âm, nợ xấu đạt đỉnh thì đến đầu năm 2025, thị trường tài chính tiêu dùng đang bước vào một chu kỳ tăng trưởng mới, được hỗ trợ bởi các dấu hiệu tích cực từ môi trường kinh tế vĩ mô.

Tai nghe chống ồn có thể làm thay đổi não bộ của trẻ nhỏ

Nhiều người đã chuyển sang sử dụng tai nghe chống ồn để tìm kiếm sự yên tĩnh, nhưng các nhà khoa học đã đưa ra lời cảnh báo cho xu hướng này.

Acer Aspire 16 AI, nâng tầm trải nghiệm với sức mạnh AI

Aspire 16 AI, chiếc laptop đầu tiên thuộc dòng sản phẩm Aspire được Acer ra mắt với khả năng xử lý các tác vụ trí tuệ nhân tạo (AI).

iPhone SE 4 sẽ ra mắt vào 19/2 tới?

CEO Apple, Tim Cook, đã xác nhận rằng công ty sẽ ra mắt một sản phẩm mới vào ngày 19/2, điều này làm dấy lên nhiều đồn đoán về những gì sắp diễn ra.

ASUS ra mắt các mẫu laptop AI đầu tiên tại Việt Nam trang bị Intel Core Ultra Series 2 2025

Ngày 14/2, ASUS chính thức ra mắt những chiếc laptop AI đầu tiên tại thị trường Việt Nam trang bị các bộ vi xử lý Intel® Core™ Ultra (Series 2) mới nhất của năm 2025. Thế hệ sản phẩm mới lần này của ASUS tập trung mang đến sự cân bằng giữa hiệu năng mạnh mẽ, khả năng AI và thời lượng pin tối ưu, đáp ứng nhu cầu công việc và giải trí không gián đoạn.

OpenAI công bố lộ trình phát triển mô hình AI mới

CEO Sam Altman của OpenAI đã công bố kế hoạch cho 2 bản phát hành mô hình AI chính tiếp theo của công ty trên mạng xã hội X.

Microsoft cảnh báo tin tặc chèn mã độc bằng kỹ thuật mới

Theo nhóm Threat Intelligence của Microsoft, tội phạm mạng đang khai thác lỗ hổng trong các trang web ASP.NET để thực thi mã độc từ xa.