Dự báo chuyển đổi số, công nghệ mạng tương lai và sức ép phát thải carbon thuần bằng 0

Nằm trong chuỗi dự báo công nghệ 2022 về sự lên ngôi của điện toán lượng tử, cộng tác ảo, các ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp, IoT trong ngành bán lẻ cũng như những thách thức của chuỗi cung ứng, Keysight vừa tiếp tục đưa thêm một số dự báo về xu hướng chuyển đổi số, kết nối 5G/6G và sự phát triển bền vững trong một xã hội hiện đại.

Báo cáo dự báo nhu cầu về băng thông sẽ vô cùng lớn, vì trong thế giới hiện đại, ngày càng có nhiều thiết bị thu phát nội dung đa dạng với hình ảnh độ phân giải cao, video 4K và 8K, hoặc các trải nghiệm tương tác năng động như trò chơi nhiều game thủ, và các dịch vụ y tế từ xa. Do đó, doanh nghiệp cần có những đổi mới sáng tạo mang tính đột phá, giúp giảm đáng kể kích thước, khối lượng, công suất và chi phí (SWaP-C), để có thể đáp ứng kỳ vọng của khách hàng về các thiết bị vô tuyến thế hệ sau.  

Nhu cầu không thể thỏa mãn về băng thông và độ tin cậy đã làm cơ sở hạ tầng vô tuyến trở nên vô cùng phức tạp – cả hệ thống hạ tầng cố định và thiết bị người dùng (UE). Những băng tần vô tuyến mới, định dạng và kỹ thuật điều chế tiên tiến càng làm gia tăng sự phức tạp. Mặc dù vậy, người tiêu dùng sẽ không chấp nhận các thiết bị người dùng UE giá cao hơn hay kích thước lớn hơn. Họ cũng đòi hỏi thiết bị có thời lượng pin dài hơn. Để giảm các chỉ số SWaP-C, cần có cách tiếp cận đa chiều, bao gồm công nghệ đóng gói tiên tiến có khả năng liên kết hàng trăm linh kiện mmWave đồng thời đảm bảo mức tỏa nhiệt thích hợp, cũng như những phương pháp sản xuất vi mạch mang tính đột phá. 

Công nghệ 5G cũng được dự báo sẽ đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong nhiều ngành nghề. Quá trình tăng tốc chuyển đổi số sẽ tiếp tục cho tới cuối thập kỷ này. Vào năm 2022, việc triển khai rộng rãi công nghệ 5G sẽ đẩy nhanh tốc độ thay đổi khi loại bỏ các rào cản về băng thông.Việc chứng nhận thiết bị và triển khai mạng sẽ tiếp tục mở rộng, và  cùng với sự trưởng thành của mạng truy nhập vô tuyến mở (ORAN), các dự án 5G sẽ được triển khai theo quy mô lớn.

Vào năm 2022 thiết bị 5G sẽ xuất hiện khắp mọi nơi, các thiết bị IoT công nghiệp mới với độ trễ và độ tin cậy cao hơn sẽ được chú trọng. Vùng phủ 5G tại khu vực nông thôn sẽ vẫn còn hạn chế, và xe tự lái được 5G hỗ trợ (cấp độ 4) chưa đạt độ chín cần thiết. Các khoản đầu tư hiện tại vào các phiên bản 16, 17 và mới hơn của 3GPP sẽ tập trung vào những tính năng mới như giảm độ trễ, cải thiện độ tin cậy và định vị, tạo ra những phương án sử dụng mới trong các lĩnh vực phương tiện vận chuyển, mạng công nghiệp và tự động hóa nhà xưởng. Công nghệ 5G sẽ đưa trí tuệ tới mọi nơi có nhu cầu, nâng cao hiệu suất cho mọi quy trình nhờ khả năng kiểm soát tốt hơn và giảm lãng phí, từ đó tạo điều kiện đưa điện toán phổ quát sang giai đoạn phát triển mới.  

Đối với công nghệ 6G tương lai, báo cáo cho rằng tới năm 2028, mạng 5G sẽ trở nên phổ biến, hiện thực hóa tầm nhìn khởi điểm của 5G bằng cách tạo ra những ngành nghề mới, vượt xa những gì chúng ta từng coi là “thông tin di động”: chẳng hạn IoT công nghiệp, y tế số, đô thị thông minh và các ứng dụng thực tại mở rộng (XR) mà hiện nay mới trong quá trình hình thành ý tưởng. Năm 2028, các mạng 6G thương mại đầu tiên dự đoán sẽ được khai trương, mở đường cho sự hội tụ giữa thế giới thực, thế giới số và thế giới con người thông qua các ứng dụng, điện toán và thông tin liên lạc. Sự hội tụ này sẽ tạo ra mạng internet của mọi vật (IoE).

Mạng 6G của năm 2028 được hình thành từ những nghiên cứu hiện đang được thực hiện. Năm 2022, các tổ chức học thuật, chính phủ và thị trường sẽ đầu tư nhiều hơn vào những nghiên cứu này. Những nghiên cứu này sẽ định hướng cách thức biến tầm nhìn 6G thành hiện thực. Công nghệ 6G sẽ biến thông tin di động thành một phần không thể tách rời trong công việc và cuộc sống của chúng ta.

Áp dụng các bản sao kỹ thuật số (digital twin) sẽ làm thay đổi mãi mãi cách chúng ta thiết kế, chế tạo và cung cấp sản phẩm. Trong quá trình nỗ lực thúc đẩy chuyển đổi số, các tổ chức sẽ nhận ra những hạn chế của các hệ thống ảo và sẽ tăng cường ứng dụng công nghệ bản sao kỹ thuật số. Chẳng hạn, các nhà sản xuất trong các lĩnh vực mới nổi như phương tiện vận chuyển tự lái không được phép sai sót, và bản sao số có thể giúp họ mô phỏng mọi tổ hợp và liên tục tinh chỉnh thiết kế.

Bản sao số mang tới một phương pháp thiết kế và mô phỏng, hiệu quả hơn, thực dụng hơn và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các cơ quan quản lý nhà nước. Khác với mô hình ảo, bản sao số cập nhật theo thời gian thực, sử dụng dữ liệu về hiệu năng, bảo trì bảo dưỡng và tình trạng sức khỏe từ các hệ thống vật lý, giúp cải thiện quá trình ra quyết định. Để có thể theo kịp quá trình chuyển đổi số, các bản sao số sẽ trở thành một phần quan trọng của thiết kế sản phẩm.

Các công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI), máy học (ML) và đám mây hóa sẽ đóng góp nhiều hơn vào quá trình kiến tạo ra mạng tương lai. Quá trình này bao gồm chuyển đổi mạng lõi và nâng cao khả năng di động cũng như các công nghệ phần mềm mới hỗ trợ viễn thông, bao gồm O-RAN, mạng lõi 5G và di động mmWave.

Trí tuệ nhân tạo sẽ tiếp tục chuyển đổi các hoạt động đo kiểm, phân tích và tự động hóa. Các công nghệ AI/ML sẽ là trung tâm của quá trình tự động hóa, không chỉ để thực hiện các phép đo, mà còn trong cách thức chúng ta dùng dữ liệu làm cơ sở ra quyết định. Việc đưa các thuật toán đến với dữ liệu hiệu quả hơn nhiều so với đưa hàng TB dữ liệu lên đám mây. do đó chúng ta sẽ thấy một số tiến bộ công nghệ giúp kết xuất thông tin từ dữ liệu đang dịch chuyển. 

Khi thế giới số hóa ngày càng trở nên phức tạp, chỉ đo kiểm mã phần mềm là chưa đủ. Vào năm 2022, phần mềm sẽ chưa thể phát hành nếu chỉ có xác nhận tuân thủ mã nguồn. Điều này đặc biệt thích hợp đối với số lượng ngày càng nhiều các hệ thống sử dụng công nghệ “AI”, khi các đáp ứng của hệ thống không phải lúc nào cũng mang tính xác quyết, đòi hỏi “sử dụng AI để đo kiểm AI” Tự động hóa đo kiểm thông minh là yếu tố sống còn để bảo đảm thế giới được kết nối phức tạp của chúng ta vận hành đúng như chúng ta mong muốn.

Phát triển bền vững & ESG (môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp) sẽ là tiêu điểm quan trọng. Để giảm thiểu rủi ro liên quan đến ESG, các tổ chức sẽ ưu tiên sử dụng các chuỗi cung ứng bền vững đảm bảo giảm phát thải các-bon trong quá trình quy hoạch vận chuyển và logistics, ứng dụng nền tảng thống kê cac-bon vào các hệ thống để giám sát dữ liệu phát thải. Tạo ra chuỗi cung ứng tuần hoàn (giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và tái sản xuất) để giảm thiểu lượng rác thải ảnh hưởng đến môi trường và giảm chi phí vật liệu thô. Đảm bảo tính toàn vẹn của chuỗi cung ứng. Các vấn đề đạo đức và tuân thủ ngày càng trở nên quan trọng, xuyên suốt các lĩnh vực từ các thông lệ lao động công bằng và hợp pháp cho tới việc mua sắm có trách nghiệp. Là chuỗi cung ứng hiểu biết về khí hậu. Chuỗi cung ứng sẽ đánh giá ảnh hưởng của thay đổi môi trường lên mức độ sẵn sàng của nguyên vật liệu và xác định những đứt gãy có thể phát sinh trong chuỗi cung ứng. Khả năng đo kiểm và xác minh toàn diện là cần thiết để có thể tạo được các chuỗi cung ứng bền vững, giảm thiểu phát thải các-bon.  

Không chỉ môi trường doanh nghiệp, mà ngay cả các ngôi nhà ở có quá nhiều thiết bị được kết nối thì nỗ lực đảm bảo tính bền vững cũng sẽ bị tác động. Tới năm 2025, xếp hạng năng lượng cho các ngôi nhà sẽ tính đến hệ sinh thái thông minh và đánh giá hiệu suất của các thiết bị được kết nối có trong nhà. Xếp hạng này sẽ trở thành tính năng sống còn phục vụ bán/cho thuê nhà, đặc biệt đối với thế hệ Millennials và Thế hệ Z. Khi mọi thứ đã được số hóa, một mạng lưới phức tạp của các hệ thống, dịch vụ và ứng dụng sẽ xuất hiện, mạng lưới này cần được đo thử tự động một cách nghiêm ngặt, không chỉ để bảo đảm mọi thứ vận hành như mong muốn mà còn để giảm thiểu tác động tới môi trường. 

Ngoài ra, trước sức ép đạt mức phát thải các-bon thuần bằng 0 vào năm 2025 đòi hỏi triển khai một làn sóng công nghệ mới. Mặc dù vậy, những công nghệ này không thể xử lý được lượng các-bon hiện có trong bầu khí quyển. Để tái phục cân bằng, cần có những biện pháp cô lập hay thu hồi các-bon trên quy mô công nghiệp trước khi thập kỷ này kết thúc. 

Trước đó, Keysight đã đưa ra các dự đoán về xu hướng điện toán lượng tử, chuỗi cung ứng và cộng tác ảo và CNTT trong doanh nghiệp, IoT ngành bán lẻ cũng như rủi ro bảo mật của chuỗi cung ứng.

Lazada công bố nghiên cứu báo cáo toàn cảnh TMĐT Việt Nam 2021 và dự báo xu hướng mới

Lazada Việt Nam phối hợp cùng các chuyên gia thực hiện nghiên cứu và vừa công bố phát hành Báo cáo Toàn cảnh ngành Thương mại điện tử (TMĐT) chủ đề “Thương mại điện tử năm 2021: Thích ứng và nhanh chóng vượt trở ngại từ Covid-19”. Báo cáo ghi nhận những thay đổi trong hành vi mua sắm do Covid-19, đồng thời đưa ra dự báo xu hướng thị trường năm 2022.

Nvidia chuẩn bị từ bỏ thương vụ mua lại Arm vì đối mặt quá nhiều khó khăn

Một báo cáo mới từ Bloomberg cho hay, Nvidia đã bắt đầu âm thầm thông báo cho các đối tác rằng họ không có kế hoạch hoàn tất thương vụ mua Arm.

Intel chinh phục các cột mốc quan trọng trong lĩnh vực sản xuất ô tô và đồ hoạ

Intel đã chia sẻ những bước tiến quan trọng trong lĩnh vực sản xuất ô tô qua dự án Mobileye, cũng như lĩnh vực sản xuất card đồ họa khi công bố hơn 50 ưu điểm về thiết kế 50 của dòng card đồ họa Intel Arc.

Google bị kiện vì gây hiểu lầm cho người dùng về dữ liệu vị trí

Một vụ kiện mới chống lại Google đã được đệ trình vào hôm 24/1 bởi bốn tổng chưởng lý, đứng đầu là Bộ trưởng Tư pháp DC (Mỹ)
Karl A. Racine.

Sẽ mở 200 cửa hàng TopZone phủ khắp 63 tỉnh thành trong năm 2022

Ngày 23/1, Thế Giới Di Động chính thức ra mắt TopZone Xã Đàn, phiên bản cửa hàng ủy quyền cao cấp nhất của Apple (APR) đầu tiên tại Việt Nam – tọa lạc tại số 498 đường Xã Đàn, quận Đống Đa, Hà Nội.

Dự báo CNTT trong doanh nghiệp, IoT ngành bán lẻ và rủi ro bảo mật của chuỗi cung ứng

Keysight vừa tiếp tục đưa ra một số dự báo những chuyển biến về đầu tư, ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp, xu hướng IoT và rủi ro bảo mật của chuỗi cung ứng.

Đội Việt Nam đoạt giải cao với dự án Earlie giúp người khiếm thính giao tiếp như người bình thường qua phiên dịch ảo

Ngày 21/1, tại cuộc thi Tech4Good 2021 thuộc chương trình Hạt giống cho Tương lai (Seeds for the Future) của Huawei quy mô toàn cầu, đội Việt Nam VN01 với dự án Earlie – hỗ trợ người khiếm thính trong giao tiếp thông qua phần mềm phiên dịch ảo, đã xuất sắc giành được giải Nhì.

Ra mắt nguồn điện di động thông minh ALENA F300 và P500 cho du lịch và làm việc

ALENA Energy – một thương hiệu chuyên về công nghệ năng lượng mặt trời vừa tung ra thị trường hai sản phẩm nguồn điện di động thông minh ALENA F300 và ALENA P500 sở hữu thiết kế nhỏ gọn, đáp ứng nhu cầu trải nghiệm du lịch hoặc làm việc xuyên suốt của người dùng với giá cả hợp lý.

Viettel ký kết hợp tác nghiên cứu sản xuất trang bị kỹ thuật cho Quân chủng Hải Quân

Ngày 20/1, Quân chủng Hải Quân (QCHQ) và Tập đoàn Viettel đã ký kết Chương trình phối hợp giai đoạn 2022 – 2025.

Huawei đẩy mạnh phát triển thị trường laptop tại Việt Nam trong năm 2022

Cùng với các dòng laptop Matebook D, Matebook E và flagship Matebook X, Huawei Việt Nam sẽ tấn công mạnh hơn vào thị trường laptop Việt Nam trong năm 2022 khi mang đến cho người dùng thêm lựa chọn mới với dòng laptop cao cấp Matebook 14.